Tóm tắt kiến thức ngữ văn 7 kết nối bài 8: Văn bản đọc Bản đồ dẫn đường

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 kết nối bài 8: Văn bản đọc Bản đồ dẫn đường. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Đọc văn bản

- Thể loại: Văn bản nghị luận

- Bố cục: 5 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến bước vào bóng tối: Kể lại về một câu chuyện có tính chất ngụ ngôn

+ Phần 2: Tiếp theo … ngoan cường: Giải thích hình ảnh “tấm bản đồ dẫn đường”

+ Phần 3: Tiếp theo … trong cuộc sống: Vai trò của “tấm bản đồ” đối với đời sống của con người. 

+ Phần 4: Tiếp theo … ý nghĩa cuộc sống là gì: Những khó khăn của “ông” khi tìm kiếm “tấm bản đồ” cho mình

+ Phần 5: Còn lại: Lời khuyên của ông dành cho cháu.

2. Tác giả

- Tên: Đa-ni-en Gốt-li-ép

- Năm sinh: 1946

- Quê quán: Mỹ

- Thể loại: Viết sách

- Tác phẩm tiêu biểu Tiếng nói của xung đột (2001), Những bức thư gửi cháu Sam (2006), Tiếng nói trong gia đình (2007), Học từ trái tim (2008),…

3. Tác phẩm

- Văn bản Bản đồ dẫn đường trích từ cuốn sách Những bức thư gửi cháu Sam (2006)

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Nêu vấn đề của văn bản

- Văn bản được mở đầu bằng cách kể lại một câu chuyện có tính chất ngụ ngôn.

- Câu chuyện hàm chứa ý nghĩa: Điều đó chợt khiến ông nghĩ tới những tấm bản đồ dẫn đường, chúng ta thường tìm liếm câu trả lời nơi sáng sủa, trong khi cái chúng ta cần tìm phải là bước vào bóng tối.

2. Hình ảnh tấm bản đồ dẫn đường

PHIẾU HỌC TẬP ĐÃ CHUẨN BỊ CỦA GV

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tấm bản đồ

Cách nhìn về cuộc đời, con người

- Lí lẽ: Cách nhìn nhận về cuộc đời và con người tất yếu sẽ hình thành ở mỗi chúng ta, được truyền từ bố mẹ, được điều chỉnh theo hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay kinh nghiệm bản thân. Nếu có hai cách nìn cuộc đời và con người không giống nhau (một cách nhìn tin tưởng, lạc quan; một cách nhìn thiếu tin tưởng, bi quan) tất yếu sẽ dẫn đến hai sự lựa chọn khác nhau về đường đời

- Dẫn chứng: Câu chuyện về sự khác nhau trong cách nhìn đời của mẹ “ông” và của bản thân “ông” dẫn đến hai quan điểm sống khác nhau.

Cách nhìn nhận về bản thân

- Lí lẽ: Đoạn văn đặt ra hàng loạt câu hỏi để triển khai ý “nhìn nhận về bản thân”: Tôi có phải là người đáng yêu? Tôi có giàu có, có thông minh? Tôi có quá yếu đuổi và dễ dàng bị người khác làm cho tổn thương? Khi gặp khó khăn, tôi sẽ gục ngã, hay chiến đấu một cách ngoan cường? Người viết lí giải: Từng câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ là từng nét vẽ tạo nên hình dáng tấm bản đồ mà chúng ta mang theo trong tâm trí mình.

- Dẫn chứng: Câu chuyện về chính cuộc đời ông: Sau vụ tai nạn, ông đã có thay đổi đáng kể để từ đó hiểu mình là ai, ý nghĩa cuộc sống là gì.

3. Vai trò của tấm bản đồ dẫn đường đối với đường đời của con người

- Quyết định cách nhìn của chúng ta với cuộc sống, với mọi người và với chính bản thân mình.

- Quyết định đối với những thành bại của chúng ta trong cuộc sống. 

4. Những khó khăn của “ông” khi tìm kiếm “tấm bản đồ” cho mình

- Mối liên hệ giữa câu chuyện và vấn đề đưa ra để bản bạc chính là câu trong VB: Sam, ông chợt nhớ lại câu chuyện ... trong khi cái chúng ta cần là phải bước vào bóng tối.

- Qua lời kể, “ông” tiết lộ rằng, từ nhỏ, cái nhìn về cuộc đời và con người của “ông” hoàn toàn trái ngược với cách nhìn của mẹ “ông” (và cả bố “ông” nữa):

+ “Ông” thì yêu mến và tin tưởng mọi người xung quanh, thấy cuộc đời là chốn an toàn

+ Mẹ “ông” lại thấy cuộc đời là nơi đầy hiểm nguy, cần luôn đề phòng, cảnh giác.

=> “Ông” mất tự tin với quan điểm của mình và trở nên vô cùng khó khăn trong việc xác định tấm bản đồ riêng cho mình.

5. Kết luận vấn đề của văn bản

- Trong lời khuyên, “ông” muốn “cháu” thực hiện hai điều: thứ nhất, phải tìm kiếm bản đồ cho chính mình; thứ hai, tấm bản đồ đó “cháu” phải tự vẽ bằng chính kinh nghiệm của mình.

- Việc làm của “cháu” sẽ giúp “cháu” biết tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chính cuộc đời mình.

- Không chỉ Sam, mà các bạn trẻ đều cần tìm kiếm cho mình tấm bản đồ, bởi vì, trên đời, mỗi người có một hành trình riêng. 

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung – ý nghĩa

- Văn bản là một bức thứ giúp ta biết cách nhận ra sự tri ân và ý nghĩa của cuộc đời trong bất kỳ hoàn cảnh nào, khuyến khích chúng ta tìm tòi, yêu thích và làm sống cái tôi trự trọng sâu thẳm trong lòng mình.

2. Nghệ thuật

- Mở đầu bằng câu chuyện mang tính ngụ ngôn nhằm dẫn dắt người đọc nhẹ nhàng vào vấn đề chính

- Lời văn đơn giản, ngắn gọn, nhưng mang tính uyên thâm

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 7 KNTT bài 8 Văn bản đọc Bản đồ dẫn đường, kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 kết nối bài 8: Văn bản đọc Bản đồ dẫn đường, Ôn tập văn 7 kết nối bài Văn bản đọc Bản đồ dẫn đường

Bình luận

Giải bài tập những môn khác