Giải VBT Ngữ văn 9 Cánh diều bài 10: Phân tích bài “Khóc Dương Khuê” (Hoàng Hữu Yên)

Giải chi tiết VBT Ngữ văn 9 cánh diều bài 10: Phân tích bài “Khóc Dương Khuê” (Hoàng Hữu Yên). Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

BÀI 10 - NGHỊ LUẬN VĂN HỌC - BÀI TẬP ĐỌC HIỂU - PHÂN TÍCH BÀI KHÓC DƯƠNG KHUÊ

Bài 1: Văn bản Phân tích bài “Khóc Dương Khuê" (Hoàng Hữu Yên) có sự kết hợp phương thức nghị luận với những phương thức biểu đạt nào?

A. Nghị luận kết hợp với tự sự và biểu cảm

B. Nghị luận kết hợp với thuyết minh và miêu tả

C. Nghị luận kết hợp với tự sự và miêu tả

D. Nghị luận kết hợp với thuyết minh và biểu cảm

Bài giải chi tiết:

A. Nghị luận kết hợp với tự sự và biểu cảm

Bài 2: Trong đoạn văn mở đầu bài viết, tác giả Hoàng Hữu Yên nêu lên những ví dụ cụ thể nào về tình bạn và nhằm mục đích gì?

Bài giải chi tiết:

Trong đoạn văn mở đầu bài viết, tác giả Hoàng Hữu Yên nêu lên những ví dụ cụ thể về tỉnh bạn. Đó là “Truyện dân gian kể về đôi bạn Lưu Bình – Dương Lễ rất cảm động. Danh nho Lục tỉnh Nguyễn Đình Chiểu để lại những hình tượng đẹp đẽ, cao cả về tình bạn Vân Tiên – Hớn Minh, Vân Tiên – Từ Trực, đồng thời lưu danh Trịnh Hâm là một tên phản bạn (Truyện Lục Vân Tiên).".

Việc dẫn ra các ví dụ ấy có tác dụng khẳng định ý kiến đã nêu: “Trong nhiều mối quan hệ của cuộc sống con người thì tỉnh bạn xưa nay vẫn được coi là một nhu cầu tinh thần không thể thiếu.".

Bài 3: (Câu hỏi 3, SGK) Tác giả đã phân tích bài thơ theo cách nào? Cách phân tích ấy có tác dụng gì trong việc làm rõ nội dung chính của bài thơ?

Bài giải chi tiết:

Văn bản thể hiện khá rõ cách phân tích của tác giả: lần lượt theo từng đoạn và cũng là trình tự của mạch cảm xúc trong bài thơ.

- Tín đến đột ngột.

- Sự hồi tưởng về những kỉ niệm của thời xuân xanh, chưa thành đạt. 

– Về ấn tượng mới trong lần gặp cuối cùng, lúc cả hai đã mãn chiều xế bóng.

- Nỗi đau khôn tả lúc bạn đã dứt áo "ra đi"."

Cách phân tích này giúp người viết làm sáng tỏ tình cảm của tác giả bài thơ thông qua các kỉ niệm, hồi ức và nỗi đau khi bạn mất. Cũng nhờ đó, người đọc dễ theo dõi nội dung của bài thơ.

Bài 4: (Câu hỏi 4, SGK) Chỉ ra luận đề và các luận điểm chính trong văn bản. Theo em, các luận điểm trong văn bản có làm sáng tỏ được luận đề không? Vì sao?

Bài giải chi tiết:

- Luận đề: Bài thơ Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến là một trong những bài thơ viết về tình bạn "lấp lánh bất chấp sự thay đổi của thời thế và cảnh ngộ riêng".

- Các luận điểm được xác định và làm rõ theo mạch diễn biến tâm trạng của tác giả bài thơ: a) Tín đến đột ngột; b) Sự hồi tưởng về những kỉ niệm của thời xuân xanh, chưa thành đạt; c) Về ấn tượng mới trong lần gặp cuối cùng, lúc cả hai đã mãn chiều xế bóng, d) Nỗi đau khôn tà lúc bạn đã dứt áo “ra di".

Các luận điểm ấy đã làm sáng tỏ được luận đề của bài viết vì đều tập trung làm rõ: Bài thơ viết về tình bạn thuỷ chung, tri kỷ, nặng nghĩa nặng tình của hai người bạn – một tình bạn "lấp lánh bất chấp sự thay đổi của thời thể và cảnh ngộ riêng".

Bài 5: (Câu hỏi 5, SGK) Dẫn ra một số bằng chứng cho thấy tác giả đã sử dụng cách trình bày kết hợp: nêu vấn đề khách quan và phát biểu ý kiến chủ quan.

Bài giải chi tiết:

 “Trước hết, tác giả giãi bày nỗi đau tái tê, bủn rủn “Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời” và càng đau hơn vì cái chết của bạn dường như phi lí: “Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác, / Tôi lại đau trước bác mấy ngày". Tiếc thay đó lại là sự thật nghiệt ngã!". Từ đây, giọng thơ chuyển sang âm điệu bi ai, nuối tiếc, day dứt, băn khoăn”. Ở đoạn này, những câu văn gắn với các dòng thơ dẫn ra trong bài là trình bày khách quan, còn những câu phân tích như: “Tiếc thay đó lại là sự thật nghiệt ngã!” hoặc: “Từ đây, giọng thơ chuyển sang âm điệu bị ai, nuối tiếc, day dứt, băn khoăn" là ý kiến chủ quan của người viết.

Bài 6: Dẫn ra một câu hoặc đoạn văn thể hiện rõ màu sắc biểu cảm trong văn nghị luận của người viết.

Bài giải chi tiết:

Câu hoặc đoạn văn thể hiện rõ màu sắc biểu cảm trong văn nghị luận của người viết như:

“Giờ này, trước mắt và trong lòng tác giả là cả một sự trống vắng ghê người! Sáu dòng thơ “Rượu ngon không có bạn hiền... Câu thơ nghĩ đắn đo không viết ... Giường kia treo cũng hững hờ...." đọng lại một nỗi niềm đau đáu nhớ bạn khôn khuây!".

- Hoặc: “Mấy dòng kết của đoạn này làm hiện lên hình tượng nỗi đau khôn tả, tiếng khóc không nước mắt, nỗi đau dường như đã dồn cả vào lòng. Nỗi đau ấy là nỗi đau triền miên bất tận!".

Bài 7: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Đây là bài thơ khóc bạn rất tha thiết cảm động của Nguyễn Khuyến, cũng là bài thơ khóc bạn rất nổi tiếng trong nền thơ ca dân tộc. Dương Khuê là bạn đồng khoa với Nguyễn Khuyến tại khoa thi Hương năm 1864. Dương Khuê đỗ tiến sĩ, làm quan to, để lại nhiều bài thơ hát nỗi tuyệt bút. Từ bạn đồng khoa đã phát triển thành bạn tri âm tri kỉ nên Nguyễn Khuyến mới có thơ khóc bạn cảm động và tha thiết như vậy. Có thể xem đây cũng là một bài văn tế được viết bằng thể thơ song thất lục bát, giọng thơ réo rắt thấm đầy lệ, gồm 38 dòng thơ. 

Mở đầu bài thơ là một tiếng than, tiếng nấc đau đớn:

Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

Một sự thảng thốt xót thương cất lên, tưởng như bất ngờ bị đánh rơi mất một cái gì vô cùng quý báu. Nhóm từ “thôi đã thôi rồi" thay cho khái niệm “đã mất”, “đã chết”, “đã qua đời".... - một lỗi nói bình dị, làm giảm bớt đi nỗi đau đớn ghê gớm đổi với tuổi già. Theo cách tính tuổi của các cụ ngày trước thì Dương Khuê mất lúc 63 tuổi, khi đó Nguyễn Khuyến đã 68 tuổi rồi. Đúng là tiếng khóc bạn của những bậc cao niên. Hai chữ “nước mây" chỉ hai sự vật cách xa. Nước chảy, mây trôi, xa nhau vời vợi, nghìn trùng cách trở, có mấy khi gặp nhau. Song, lòng nước chảy, dù đi đâu về đâu vẫn ôm ấp bóng mây trôi. Hình ảnh “nước mây" được liên kết với các từ láy "man mác", "ngậm ngùi" diễn tả một trời thương xót, một không gian cách trở bao la, âm dương đôi đường, buồn đau, nặng trĩu.

Chữ “bác” trong thơ Nguyễn Khuyến mang tính biểu cảm sâu sắc. Nhà thơ luôn luôn gọi bạn bằng bác, thể hiện một tấm lòng kính trọng và thân mật. Chữ “kinh" và chữ “lễ” in đậm trong phong cách ứng xử của Tam nguyên Yên Đổ: “Bác Dương thôi đã thôi rồi ... Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác ... Bác chẳng ở, dẫu van chẳng ở .....

Phần thứ hai gồm 24 dòng thơ, tác giả nhắc lại, nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc với người đã quá cổ. Với nhà nho thì bạn đồng khoa là bạn đẹp nhất, tự hào nhất. Nguyễn Khuyến và Dương Khuê cùng đỗ đạt, cùng làm quan, tình bạn ấy là “duyên trời" tác hợp nên:

Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước, 

Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau. 

Kính yêu từ trước đến sau, 

Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời.

Các từ ngữ “sớm hôm", "cùng nhau”, “từ trước đến sau" thể hiện một tình bạn vô cùng thân thiết, chung thuỷ. Mỗi một kỉ niệm là một mảnh tâm hồn của nhà thơ được nhắc lại với bao nhiêu giọt lệ. Nguyễn Khuyến như vẫn thấy Dương Khuê đang cùng mình hiển hiện. Phải là bạn tâm đầu ý hợp, phải là những tao nhân mặc khách mới có những kỉ niệm cầm ca, thi từ đẹp và đáng nhớ như vậy."

(Theo thivien.net)

a) Cách phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê ở trên có gì giống cách phân tích bài thơ này của tác giả Hoàng Hữu Yên trong văn bản Phân tích bài "Khóc Dương Khuê" ở Bài 10?

b) Trong đoạn trích trên, người viết tập trung phân tích yếu tố hình thức nào của bài thơ?

c) Dẫn ra một số câu văn trong đoạn trích thể hiện tính biểu cảm của văn

nghị luận.

Bài giải chi tiết:

a) Cách phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê trong đoạn trích giống cách

phân tích của tác giả Hoàng Hữu Yên ở chỗ: đều bắt đầu nêu bối cảnh ra đời của bài thơ, sau đó lần lượt phân tích bài thơ theo các phần (bố cục).

b) Trong đoạn trích trên, người viết tập trung phân tích yếu tố hình thức của bài thơ chủ yếu dựa vào các từ ngữ, hình ảnh để chỉ ra nội dung.

c) Ví dụ về một số câu văn trong đoạn trích thể hiện tính biểu cảm của văn nghị luận: “Các từ ngữ “sớm hôm”, “cùng nhau”, “từ trước đến sau” thể hiện một tỉnh bạn vô cùng thân thiết, chung thuỷ. Mỗi một kỉ niệm là một mảnh tâm hồn của nhà thơ được nhắc lại với bao nhiêu giọt lệ. Nguyễn Khuyến như vẫn thấy Dương Khuê đang cùng mình hiển hiện. Phải là bạn tâm đầu ý hợp, phải là những tao nhân mặc khách mới có những kỉ niệm cầm ca, thi tửu đẹp và đáng nhớ như vậy."

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải VBT Ngữ văn 9 cánh diều , Giải VBT Ngữ văn 9 CD, Giải VBT Ngữ văn 9 bài 10: Phân tích bài “Khóc Dương Khuê”

Bình luận

Giải bài tập những môn khác