Giải VBT Ngữ văn 9 Cánh diều bài 5: Mục đích của việc học (Nguyễn Cảnh Toàn)

Giải chi tiết VBT Ngữ văn 9 cánh diều bài 5: Mục đích của việc học (Nguyễn Cảnh Toàn). Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

BÀI 5: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

BÀI TẬP ĐỌC HIỂU: MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC HỌC

Bài 1: (Câu hỏi 1, SGK) Nêu những đặc điểm bối cảnh được nói tới ở phần 1. Vấn đề nghị luận có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh đó?

Soạn chi tiết:

- Những đặc điểm bối cảnh: Thế kỉ XXI là sự phát triển của nền kinh tế tri thức, nhân loại bước sang một nền văn minh mới – văn minh trí tuệ, việc học suốt đời là chìa khoá để con người có thể mở cửa bước vào thế kỉ XXI một cách tự tin và thành công. Trong bối cảnh đó, con người cần phải trân trọng việc học, xác định đúng mục đích của việc học để biết cách học hiệu quả.

- Vấn đề nghị luận trong văn bản không chỉ có ý nghĩa thời sự (đang được quan tâm) mà còn mang ý nghĩa xã hội (có tính chất dẫn dắt, định hướng về tư tưởng). ý nghĩa nhân văn sâu sắc (giúp con người tích luỹ và làm giàu giá trị của bản thân với cộng đồng).

Bài 2: Có thể nhận biết nhanh hệ thống luận điểm của văn bản bằng cách nào?

A. Suy luận từ nhan đề của văn bản

B. Tìm tên từng phần trong văn bản đã đánh số

C. Đọc lướt những câu thể hiện ý chủ đề của các đoạn

D. Tập trung vào phân kết thúc của văn bản

Soạn chi tiết:

B. Tìm tên từng phần trong văn bản đã đánh số

Bài 3: (Câu hỏi 3, SGK) Tác giả đã sắp xếp các luận điểm theo thứ tự nào? Theo em, có nên thay đổi thứ tự sắp xếp các luận điểm không? Vì sao?

Soạn chi tiết:

Trong văn bản Mục đích của việc học, tác giả đã sắp xếp các luận điểm theo thứ tự tăng dần mức độ và tầm quan trọng, đúng với trình tự khi nói tới bốn trụ cột giáo dục của UNESCO. Trật tự các luận điểm vì vậy không nên thay đổi thứ tự vì tính logic, khoa học của nó.

Bài 4: Việc nói tới bốn trụ cột giáo dục của UNESCO trong văn bản có tác dụng chủ yếu nào?

A. Thể hiện sự cập nhật với những nguồn thông tin mới trên thế giới

B. Bộc lộ sự hiểu biết sâu rộng của người viết về vấn đề nghị luận

C. Tạo căn cứ vững chắc và tính thuyết phục cao cho nội dung nghị luận

D. Cho thấy những tìm tòi, sáng tạo của tác giả khi xác định các luận điểm

Soạn chi tiết:

C. Tạo căn cứ vững chắc và tính thuyết phục cao cho nội dung nghị luận

Bài 5: Những nhận xét về giá trị nghệ thuật của văn bản Mục đích của việc học dưới đây là đúng hay sai?

Nhận xét

Đúng

Sai

a) Vấn đề nghị luận được triển khai tường minh với các phần đánh số, tên mục rõ ràng.

 

 

b) Giọng điệu nghị luận hùng hồn, sử dụng nhiều hình ảnh độc đáo, có sức biểu cảm.

 

 

c) Cách triển khai nội dung của các luận điểm theo một cấu trúc thống nhất (lập luận phối hợp), chủ ý nhấn mạnh tới mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố của luận điểm

 

 

d) Sử dụng linh hoạt, đa dạng các kiểu câu để thể hiện quan điểm, bộc lộ thái độ của người viết, lập luận lô gích chặt chẽ giữa các phần của văn bản; giữa các đoạn trong mỗi phần....

 

 

Soạn chi tiết:

  1. – đúng

  2. – sai

  3. – đúng

  4. – đúng

Bài 6: (Câu hỏi 4, SGK) Qua văn bản Mục đích của việc học, tác giả muốn khẳng định điều gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh hiện nay?

Soạn chi tiết:

- Tác giả muốn khẳng định: bốn trụ cột, cũng là bốn mục đích quan trọng của việc học giúp cho mọi người có được nhận thức đúng đắn, tránh hiểu sai lệch sẽ dẫn đến hệ lụy đáng tiếc (học nhồi nhét vì thành tích, học lí thuyết suông mà không biết vận dụng vào thực tế, tạo áp lực cho người học khiến việc học trở thành nặng nề, không hữu ích,...).

- Trong bối cảnh hiện nay, thông điệp này có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì muốn hướng tới nền văn minh trí tuệ thì con người phải coi trọng việc học; tích cực, tự giác “thực học" để trở thành người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo đáp ứng yêu cầu của bối cảnh hội nhập quốc tế.

Bài 7: (Câu hỏi 6, SGK) Từ những vấn đề gợi ra trong văn bản, hãy liên hệ với thực tiễn để chỉ ra một số bất cập (hạn chế) về việc học của học sinh hiện nay. Để giải quyết những bất cập (hạn chế) đó, cần phải làm gì?

Soạn chi tiết:

Từ những vấn đề được gợi ra, việc học của học sinh hiện nay tồn tại một số bất cập như:

  • Chương trình học nặng nề, thiếu thực tế.

  • Phương pháp giảng dạy thụ động, thiếu sáng tạo.

  • Thi cử nặng điểm, chưa đánh giá đúng năng lực.

Để giải quyết những bất cập này, cần:

  • Đổi mới chương trình học: giảm tải, cập nhật kiến thức mới, liên hệ thực tế.

  • Đổi mới phương pháp giảng dạy: lấy học sinh làm trung tâm, sử dụng công nghệ thông tin.

  • Đổi mới hệ thống thi cử: đánh giá toàn diện, đa dạng hình thức, giảm áp lực.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải VBT Ngữ văn 9 cánh diều , Giải VBT Ngữ văn 9 CD, Giải VBT Ngữ văn 9 bài 5: Mục đích của việc học (Nguyễn

Bình luận

Giải bài tập những môn khác