Tóm tắt kiến thức ngữ văn 7 kết nối bài 6: Văn bản đọc Đèo cày giữa đường

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 kết nối bài 6: Văn bản đọc Đèo cày giữa đường. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Đọc – kể tóm tắt

- Thể loại: Truyện ngụ ngôn 

- Bố cục: 4 phần

+ Phần 1: Từ đầu … đẽo cày mà bán: Gia cảnh người thợ mộc ngày trước

+ Phần 2: Tiếp … thường bày ra bán: Hành động của người thợ mộc khi nhận được lời khuyên của mọi người.

+ Phần 3: Tiếp … đới nhà ma sạch: Gia cảnh người thợ mộc ngày nay.

+ Phần 4: Còn lại: Bài học người thơ mộc rút ra và ý nghĩa của câu thành ngữ Đẽo cày giữa đường. 

2. Tác giả

- Tên: Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc

- Năm sinh – năm mất: 1890 - 1942

- Quê quán: Hải Dương

- Thể loại sáng tác: truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, tục ngữ. Ngoài ra ông còn biên soạn sách, viết báo,...

- Tác phẩm tiêu biểu Truyện cổ nước Nam (1934), Tục ngữ phong dao (1928), Đào nương ca (1932), Câu đối (1931),…

3. Tác phẩm 

- Trích Truyện cổ nước Nam, tập I, Thăng Long, 1958, tr. 101-102.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Gia cảnh của người thợ mộc ngày trước

- Ngày xưa, người thợ mộc mua gỗ về để làm nghề đẽo cày mà bán  nghề kiếm sống bình thường của người nông dân Việt Nam ngày xưa.

- Anh bỏ ra ba trăm quan để mua gỗ  đầu tư và bỏ ra một số tiến rất lớn. 

- Cửa hàng mở bên đường  vị trí thuận lợi để buôn bán. 

- Ai qua đó cũng ghé vào coi  kinh doanh, buôn bán thuận lợi, đông khách 

2. Hành động của người thợ mộc khi nhận lời khuyên của mọi người

- Người thợ mộc đã nhận được ba lần lời khuyên của mọi người đi qua đường. 

- Người thợ mộc luôn nghe theo lời của bất cứ ai đi ngang qua góp ý.

- Người thợ mộc có 3 lần phản ứng trong câu chuyện: hai lần “cho là phải” rồi đẽo cày theo kích cỡ mới, và một lần “liền đẽo ngay” mà không suy nghĩ, tìm hiểu, cân nhắc.

- Mức độ “dại” của người thợ mộc được thể hiện qua các từ ngữ: 

+ Lần 1 cho là phải – đẽo

+ Lần 2 cho là phải – lại đẽo

+ Lần 3 liền đẽo ngay.

BẢNG PHẢN HỒI KẾT QUẢ THẢO LUẬN

 

Lời khuyên của mọi người

Hành động của người thợ mộc

Lần thứ nhất

Phải đẽo cày cho xao, cho to, thì mới dễ gãy

Anh ta cho là phải, đẽo cày vừa to, vừa cao

Lần thứ hai

Có đẽo nhỏ hơn, thấp hơn thì mới dễ cày

Anh ta cho là phải, đẽo cày vừa nhỏ, vừa thấp

Lần thứ ba

Nay ở trên ngàn, hiện có người đang phá hoang… mà rỗi lại vô vàn

Anh liền đẽo ngay một lúc bao nhiêu cày to gấp năm, gấp bảy thứ thường bày ra bán.

3. Gia cảnh của người thợ mộc ngày nay

- Chẳng thấy ai đến mua cho một cái nào

- Chẳng thấy ai nói voi đi cày ruộng.

 Không một ai còn đến mua ủng hộ anh thợ mộc như ngày trước

- Có bao nhiêu gỗ hỏng bỏ hết

- Bao nhiêu vốn liếng đi đời nhà ma sạch.

Tất cả nhưng công sức và của cải làm ra bao lâu nay đều đã tiêu tan, đẩy người thợ mộc vào tình cảnh đi đời nhà ma sạch (mất hết tất cả, hàm ý chế giễu, mỉa mai).

 Người thợ mộc không bán được cày vì anh ta đẽo cày to gấp năm, gấp bảy như thường bày ra bán cho người đi cày bằng voi, nhưng trước nay chưa có ai cho voi đi cày bao giờ cả.

4. Bài học người thợ mộc rút ra và bài học gửi tới người đọc

4.1. Bài học người thợ mộc rút ra

- Người thợ mộc đã tự hiểu ra sai lầm, biết rằng “dễ nghe người là dại” è không có sự suy xét, đánh giá đúng/sai, không tìm hiểu thực tế mà chỉ nghe và tin một cách mù quáng.

- Hậu quả nhận lại khiến anh phải thốt lên “quá muộn rồi, không sao chữa được nữa” è sự hối hận, tiếc nuối quá muộn màng.

4.2. Bài học gửi tới người đọc

- Phê phán những người hay để tai nghe làm theo thiên hạ đến nỗi mất cả cơ nghiệp sự ra đời của thành ngữ “Đẽo cày giữa đường”

- Nhắc nhở mỗi người cần có chính kiến riêng của mình, không nên quá tin vào lời người khác nói.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung – ý nghĩa

- Câu chuyện viết về sự tin người một cách mù quáng của người thợ mộc dẫn đến hậu quả là anh mất hết tất cả mọi thứ. 

- Thông qua câu chuyện đó, ông cha ta muốn khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định bền gan bền trí để đạt được mục tiêu của chính mình, không được dao động. 

- Phải lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, suy nghĩ đúng đắn.

2. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ giản dị, gần gũi

- Lời kể chuyện hấp dẫn

- Giọng điệu mỉa mai, châm chọc

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 7 KNTT bài 6 Văn bản đọc Đèo cày giữa đường, kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 kết nối bài 6: Văn bản đọc Đèo cày giữa đường, Ôn tập văn 7 kết nối bài Văn bản đọc Đèo cày giữa đường

Bình luận

Giải bài tập những môn khác