Giải VBT Ngữ văn 9 Cánh diều bài 1: Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà)
Giải chi tiết VBT Ngữ văn 9 cánh diều bài 1: Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà). Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
BÀI 1: THƠ VÀ THƠ SONG THẤT LỤC BÁT
BÀI TẬP ĐỌC HIỂU: SÔNG NÚI NƯỚC NAM
Bài 1: (Câu hỏi 1, SGK) Qua các tài liệu đã tìm hiểu, hãy trình bày hoàn cảnh xuất hiện bài Sông núi nước Nam và cho biết: Vì sao bài thơ được gọi là Thơ thẩn?
Soạn chi tiết:
- Hoàn cảnh xuất hiện bài Sông núi nước Nam: Bài thơ Sông mùi nước Nam được ghi chép trong các sách như Lĩnh Nam chích quái (Lựa chọn những chuyện quái lạ ở Lĩnh Nam, cuối thế kỉ XIV), Việt điện u linh tập (Tập truyện về cõi u linh của đất Việt, 1329) và Đại Việt sử kí toàn thư, kể lại chuyện Lê Hoàn năm 981 và Lý Thường Kiệt năm 1076 đã sử dụng bài thơ trong các cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược trên phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu ngày nay) để khích lệ các tướng sĩ một lòng đánh giặc và cảnh báo sự thất bại của kẻ thù xâm lược. Bài thơ vốn không có nhan đề và chưa rõ tác giả là ai. Sau này, một số sách ghi tên tác giả là Lý Thường Kiệt và đặt tên là Nam quốc sơn hà.
- Bài thơ được gọi là Thơ thần do truyền thuyết kể lại chuyện Lê Hoàn và Lý Thường Kiệt cho người nấp vào đền thờ hai vị anh hùng chống ngoại xâm, đồng thời là hai vị thần sông Như Nguyệt là Trương Hồng và Trương Hát để giả giọng thần đọc bài thơ Nam quốc sơn hà. Các nhà nghiên cứu cho rằng: Thời trung đại, niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo còn rất mạnh, nên có thể tác giả bài thơ đã giấu tên để bài thơ khi được đọc trong đền thờ các vị thần sẽ trở nên linh thiêng, có tác dụng cổ vũ lớn và cảnh báo mạnh mẽ hơn. Bài thơ được đọc hùng hồn giữa đêm vắng, âm vang trên dòng sông lịch sử linh thiêng đã khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ Đại Việt, khiến quân thù run sợ mà tan rã. Trong các đền thờ Trương Hồng, Trương Hát trên sông Cầu đều có thần tích ghi lại bài thơ này. Tác phẩm Nam quốc sơn hà trở nên linh thiêng và được coi như bài thơ của thần linh đất Việt hiền hiện cùng con cháu đánh giặc, giữ nước.
Bài 2: Bài Sông mùi nước Nam được viết theo thể loại nào?
A. Thơ Nôm Đường luật tứ tuyệt
B. Thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn
C. Thơ Đường luật tứ tuyệt viết bằng chữ Hán
D. Thơ Đường luật thất ngôn bát cú viết bằng chữ Hán
Soạn chi tiết:
C. Thơ Đường luật tứ tuyệt viết bằng chữ Hán
Bài 3: (Câu hỏi 3, SGK) Hai dòng thơ đầu khẳng định điều gì? Các từ ngữ “Nam quốc”, “Nam để”, “tiệt nhiên”, “định phận”, “thiên thư" đóng vai trò như thể nào trong việc khẳng định điều đó?
Soạn chi tiết:
- Chủ quyền quốc gia đã được khẳng định qua hai dòng thơ đầu bài Sông núi nước Nam:
+ Khẳng định sông núi nước Nam là do hoàng đế nước Nam làm chủ: “Nam quốc”, “Nam đế”.
+ Điều đó đã được ghi chép trên sách trời: “tiệt nhiên”, “định phận", "thiên thư".
+ Lãnh thổ nước Nam đã có chủ và là một quốc gia độc lập, không phụ thuộc vào bất cứ quốc gia nào khác.
+ Quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm đó đã được trời đất quy định, chứng giảm (người xưa quan niệm ông trời có quyền quyết định và quy định mọi việc ở trần gian và lãnh thổ của các quốc gia).
Vai trò của các từ ngữ:
"Nam quốc", "Nam đế": Khẳng định chủ thể sở hữu: "nước Nam", "vua Nam".
"Rành rành": Nhấn mạnh sự rõ ràng, không thể nghi ngờ.
"Định phận": Xác định, khẳng định chủ quyền.
"Thiên thư": Biểu tượng cho mệnh trời, luật trời, thể hiện tính thiêng liêng, chính nghĩa của chủ quyền.
Bài 4: Tìm những từ ngữ ở hai dòng thơ cuối thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập và niềm tin tất thắng của nhân dân ta.
Soạn chi tiết:
Những từ ngữ ở hai dòng thơ cuối thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập và niềm tin tất thắng của nhân dân ta
- Tác giả bài thơ sử dụng từ “nghịch lỗ" (kẻ ngạo ngược) để chỉ quân xâm lược.
“Ngạo ngược" ở đây là dám chống lại thiên mệnh (điều đã được trời quy định), dám xâm phạm một quốc gia có chủ quyền.
Dùng từ để hỏi “Như hà" (cở sao) để truy xét tội của kẻ xâm lược.
“Lai xâm phạm”: dám xâm phạm vào đất nước đã có chủ, đã được trời đất bảo trợ.
Ở dòng thơ cuối, tác giả tiếp tục sử dụng những từ ngữ thể hiện sự cứng rắn và quyết tâm của cả dân tộc Việt Nam trước kẻ thù xâm lược:
+ Gọi quân xâm lược là “nhữ đăng” (chúng bay) một cách khinh bỉ.
+ “Hành khan thủ bại hư: hãy chờ xem nhất định (chúng bay) sẽ chuốc lấy sự bại vong.
Những lời lẽ đó thể hiện sức mạnh tinh thần và niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của toàn dân tộc.
Bài 5: (Câu hỏi 5, SGK) Theo em, hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối có mối liên hệ như thế nào? Vì sao bài thơ được coi là "bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên" của nước ta?
Soạn chi tiết:
- Mối liên hệ:
Về mặt ý nghĩa: Hai cặp câu thơ thể hiện hai mặt của cùng một vấn đề: khẳng định chủ quyền và bảo vệ độc lập.
Về mặt nghệ thuật:
Sự đối lập:
Hai dòng đầu: khẳng định chủ quyền một cách ôn hòa, trang trọng.
Hai dòng cuối: thể hiện thái độ kiên quyết, mạnh mẽ, lời lẽ cộc lốc.
Sự tăng tiến:
Hai dòng đầu: khẳng định chủ quyền về mặt pháp lý.
Hai dòng cuối: khẳng định chủ quyền bằng hành động, thể hiện quyết tâm bảo vệ.
Sự kết nối chặt chẽ: Hai phần tạo nên một chỉnh thể hoàn chỉnh, thể hiện đầy đủ ý chí và bản lĩnh của dân tộc ta trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm.
=> Mối liên hệ giữa hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối của bài Nam quốc sơn hà thể hiện ở sự thống nhất về ý nghĩa và nghệ thuật. Qua đó, bài thơ đã khẳng định một cách mạnh mẽ chủ quyền lãnh thổ và tinh thần độc lập, tự chủ của dân tộc ta.
- Có thể coi bài Sông múi nước Nam là “bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên" của nước ta bởi bài thơ hội tụ những lí lẽ khách quan khẳng định quyền độc lập dân tộc, quyền tự chủ, toàn vẹn lãnh thổ và ý chỉ của cả một dân tộc quyết tâm bảo vệ những điều thiêng liêng, bất khả xâm phạm đó
Bài 6: Em ấn tượng nhất với một hoặc hai dòng thơ nào? Vì sao?
Soạn chi tiết:
Em ấn tượng nhất với hai câu thơ cuối:
“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Bởi vì hai câu thơ là lời quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc. Kết cấu câu hỏi nhằm mục đích khẳng định nền độc lập dân tộc, khẳng định niềm tin chiến thắng của dân tộc ta. Tác giả chỉ rõ, những kẻ xâm lược là trái đạo trời, đạo làm người- “nghịch lỗ”, cảnh cáo bọn giặc dã tất sẽ thất bại không chỉ vì trái đạo trời mà còn vì dân tộc ta sẽ quyết tâm đánh đuổi, bảo vệ chủ quyền đất nước đến cùng.
Thêm kiến thức môn học
Giải VBT Ngữ văn 9 cánh diều , Giải VBT Ngữ văn 9 CD, Giải VBT Ngữ văn 9 bài 1: Sông núi nước Nam (Nam quốc
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận