Giải VBT Ngữ văn 9 Cánh diều bài 2: Phân tích một đoạn trích tác phẩm văn học
Giải chi tiết VBT Ngữ văn 9 cánh diều bài 2: Phân tích một đoạn trích tác phẩm văn học. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
BÀI 2: TRUYỆN THƠ NÔM
BÀI TẬP VIẾT
Bài 1: Yêu cầu kĩ năng phân tích tác phẩm văn học ở Bài 2 có gì khác so với yêu cầu viết phân tích ở Bài 1? Để viết được bài văn theo yêu cầu này, cần chú ý những gì?
Soạn chi tiết:
- Cũng là kĩ năng phân tích tác phẩm văn học nhưng ở Bài 1, đối tượng phân tích là một tác phẩm trọn vẹn (bài thơ) còn ở Bài 2 là phân tích một đoạn trích từ một tác phẩm dài. Phân tích một đoạn trích có nhiều điểm giống phân tích một tác phẩm trọn vẹn, nhưng cũng có những yêu cầu khác nên HS cần luyện tập cả hai.
- Để viết bài văn phân tích đoạn trích từ một tác phẩm lớn (ở đây là truyện thơ Nôm: Truyện Kiều hoặc Truyện Lục Vân Tiên), các em cần chú ý:
+ Đọc kĩ đoạn trích, chú ý đặc điểm thể loại truyện thơ Nôm đã học và xác định rõ vị trí đoạn trích trong tác phẩm.
+ Xác định nội dung và các yếu tố hình thức nổi bật của đoạn trích. Chỉ ra mối quan hệ giữa hình thức và nội dung, từ đó, làm rõ giá trị của các yếu tố hình thức
trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm.
+ Xác định luận đề và các luận điểm trong bài viết, lựa chọn bằng chứng từ đoạn trích cho mỗi luận điểm.
+ Suy nghĩ, nhận xét về ý nghĩa và sự tác động của văn bản đối với người đọc cũng như bản thân em.
Bài 2: Phát triển các ý đã nêu trong mục b) Tìm ý và lập dàn ý (SGK, trang 46) của bài tập “Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)" bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Nội dung chính của đoạn trích là gì?
- Nghệ thuật của đoạn trích có gì đặc sắc?
- Các yếu tố hình thức nghệ thuật ấy đã làm nổi bật nội dung của đoạn trích như thế nào?
- Qua đoạn trích, Nguyễn Du đã thể hiện được tấm lòng (chữ tâm) và tài năng (chữ tài) như thế nào?
Soạn chi tiết:
- Nội dung chính của đoạn trích tập trung tái hiện diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều khi bị giam cầm ở lầu Ngưng Bích.
- Đoạn trích thể hiện rất rõ bút pháp tả cảnh ngụ tình đúng như Nguyễn Du từng viết: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu / Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.”. Tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,... miêu tả bức tranh ngoại cảnh nhằm diễn tả diễn biến tâm trạng (nội tâm) của Thuý Kiều.
- Các yếu tổ hình thức nghệ thuật nêu trên đã góp phần khắc hoạ diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều từ buồn bã, nhớ nhung đến lo lắng, sợ hãi.... theo bút pháp tả cảnh ngụ tình đã nêu.
- Qua đoạn trích, Nguyễn Du đã thể hiện được tấm lòng (chữ tâm) và tài năng (chữ tài):
+ Thể hiện sự thấu hiểu tâm trạng Thuý Kiều trong tình huống bi kịch; thông cảm sâu sắc với con người trong hoàn cảnh khó khăn, bi đát.... (chữ tâm).
+ Sử dụng xuất sắc nghệ thuật miêu tả nội tâm với nhiều từ ngữ, hình ảnh ước lệ, tượng trưng, các biện pháp tu từ... để thể hiện rất hiệu quả diễn biến tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều (chữ tài).
Bài 3: Viết kết bài cho đề văn: Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).
Soạn chi tiết:
Chỉ bằng vài vần thơ, đoạn trích đã khẳng định sự kì tài của Nguyễn Du trong việc miêu tả nội tâm nhân vật bằng bút pháp “tả cảnh ngụ tình” đặc sắc. Đồng thời ta cũng thấy được tấm lòng nhân đạo, niềm cảm thương sâu sắc mà Nguyễn Du dành cho người con gái hồng nhan bạc mệnh. Khép lại đoạn thơ nhưng hình ảnh, âm thanh của nó vẫn sẽ còn lưu lại mãi trong tâm trí người đọc. Và ta tự hỏi liệu xã hội ngày nay có người con gái nào bất hạnh như Kiều?
Bài 4: Hãy viết đoạn văn phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).
Soạn chi tiết:
Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) là một bức tranh tâm trạng đầy bi thương của Thúy Kiều trước cảnh ngộ éo le, đầy cay đắng. Để thể hiện tâm trạng ấy, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình một cách tài tình, tinh tế, tạo nên những hiệu quả nghệ thuật vô cùng to lớn. Điển hình như ở đoạn thơ sau:
“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”
Từ "khóa xuân" trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" (Truyện Kiều của Nguyễn Du) không chỉ đơn giản là nói về việc giam lỏng thể xác của Thúy Kiều mà còn mang ý nghĩa sâu xa hơn, thể hiện sự mỉa mai chua xót cho số phận bi kịch của người phụ nữ tài sắc vẹn toàn trong xã hội phong kiến. Bị ép buộc bán mình chuộc cha, Kiều phải lưu lạc tha hương, mang theo nỗi buồn tủi, cô đơn đến tột cùng. Lầu Ngưng Bích, nơi được mệnh danh là "cảnh đẹp thơ mộng", "vẻ non xa tấm trăng gần", "cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia" lại trở thành "nhà tù" giam hãm tuổi xuân rực rỡ của nàng. Tuy nhiên, qua con mắt của Kiều, cảnh đẹp ấy lại trở nên ảm đạm, hoang vắng. "Mây sớm đèn khuya" như vòng tuần hoàn khép kín, kìm hãm tuổi xuân và cuộc đời của Kiều. Nàng nhìn trăng chỉ thấy vầng trăng vằng vặc, nhìn đất chỉ thấy "cồn nọ bụi hồng", cảm nhận sự trơ trọi giữa không gian mênh mông, xa cách. Lầu Ngưng Bích, vốn là nơi tượng trưng cho sự thanh tao, thoát tục, giờ đây lại trở thành "cái lồng" giam cầm tâm hồn và thể xác của Kiều. Nỗi buồn tủi, bẽ bàng len lỏi vào từng câu thơ, thể hiện sự bất lực, tuyệt vọng trước số phận nghiệt ngã. Bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du đã đạt đến đỉnh cao trong đoạn trích này. Qua cảnh vật thiên nhiên, tác giả đã phơi bày nội tâm nhân vật một cách tinh tế, sâu sắc, đồng thời thể hiện sự đồng cảm, xót thương cho số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Thêm kiến thức môn học
Giải VBT Ngữ văn 9 cánh diều , Giải VBT Ngữ văn 9 CD, Giải VBT Ngữ văn 9 bài 2: Phân tích một đoạn trích tác
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận