Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 7 Kết nối tri thức bài 6 Văn bản đọc Đèo cày giữa đường (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7 bài Đèo cày giữa đường phần 2- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Truyện ngụ ngôn là:

  • A. Hình thức tự sự cỡ nhỏ, trình bày những bài học đạo lí và kinh nghiệm sông, thường sử dụng lối diễn đạt ám chỉ, ngụ ý, bóng gió.
  • B. Một khái niệm không được định nghĩa rõ ràng. 
  • C. Truyện văn xuôi có số lượng trang lớn, miêu tả một chuỗi sự kiện hoặc nhân vật phát triển phức tạp trong một không gian và thời gian tương đối lớn.
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 2: Đặc điểm của truyện ngụ ngôn là gì?

  • A. Thường ngắn gọn, được viết bằng thơ hoặc văn xuôi.
  • B. Nhân vật ngụ ngôn có thể là con người hoặc con vật được nhân hóa.
  • C. Thường nêu lên những tư tưởng, đạo lí hay bài học cuộc sống bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh, có thể pha yếu tố hài hước.
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 3: Tục ngữ thuộc sáng tác ngôn từ gì?

  • A. dân gian
  • B. truyền thống
  • C. hiện đại
  • D. tấc cả những ý trên đều đúng

Câu 4: Truyện cười là gì?

  • A. Truyện cười là truyện kể về những thói hư tật xấu đáng cười trong xã hội
  • B. Kể về những thói hư tật xấu trong cuộc sống nhằm tạo tiếng cười mua vui, hoặc tạo ra lời khuyên răn, bài học
  • C. Kể về thói hư, tật xấu cười cho thỏa thích
  • D. Đả kích những chuyện đáng cười

Câu 5: Truyện ngụ ngôn là truyện nêu kinh nghiệm sống, đưa ra triết lí đạo đức, quan niệm ứng xử, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 6: Người thợ mộc được góp ý những gì? 

  • A. Đẽo cho cao, to thì mới dễ cày
  • B. Đẽo nhỏ, thấp hơn mới dễ cày
  • C. Đẽo to gấp đôi gấp ba để cày voi
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 7: Trong "Đẽo cày giữa đường", vì sao người thợ mộc lại phải chịu hậu quả: “Vốn liếng đi đời nhà ma."?

  • A. Lắng nghe và tập trung làm việc tiếp
  • B. Nghe theo những lời góp ý của người đi dường mà không xem xét tình hình thực tế.
  • C. Học hỏi và lựa chọn góp ý đúng để làm
  • D. Vì nghèo sẵn rồi

Câu 8: Truyện Đẽo cày giữa đường thuộc thể loại nào?

  • A. Truyện ngụ ngôn.
  • B. Truyện cười.
  • C. Truyện cổ tích.
  • D. Truyện truyền thuyết.

Câu 9: Trong "Đẽo cày giữa đường", người thợ đã xử lí ra sao khi nghe ý kiến đóng góp của người khác?

  • A. Nhanh chóng làm theo lời khuyên của người khác
  • B. Lắng nghe và mặc kệ không quan tâm
  • C. Học hỏi và lựa chọn góp ý đúng để làm
  • D. Ghi lại sau này xem

Câu 10: Có thể rút ra những bài học nào từ  "Đẽo cày giữa đường"?

  • A. Phê phán người không có chính kiến của mình
  • B. Cần lắng nghe ý kiến và có chọn lọc xem ý kiến nào phù hợp với bản thân
  • C. Đừng tin vào những gì bạn nghe mà hãy tin vào những gì bạn trải nghiệm
  • D. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 11: Đọc truyện “Ếch ngồi đáy giếng”. Biển được rùa miêu tả lớn như thế nào?

  • A. Biển rộng mênh mông, ngàn dặm cũng chưa nói hết được độ rộng.
  • B. Biển sâu thẳm, ngằn nhẫn cũng chưa thể nói hết được chiều sâu.
  • C. Lượng nước của biển nhiều đến nỗi chín năm lụt không đủ làm mực nước ở biển tăng lên, bảy năm hạn hán không làm mực nước của biển cạn bớt.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12: Những điều gì làm cho con ếch trong truyện “Ếch ngồi đáy giếng” cảm thấy sung sướng?

  • A. Có cuộc sống tự do tự tại.
  • B. Thấy những con vật khác không bằng mình.
  • C. Tự hào với địa vị “chúa tể” của mình ở trong giếng.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 13: Đọc truyện “Con mối và con kiến”. Quan niệm sống của mối dựa trên những lời thoại của chúng là gì?

  • A. Mối có tầm nhìn thiển cận, chỉ biết chuyện trước mắt mà không biết rằng tai hoạ sẽ ập đến trong tương lai không xa.
  • B. Mối chịu khó lao động, kiếm ăn chỉ có điều trong mắt người khác điều đó là không đúng.
  • C. Thích lao động, không sợ vất vả; Thích hưởng thụ và chỉ nghĩ đến bản thân.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Đọc truyện “Con mối và con kiến”. Quan niệm sống của kiến dựa trên những lời thoại của chúng là gì?

  • A. Không ngại vất vả, chăm chỉ lao động; biết lo xa biết sống có trách nhiệm với cộng đồng, sống vì mọi người.
  • B. Kiến nhìn xa trông rộng; thông hiểu quá khứ, nhìn thấu hiện tại và đầy triển vọng trong tương lai.
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai

Câu 15: Đọc truyện “Đẽo cày giữa đường”. Vì sao những lời góp ý của người qua đường không giúp người thợ mộc bán được cày?

  • A. Họ chỉ là những người qua đường, không phải người thực sự có nhu cầu mua cày. Có thể họ chỉ góp ý cho vui, chứ hoàn toàn không có hiểu biết về điều mình góp ý hoặc không có thiện chí giúp anh thợ mộc.
  • B. Thông tin người qua đường cung cấp không được người thợ mộc kiểm chứng, suy xét thấu đáo nên việc đẽo cày theo những ý kiến như vậy là hoàn toàn viển vông, phi thực tế.
  • C. Vì những lời góp ý đó đều đến từ những người ghen ghét anh thợ mộc. Họ muốn dìm chết anh thợ mộc.
  • D. Cả A và B.

Câu 16: Đọc truyện “Ếch ngồi đáy giếng”. Sự so sánh với những con vật sống gần mình đã ảnh hưởng đến nhận thức của ếch như thế nào?

  • A. Ếch luôn tôn trọng, bênh vực kẻ yếu.
  • B. Ếch hoàn toàn cảm thấy tự tin và cho rằng không ai bằng mình.
  • C. Ếch luôn quan niệm “Người mạnh hơn là những người phải giúp được cho người khác cùng mạnh hơn”.
  • D. Cả A và C.

Câu 17: Đọc truyện “Đẽo cày giữa đường”. Ta có thể đánh giá thế nào về người thợ mộc qua việc anh ta nghe theo các lời khuyên rồi thay đổi cách thức đẽo cày của mình?

  • A. Người thợ mộc không có suy xét, đánh giá đúng/sai, không tìm hiểu thực tế mà chỉ nghe và tin một cách mù quáng.
  • B. Người thợ mộc có hiểu biết, cập nhật được xu thế của thời đại, không bị lạc hậu và bỏ lại phía sau.
  • C. Người thợ mộc chưa được bố của anh ta truyền nghề hoàn toàn nên chỉ biết đẽo cầy chứ chưa biết làm ăn.
  • D. Cả A và C.

Câu 18: Ý nghĩa chính của thành ngữ đẽo cày giữa đường là gì?

  • A. Nên nghe theo người khác
  • B. Lắng nghe và học hỏi trước góp ý người khác
  • C. phê phán những người không có chính kiến của mình, tin người và không tập trung.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 19: Đọc truyện “Đẽo cày giữa đường”. Tại sao ba trăm quan tiền là một số tiền lớn đối với người thợ mộc?

  • A. Bởi anh ta mới chỉ kiếm được đúng ba trăm quan tiền từ khi mở cửa hàng đến khi không còn ai mua hàng.
  • B. Bởi vì đó là số tiền anh phải bỏ ra để mở cửa hàng.
  • C. Bởi đó chính là toàn bộ vốn liếng, tài sản của anh ta. Khi số tiền này mất đi thì chính là một tổn thất to lớn, “bao nhiêu vốn liếng đi đời nhà ma sạch”.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 20: Những đối tượng nào có thể trở thành nhân vật trong truyện ngụ ngôn

  • A. Con người
  • B. Con vật
  • C. Đồ vật
  • D. Cả ba đối tượng trên

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác