Giải VBT Ngữ văn 9 Cánh diều bài 6: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)
Giải chi tiết VBT Ngữ văn 9 cánh diều bài 6: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ). Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
BÀI 6 - TRUYỆN TRUYỀN KÌ VÀ TRUYỆN TRINH THÁM - BÀI TẬP ĐỌC HIỂU - CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
Bài 1: Phương án nào nêu không dùng đặc điểm của thể loại truyện truyền kì?
A. Cốt truyện được xây dựng dựa trên những câu chuyện trong dân gian
B. Nhân vật chính thường là các thám tử hoặc điều tra viên
C. Trong truyện, có nhiều chi tiết kì ảo, thậm chỉ hoang đường
D. Con người và thánh thần, ma quỷ có sự hoà trộn, kết nối
Bài giải chi tiết:
B. Nhân vật chính thường là các thám tử hoặc điều tra viên
Bài 2: Truyền kì mạn lục nghĩa là gì?
A. Ghi chép lại những truyền thuyết trong dân gian
B. Ghi chép lại những chuyện kì thú trong thế giới khoa học
C. Ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền
D. Ghi chép những chuyện có ý nghĩa về truyền thống của dân tộc
Bài giải chi tiết:
C. Ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền
Bài 3: Ở phần (1), nhân vật Vũ Nương được tác giả miêu tả thẻ nào qua lời của người kể chuyện và lời đối thoại của nhân vật này với chồng? Qua đó, có thể thấy đặc điểm tính cách, phẩm chất nào ở Vũ Nương?
Bài giải chi tiết:
Ở phần (1), nhân vật Vũ Nương được tác giả miêu tả:
Qua lời của người kể chuyện: “Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tỉnh đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.”, do chồng đa nghi nên "Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng đề lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà."; khi mẹ chồng ốm, “Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lớn, khi bà cụ mất, “Nàng hết lời thương xót, phẩm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình..
- Qua lời đối thoại của nhân vật này với chồng: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi.”, “Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng..... Ý của Vũ Nương là không tham vinh hoa phú quý, điều quan trọng nhất là chồng bình an và sớm trở về.
Qua đây, có thể thấy đặc điểm tính cách, phẩm chất ở Vũ Nương: thuỷ mị, nết na, yêu chồng, hiếu thuận, không tham vinh hoa phú quý.
Bài 4: Trong phần (2), tác giả đã tạo ra tình huống nào để khắc hoạ bi kịch của nhân vật Vũ Nương?
Bài giải chi tiết:
Trong phần (2), tác giả đã tạo ra tình huống nghi ngờ để khắc hoạ bi kịch của nhân vật Vũ Nương: Trương Sinh nghi ngờ lòng chung thuỷ của Vũ Nương qua lời nói của đứa con: “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.". Kỳ thực, đó là cái bóng của Vũ Nương ở trên vách: "ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trò bóng mình mà bảo là cha Đản”. Sự nghi ngờ này đã dẫn đến kết cục đau đớn cho Vũ Nương: "gieo mình xuống sông mà chết".
Bài 5: (Câu hỏi 3, SGK) Chỉ ra biểu hiện và phân tích tác dụng của yếu tố kì ảo trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.
Bài giải chi tiết:
- Các chi tiết kì ảo thể hiện tập trung ở phần (3), trước hết là không gian nghệ thuật - cung điện, đền đài sang trọng ở dưới nước của rùa thần, là nơi ở của vợ vua biển Nam Hải, nơi sinh sống của các nàng tiên. Không gian kì lạ này gắn liền với một chi tiết kì ảo khác, đó là: “Tôi (Vũ Nương) ngày trước không may bị người vu oan, phải gieo mình xuống sông tự tử. Các nàng tiên trong cung nước thương tôi vô tội, rẽ một đường nước cho tôi thoát chết...
Yếu tố kì ảo có tác dụng mở ra những diễn biến tiếp theo cho câu chuyện, đẩy cốt truyện vận động, đồng thời giúp tác giả tiếp tục khắc hoạ số phận, phẩm chất của nhân vật Vũ Nương (số phận bất hạnh vì Vũ Nương vẫn luôn bị ám ảnh, dần vật bởi nỗi oan chưa được giải toàn, là người có tỉnh nghĩa, luôn hướng về gia đình, quê nhà và luôn khát khao được giải oan để giữ khí tiết thanh sạch) và thể hiện tư tưởng nhân đạo (cảm thông với những người phụ nữ có số phận kém may mắn, yêu mến, trân trọng những con người có tâm hồn và phẩm chất cao đẹp).
Bài 6: (Câu hỏi 4, SGK) Phân tích tác dụng của sự kết hợp giữa các chi tiết kì ảo và chi tiết đời thường ở một đoạn văn cụ thể trong văn bản.
Bài giải chi tiết:
Ví dụ đoạn sau: “Lúc đến nhà, Phan đem chuyện kể lại với họ Trương. Ban đầu Trương không tin. Nhưng khi nhận được chiếc hoa vàng, chàng mới sợ hãi mà nói
Đây quả là vật dụng mà vợ tôi mang lúc ra đi.
Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thầy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cơ tán, vòng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện. Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào
Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.
Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biển đi mất.". Ở đoạn trên, các chi tiết như Phan kể chuyện với Trương ở nhà, Trương lập đàn tràng ở bến Hoàng Giang, Trương gọi vợ... là các chi tiết đời thường, trần tục, hoàn toàn có thể có thật. Còn các chi tiết như Trương nhận lại chiếc hoa vàng. Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.... là chi tiết không có thật. Ngay trong một chi tiết nhỏ cũng có sự kết hợp các yếu tố đời thường và kì ảo. Chẳng hạn: việc Trương nhận lại chiếc hoa vàng từ Phan. Chiếc hoa vàng là một vật dụng có thật, một đồ vật của Vũ Nương. Nhưng việc Phan nhận chiếc hoa vàng từ Vũ Nương ở chỗ của Linh Phi để rồi về nhà trao lại cho Trương thì lại là kì ảo. Nhìn chung, sự kết hợp giữa các chi tiết trên giúp câu chuyện trở nên hấp dẫn, vừa hư vừa thực, vừa gắn với những vấn đề của cuộc sống hằng ngày, gần gũi với mọi người vừa thể hiện trí tưởng tượng phong phú và ước mơ của tác giả về những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Bài 7: (Câu hỏi 5, SGK) Chủ đề của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương là gì?
Bài giải chi tiết:
Qua câu chuyện về cuộc đời của nhân vật Vũ Nương, truyện đặt ra vấn đề về số phận oan trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, thể hiện sự thương xót đối với những người phụ nữ bất hạnh, kém may mắn, đồng thời bộc lộ cái nhìn nhân hậu, mong ước những điều tốt đẹp sẽ đến với họ. Truyện cũng ngợi ca vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: nết na, hiếu thuận.....
Bài 8: (Câu hỏi 6, SGK) Hãy nêu suy nghĩ của em về một vấn đề có ý nghĩa nhân sinh mà truyện đặt ra và liên hệ với cuộc sống ngày nay.
Bài giải chi tiết:
"Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ là một tác phẩm văn học kinh điển, nổi tiếng với bi kịch thương tâm của người phụ nữ đức hạnh Vũ Nương. Một trong những vấn đề có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc mà tác phẩm đặt ra là lòng tin và sự nghi kỵ.
Vũ Nương, một người phụ nữ "hương nhan sắc đẹp, tính hạnh hiền thục", đã phải chịu bi kịch oan nghiệt do sự nghi kỵ mù quáng của Trương Sinh. Chỉ vì một lời nói ngây thơ của đứa con thơ, Trương Sinh đã nghi ngờ vợ mình thất tiết và ruồng đuổi nàng. Nỗi oan khuất không được giải khiến Vũ Nương phải tự vẫn để giữ gìn phẩm giá.
Câu chuyện của Vũ Nương là lời cảnh tỉnh về sự nguy hiểm của lòng nghi kỵ. Khi con người thiếu đi lòng tin, họ dễ dàng bị chi phối bởi những lời nói, hành động mơ hồ, dẫn đến những hiểu lầm tai hại. Lòng nghi kỵ khiến con người trở nên độc đoán, ghen tuông, và có những hành động thiếu suy nghĩ, gây tổn thương cho người khác.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, lòng tin và sự nghi kỵ vẫn là những vấn đề nhức nhối. Niềm tin vào nhau ngày càng trở nên mong manh bởi sự bùng nổ của thông tin và sự thiếu minh bạch trong nhiều lĩnh vực. Con người dễ dàng bị lừa dối bởi những thông tin sai lệch, những lời đồn thổi vô căn cứ, dẫn đến những nghi ngờ và phán xét thiếu công bằng.
Lòng nghi kỵ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mọi khía cạnh của cuộc sống, từ các mối quan hệ cá nhân, gia đình đến các mối quan hệ cộng đồng và xã hội. Nó có thể phá vỡ niềm tin, tạo ra rạn nứt trong các mối quan hệ, và dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột.
Để xây dựng một xã hội tốt đẹp, mỗi cá nhân cần ý thức được tầm quan trọng của lòng tin và sự tin tưởng. Chúng ta cần học cách lắng nghe, thấu hiểu và đặt niềm tin vào nhau. Thay vì nghi kỵ và phán xét, hãy mở lòng mình để đón nhận và chia sẻ. Lòng tin là nền tảng cho sự kết nối, hợp tác và phát triển chung của cộng đồng.
Liên hệ với cuộc sống hiện đại:
Mạng xã hội: Sự bùng nổ của mạng xã hội khiến con người dễ dàng tiếp cận thông tin nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về thông tin sai lệch. Lòng tin vào những thông tin trên mạng xã hội có thể dẫn đến những nghi ngờ và phán xét sai lầm về người khác.
Tin giả: Tin giả là những thông tin được tạo ra hoặc lan truyền nhằm mục đích đánh lừa hoặc thao túng dư luận. Lòng tin vào tin giả có thể dẫn đến những hành động thiếu suy nghĩ và gây hại cho bản thân và xã hội.
Bạo lực mạng: Bạo lực mạng là những hành vi xúc phạm, lăng mạ, đe dọa người khác trên môi trường mạng. Lòng nghi kỵ và sự thiếu tin tưởng có thể góp phần thúc đẩy những hành vi bạo lực mạng.
Bài 9: Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương cho thấy những đặc điểm nào của thể loại truyện truyền kì?
Bài giải chi tiết:
Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương cho thấy những đặc điểm sau của thể loại truyện truyền kỳ
- Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo nhưng nội dung của truyện lại là những vấn đề của đời sống nhân sinh.
- Không gian, sự việc, con người.... có sự kết hợp giữa những chi tiết có thật với không có thật, vừa ở thế giới siêu nhiên vừa gần với những số phận đời thường.
- Nhân vật chính là người bình dân, gần với những vấn đề của cuộc sống đời thường (hạnh phúc gia đình).
Bài 10: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
CHUYỆN NGƯỜI NGHĨA PHỤ Ở KHOÁI CHÂU
(Trích Truyền kì mạn lục)
Từ Đạt, người ở Khoái Châu, lên làm quan tại thánh Đông Quan, thuê nhà ở cạnh cầu Đồng Xuân, láng giềng với nhà quan Thiêm thư là Phùng Lập Ngôn. Phùng giàu mà Từ nghèo, Phùng xa hoa mà Từ tiết kiệm. Phùng chuộng dễ dãi mà Từ thì giữ lễ. Lề thói hai nhà đại khái không giống nhau. Song cũng lấy nghĩa mà chơi bời đi lại với nhau rất thân, coi nhau như anh em vậy.
Phùng có người con trai là Trọng Quỳ, Từ có người con gái là Nhị Khanh, gái sắc trai tài, tuổi cũng suýt soát. Hai người thường gặp nhau trong những bữa tiệc, mến vì tài, yêu vì sắc, cũng có ý muốn kết duyên Châu Trần. Cha mẹ đôi bên cũng vui lông ứng cho, nhân chọn ngày mỗi lãi, định kỳ cưới hỏi.
Nhị Khanh tuy hãy còn nhỏ, nhưng sau khi về nhà họ Phùng, khéo biết cư xử với họ hàng rất hoà mục và thờ chồng rất cưng thuận, người ta đều khen là người nội trợ hiền.
Trọng Quỳ lớn lên, dần sinh ra chơi bời lêu lổng, Nhị Khanh thường vẫn phải can ngăn. Chàng tuy không nghe nhưng cũng rất kính trọng. Năm chàng hai mươi tuổi, nhờ phụ ẩm được bỏ làm một chức ở phủ Kiến Hưng. Gặp khi vùng Nghệ An có giặc, triều đình xuống chiếu kén một viên quan giỏi bồ vào cai trị. Đình thần ghét Lập Ngôn tình hay nói thẳng, ý muốn làm hại, bên hùa nhau tiến cử. Khi sắp đi phó nhậm, Phùng Lập Ngôn bảo Nhị Khanh rằng:
Đường sá xa xăm, ta không muốn đem đàn bà con gái đi theo, vậy con nên tạm ở quê nhà. Đợi khi sông bằng nước phẳng, vợ chồng con cái sẽ lại cùng nhau tương kiến.
Trọng Quỳ thấy Nhị Khanh không đi, có ý quyến luyến không dứt. Nhị Khanh ngăn, bảo rằng:
- Nay nghiêm đường vì tính nói thẳng mà bị người ta ghen ghét, không để ở lại nơi khu yếu, bề ngoài vỡ tiến cử đến chốn húng phiên, bên trong thực dồn đuổi vào chỗ từ địa. Chả lẽ đành để cha ba đào muôn dặm, lam chướng nghìn trùng. hiểm nghèo giữa đám kình nghê, cách trở trong vùng lèo mặn, sớm hôm săn sóc, không kẻ đỡ thay? Vậy chăng nên chịu khó đi theo. Thiếp dám đâu đem mối khuc tỉnh để lỗi bể hiểu đạo. Mặc dầu cho phần nhạt hương phai, hồng rơi tỉa rụng, xin chàng đừng bận lòng đến chốn hương khô
Trọng Quý không đứng được, mời bày một bữa tiệc từ biệt, rồi cùng Lập Ngôn đem người nhà đi vào phương nam.
Không ngờ lòng người khó hiểu, việc người khôn lường, cha mẹ Nhị Khanh nổi nhau tạ thế. Nàng đưa tang về Khoái Châu, chôn cất cúng tế xong rồi, đến cùng ở chung với bà cô Laru thị.
(Lược một đoạn: Bà cô Lưu thị muốn ép Nhị Khanh lấy người quan tướng quân họ Bạch giàu có nhưng Nhị Khanh một lòng phản đối, nàng xai người bố giảm lặn lội đi tìm chồng ở Nghệ An. Khi người bộ già đến nơi thì thấy Phùng Lập Ngôn đã mắt. Trọng Quỳ vì ăn chơi nên phá nát gia sản, hiện đang mắc kẹt, người bỏ già phải giúp đưa về nhà. Về đến nhà, vợ chồng trông nhau mà khóc, Trọng Quỳ bèn làm bài thơ thể hiện tình cảm với vợ. Hai vợ chồng vì xa cách lâu ngày mới được gặp lại nên tình cảm nồng nàn thầm thiết)
Song, Trọng Quỳ vì quen thân phóng lãng, thuộc tính chơi bời, về nhà ít lâu rồi nết cũ lại đâu đóng đầy, hằng ngày cùng người lái buôn là Đỗ Tam bê tha lêu lổng Trọng Quỳ thì thích Đỗ có tiền nhiều. Đỗ thì ham Trọng Quỳ có vợ đẹp. Những khi uống rượu với nhau rồi đánh bạc, Đỗ thường lấy lợi nhử Trọng Quỳ. Trọng Quỳ đánh lần nào cũng được, thấy kiếm tiền dễ như thỏ tay vào túi mình lấy đồ vật vậy. Nhị Khanh vẫn răn bảo rằng:
- Những người lái buôn phần nhiều là giảo quyệt, đừng nên chơi thân với họ; ban đầu tuy họ thả cho mình được, nhưng rồi họ sẽ vét hết của mình cho mà xem.
Trọng Quỳ không nghe. Một hôm, Trọng Quỳ cùng các bè bạn họp nhau đánh tử sắc. Đỗ bỏ ra trăm vạn đồng tiền để đánh và đòi Trọng Quỳ đánh bằng Nhị Khanh. Trọng Quỳ quen mui) vẫn được luôn, chẳng suy nghĩ gì, liền bằng lòng cách ấy. Giấy giao kèo viết xong rồi vừa uống rượu vừa gieo quân. Trọng Quỳ gieo ba lần đều thua cả ba, sắc mặt tái mét, cử toạ cũng đều ngơ ngác buồn rầu hộ.
Trọng Quỳ phải cho gọi Nhị Khanh đến, bảo rõ thực tỉnh, đưa tờ giao kèo cho xem và yên ủi rằng:
Tôi vì nỗi nghèo nó bó buộc, để lụy đến nàng. Việc đã đến thế này, hồi lại cũng không kịp nữa. Thôi thì bị hoan tán tự cũng là việc thường của người ta. Nàng nên tạm về với người mới, khéo chiều chuộng hắn, rồi bất nhật tôi sẽ đem tiền đến chuộc.
Nàng liệu cơ không thể thoát khỏi, giả vờ nói từ tế rằng:
- Bỏ nghèo theo giàu, thiếp lẽ đâu từ chối. Số giời xếp đặt, há chẳng là tiền định hay sao! Nếu chồng mới không nỡ rẽ bỏ, còn đoái thư đến cái dung nhan tàn tạ này, thiếp xin sửa túi nâng khăn, hết lòng hầu hạ như đã đổi với chàng xưa nay. Nhưng xin cho uống một chén rượu, mượn làm một chén tiễn biệt và cho về từ giã các con một chút.
Đỗ cả mừng, rót đầy một chén xà cừ rượu đưa mời nàng uống. Uống xong, nàng về nhà ôm lấy hai con, vỗ vào lưng mà bảo rằng:
- Cha con bạc tình, mẹ đau buồn lắm. Biệt li là việc thường thiên hạ, một cái chết với mẹ có khó khăn gì. Nhưng mẹ chỉ nghĩ thương các con mà thôi.
Nói xong, lấy đoạn dây tơ thất cổ mà chết.
Đỗ thấy mãi nàng không đến, lấy làm lạ, sai người đến giục, tẻ ra nàng đã chết rồi. Trọng Quỳ hối hận vô cùng, sắm đồ liệm tảng tử tế rồi làm một bài văn tế. [...]
Trọng Quỳ đã goá vợ, rất ăn năn tội lỗi của mình. Song sinh kể ngày một cùng quẫn, ăn bữa sớm lo bữa tối, phải đi vay quanh của mọi người làng xóm. Nhân nghĩ có một người bạn cũ, hiện làm quan ở Quy Hoá, bèn tim đến để mong nhờ vả. Dọc đường buồn ngủ, chàng nằm ghé xuống ngủ ở gốc cây bàng, bỗng nghe trên không có tiếng gọi rằng:
- Có phải Phùng lang đấy không? Nếu còn nghĩ đến tỉnh xưa thì ngày ấy tháng ấy xin đến chở thiếp ở cửa đền Trưng Vương. Ân tình thiết tha, đừng coi là âm dương cách trở.
Trọng Quỳ lấy làm lạ, tiếng giống như tiếng Nhị Khanh, mở mắt ra nhìn thi chỉ thấy trên trời một đám mây đen bay về tây bắc. Trọng Quỳ tuy rất lấy làm ngờ nhưng cũng muốn thử xem sao, bèn đúng hẹn đến trước đền ấy. Song đến nơi chỉ thấy bóng tà rọi cửa, rêu biếc đầy sân, năm ba tiếng quạ kêu ở trên cành cây xao xác. Trọng Quỳ buồn rầu toan về thì Mặt Trời đã lận, bèn ngả mình nằm ở tấm ván nát trên một cái cầu. Khoảng cuối canh ba, bỗng nghe thấy tiếng khóc nức nở từ xa rồi gần. Khi thấy tiếng khóc chỉ còn cách minh độ nửa trượng, nhìn kĩ thi người khóc chính là Nhị Khanh. Nàng bảo với Trọng Quỳ rằng:
Đa tạ ơn chàng, từ xa lặn lội tới đây, biết lấy gì để tặng chàng được!
Trọng Quỳ chỉ tự nhận tội lỗi của mình; nhân hỏi đầu đuôi, Nhị Khanh nói:
- Thiếp sau khi mất đi, Thượng để thương là oan uổng bèn ra ân chỉ). Hiện thiếp được lệ thuộc vào toà đền này, coi giữ về những sở văn tấu đối, không lúc nào nhàn rỗi để thăm nhau được. Bữa nọ nhân đi làm mưa, chợt trông thấy chàng nên mới gọi, nếu không thì nghìn thu dằng dặc, chẳng biết đến bao giờ được gặp gỡ nhau.
Trọng Quý nói:
Sao nàng đến chậm thể!
Nhị Khanh nói:
- Vừa rồi thiếp nhân theo xe mây, lên có việc ở nơi Để sở. Vì cớ có chảng nên thiếp đã phải bầm xin về trước đấy, thành ra cũng sai hẹn với chàng một chút.
Bèn dắt tay nhau đi nằm, cùng nhau chuyện trò thủ thỉ. Khi nói đến việc hiện thời, Nhị Khanh chau mày:
Thiếp thường theo chầu tả hữu Đức Bà ở đây, được trộm nghe chư tiên nói chuyện với nhau, bảo Hồ triều sẽ hết vào năm Bính Tuất, bình cách nổi lớn, số người bị giết chóc đến chừng hơn hai mươi vạn, ấy là chưa kể số bị bắt cướp đi. Nếu không phải người giống cây đức đã sâu thì chỉ e ngọc đá đều bị cháy cả. Bấy giờ có một vị chân nhân họ Lê, từ miền tây nam xuất hiện; chàng nên khuyên hai con bền chỉ đi theo vị ấy, thiếp dù chết cũng không nát.
Trời gần sáng. Nhị Khanh vội dậy đề cáo biệt, vừa đi vừa ngoảnh đầu nhìn lại, rồi thoắt chốc thì biển đi mất.
Trọng Quỳ bên không lấy ai nữa, chăm chỉ nuôi hai con cho nên người. Đến khi vua Lê Thái Tổ tuốt gươm đứng dậy ở Lam Sơn, hai người con trai đều đi theo, trải làm đến chức Nhập thị nội. Đến nay ở Khoái Châu hiện còn con cháu.
(Nguyễn Dữ, Truyền kì mạn lục, Trúc Khê Ngô Văn Triện dịch,
NXB Văn học, Hà Nội, 1999)
a) Nhân vật chính trong văn bản trên là ai? Nhân vật ấy được khắc hoạ qua những chi tiết tiêu biểu nào?
b) Xác định và nêu tác dụng của những chi tiết kì ảo trong truyện.
c) Vấn đề xã hội mà truyện đặt ra là gì? Vấn đề đó có còn trong xã hội Việt Nam ngày nay không?
d) Văn bản trên chuyển tải thông điệp gì?
e) Hãy so sánh nhân vật Nhị Khanh và nhân vật Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương).
Bài giải chi tiết:
a) Nhân vật chính trong văn bản là Nhị Khanh. Nhân vật ấy được khắc hoạ qua những chi tiết tiêu biểu:
- Tuy còn nhỏ nhưng khéo léo, biết cư xử với họ hàng rất hoà mục, thờ chồng cung thuận, là người nội trợ hiền.
- Khuyên can chồng gạt bỏ tình riêng đi theo cha vào Nghệ An để thực hiện chữ hiếu. Một lòng chung thuỷ thờ chồng, khước từ mọi cám dỗ tiền bạc của tướng quân họ Bạch, chống lại lời thúc giục ép buộc của bà cô. Chủ động nhờ người bõ già đi tìm và đưa chồng về khi chồng mắc kẹt ở Nghệ An. Hết lòng khuyên can khi thấy chồng giao du với bạn xấu, sa ngã cờ bạc.
- Khi bị chồng gán nợ bạc cho Đỗ Tam, nàng giả vờ ưng thuận, rồi về dặn dò con, thắt cổ tự tử.
- Sau khi chết vẫn ân tình, nhắc nhớ chồng, khuyên chồng tu chí, hướng hai con đến nghĩa khí, tương lai tươi sáng.
b) Những chi tiết kì ảo trong truyện:
- Chi tiết về cuộc gặp gỡ của Trọng Quỳ với Nhị Khanh: "Trọng Quỳ lấy làm lạ, tiếng giống như tiếng Nhị Khanh, mở mắt ra nhìn thì chỉ thấy trên trời một đám mây đen bay về tây bắc. Trọng Quỳ tuy rất lấy làm ngơ nhưng cũng muốn thử xem sao, bèn đúng hẹn đến trước đến ấy. Song đến nơi chỉ thấy bỏng tà rọi cửa, rêu biếc đầy sân, năm ba tiếng quạ kêu ở trên cảnh cây xao xác. Trọng Quỳ buồn rầu toan về thì Mặt Trời đã lặn, bên ngả mình nằm ở tấm ván lát trên một cái cầu. Khoảng cuối canh ba, bỗng nghe thấy tiếng khóc nức nở từ xa rồi gần. Khi thấy tiếng khóc chỉ còn cách minh độ nửa trượng, nhìn kĩ thì người khóc chính là Nhị Khanh".
- Chi tiết Nhị Khanh khuyên Trọng Quỳ: "Vừa rồi thiếp nhân theo xe mây, lên có việc ở nơi Đế sở. Vì cớ có chàng nên thiếp đã phải bẩm xin về trước đấy, thành ra cũng sai hẹn với chăng một chút.”, “Thiếp thường theo chầu tả hữu Đức Bà ở đây, được trộm nghe chư tiên nói chuyện với nhau, bào Hồ triều sẽ hết vào năm Bính Tuất, bình cách nỗi lớn, số người bị giết chóc đến chừng hơn hai mươi vạn, ấy là chưa kể số bị bắt cướp đi."
- Tác dụng của những chi tiết kì ảo trong truyện: vừa thúc đẩy cốt truyện vận động với những diễn biến mới vừa tạo tình huống để nhân vật bộc lộ những nét mới trong tính cách (Trọng Quỳ đã biết ăn năn hối lỗi hơn, đã tu chỉnh hơn để định hướng cho hai con di theo con đường chính nghĩa), tạo ra kết thúc có hậu, thể hiện tinh thần nhân đạo của tác giả.
c) Qua câu chuyện về nàng Nhị Khanh, truyện đặt ra vấn đề về số phận bất hạnh của người phụ nữ trong chế độ xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ. Người phụ nữ phải gánh chịu những thiệt thòi, vất vả khi gia đình xảy ra biến cố, khi chồng sa ngã. Vấn đề đó vẫn còn nhưng đã giảm thiểu đáng kể trong xã hội Việt Nam ngày nay.
d) Thông điệp: Phải xây dựng một xã hội bình đẳng giữa nam và nữ, cần bảo vệ người phụ nữ, nhất là những người phụ nữ có phẩm hạnh tốt đẹp.
e) Nhân vật Nhị Khanh và Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương) đều là những người phụ nữ bất hạnh, kém may mắn trong xã hội phong kiến. Họ đều phải tìm đến cái chết để bảo toàn nhân phẩm. Tuy đều được các lực lượng siêu nhiên (thần tiên) cứu giúp và có cơ hội gặp lại chồng ở trần thể nhưng họ không thể có lại hạnh phúc gia đình. Khác với Vũ Nương. Nhị Khanh có cơ hội gặp gỡ và tác động đến chồng nhiều hơn.
Thêm kiến thức môn học
Giải VBT Ngữ văn 9 cánh diều , Giải VBT Ngữ văn 9 CD, Giải VBT Ngữ văn 9 bài 6: Chuyện người con gái Nam Xương
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận