Đáp án Ngữ văn 7 kết nối bài 2 Gặp lá cơm nếp

Đáp án bài 2 Gặp lá cơm nếp. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 7 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

VĂN BẢN. GẶP LÁ CƠM NẾP

TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Xác định bài thơ thuộc thể năm chữ trong số những bài thơ sau đây: Chuyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ), Chuyện cố tích về loài người (Xuân Quỳnh), Mây và sóng (R. Ta-go), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh), Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông).

Đáp án chuẩn:

- Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh)

- Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh)

Câu 2: Xôi là một món ăn quen thuộc của người Việt. Chia sẻ cảm nhận của em về hương vị của món ăn đó.

Đáp án chuẩn:

Xôi là món ăn quen thuộc của người Việt, làm từ gạo nếp nên rất dẻo và mềm. Em thích xôi thêm nước cốt dừa vì thơm và béo. Xôi lạc bùi, xôi gấc màu đỏ đẹp và ngon.

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Số tiếng trong một dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và chia khổ của bài thơ Gặp lá cơm nếp có gì khác với bài thơ Đồng dao mùa xuân?

Đáp án chuẩn:

- Số tiếng trong một dòng: 5 (khác với Đồng dao mùa xuân: 4).

- Cách gieo vần: vần lưng.

- Ngắt nhịp: 2/3, 3/2 (khác với Đồng dao mùa xuân: 2/2).

- Cách chia khổ: dựa vào nội dung (so với bài thơ Đồng dao mùa xuân - khổ đầu có ít dòng thơ hơn các khổ sau thì bài thơ Gặp lá cơm nếp lại ngược lại).

Câu 2: Hãy nêu nhận xét về hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình. Trong kí ức của người con, hình ảnh mẹ hiện lên như thế nào?

Đáp án chuẩn:

- Hoàn cảnh gợi nhắc người con nhớ mẹ khi xa nhà nhiều năm, nhất là vào buổi chiều tà, thời điểm người ta dễ nhớ nhà và cảm thấy đói.

- Trong kí ức, hình ảnh mẹ hiện lên qua những sinh hoạt giản dị: nhặt lá đun bếp, thổi cơm nếp.

Câu 3: Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi "gặp lá cơm nếp"?

Đáp án chuẩn:

- Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện nỗi nhớ quê hương, mẹ già, và đất nước một cách da diết với các từ ngữ như "ôi", "làm sao quên được", "nỗi nhớ thương".

- Cảm xúc đó càng mạnh mẽ khi người con gặp lá cơm nếp, gợi nhớ đến bát xôi mùa gặt, hình ảnh mẹ nhặt lá đun bếp, và không gian làng quê Việt Nam bình dị.

Câu 4: Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người con trong bài thơ?

Đáp án chuẩn:

Người con trong bài thơ là một lính Trường Sơn đang hành quân. Khi xa nhà lâu, anh nhớ về những kỷ niệm quen thuộc, gần gũi với mẹ và quê hương. Tâm tư và nỗi nhớ của anh phản ánh sâu sắc cảm xúc của một thi nhân.

Câu 5: Theo em, thể thơ năm chữ có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ?

Đáp án chuẩn:

Thể thơ năm chữ đã góp phần thể hiện cảm xúc của nhà thơ trọn vẹn, thành công.  

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Câu 1: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nghĩ về tình yêu của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.

Gợi ý:

Sau khi đọc bài thơ "Gặp lá cơm nếp" của Thanh Thảo, ta thấy rõ tình yêu sâu sắc của người con đối với mẹ qua nỗi nhớ và tiếng kêu "ôi mùi vị quê hương". Những hình ảnh giản dị của mẹ như "nhặt lá đun bếp", "thổi cơm nếp" gợi nhớ về thời chưa xa nhà, làm người con thêm nhớ thương. Mẹ và đất nước hòa quyện trong nỗi nhớ, trở thành điều thiêng liêng nhất.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác