Giải VBT Ngữ văn 9 Cánh diều bài 3: Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du (Theo Đỗ Doãn Hoàng)

Giải chi tiết VBT Ngữ văn 9 cánh diều bài 3: Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du (Theo Đỗ Doãn Hoàng). Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

BÀI 3: VĂN BẢN THÔNG TIN

BÀI TẬP ĐỌC HIỂU: KHÁM PHÁ KÌ QUAN THẾ GIỚI: THÁC I-GOA-DU

Bài 1: Chọn phương án trả lời đúng cho câu hỏi: Tại sao văn bản Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du là một văn bản thông tin?

A. Văn bản đã giới thiệu vẻ đẹp và giá trị của thác I-goa-du

B. Văn bản đã so sánh thác I-goa-du với các thác nước khác

C. Văn bản đã nêu suy nghĩ về việc sử dụng thác I-goa-du

D. Văn bản đã nêu nhận xét về vị trí địa lí của thác I-goa-du

Soạn chi tiết:

A. Văn bản đã giới thiệu vẻ đẹp và giá trị của thác I-goa-du

Bài 2: Các thông tin trong văn bản được sắp xếp theo trật tự nào?

Soạn chi tiết:

Các thông tin trong văn bản được sắp xếp theo trật tự không gian (khu vực thác I-goa-du) và thời gian diễn ra chuyến du lịch khám phá con thác.

Bài 3: (Câu hỏi 2, SGK) Xác định mục đích của văn bản. Người viết đã triển khai nội dung làm sáng tỏ mục đích ấy như thế nào?

Soạn chi tiết:

- Mục đích của văn bản: giới thiệu và làm rõ đặc điểm của một kỉ quan thế giới - thác I-goa-du.

- Để làm rõ mục đích ấy, tác giả bài viết đã triển khai nội dung rất phù hợp và có sức thuyết phục:

+ Đầu tiên là giới thiệu khái quát về con thác.

+ Mục tiếp theo Xứ sở của những "kì quan tạo ra bởi Đức Chúa Trời": giới thiệu cảnh quan và đặc điểm xung quanh của khu vực du lịch thác nước,

+ Mục cuối Ván bài sinh tử ở huyệt đạo thác I-goa-du: mô tả, kể lại cuộc du hành vào trung tâm thác nước đầy thú vị và mạo hiểm.

Bài 4: (Câu hỏi 4, SGK) Phân tích nghệ thuật miêu tả của tác giả thể hiện trong văn bản, dẫn ra một số câu văn giàu hình ảnh giúp người đọc như được cùng tác giả trải nghiệm con thác.

Soạn chi tiết:

- Nghệ thuật miêu tả của tác giả thể hiện rất rõ khi tái hiện lại quang cảnh của con thác, đặc biệt là khi miêu tả cuộc du ngoạn vào trung tâm thác nước được gọi là “Họng quỹ”: miêu tả trang phục, hành trình bắt đầu đến khi lao vào trung tâm “Họng quỷ", hình ảnh, âm thanh và cảm giác của người trong cuộc....

Đoạn văn miêu tả tiêu biểu như: “Tiếng nước gầm thét ào ào như có muôn vàn con quỷ gào thét. Có lẽ, ngoài việc giống về hình dáng, cái kì quan huyệt địa / huyệt thuỷ “Họng quỷ” ấy đang phát ra âm thanh cuồng nộ đến mức “chết danh” thành tên gọi. Cuối cùng, sau khi lùi, lấy đả, vào cua, trong hoàng hôn vàng lênh láng như rót mật, tất cả chúng tôi bất ngờ lao thẳng vào các con thác. Nước từ trời cao đổ xuống như ai đó hắt chậu nước lớn vào cái lá tre trôi trên sông, mà chúng tôi chỉ là lũ kiến bỏ trên là mục.".

Bài 5: (Câu hỏi 5, SGK) Các hình ảnh trong văn bản có tác dụng bổ sung thông tin và khơi gợi cảm xúc của người đọc như thế nào?

Soạn chi tiết:

Văn bản Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du có hai hình ảnh. Cả hai hình ảnh này đều giúp người đọc hình dung ra cảnh quan kì thú (ảnh 2) và sức mạnh, sự hùng vĩ của ngọn thác (ảnh 1).

Bài 6: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

THÁM HIỂM THÁC NƯỚC CAO NHẤT THẾ GIỚI

Nằm sâu trong rừng rậm nhiệt đới rất khó tiếp cận, đến năm 1990, thác Ên-giô (Angel) cao 979 mét mới mở cửa cho du khách tham quan.

Nếu Vich-to-ri-a (Victoria) ở châu Phi là thác nước rộng nhất thì Ên-giô ở Vê-nê-du-ê-la (Venezuela) là thác nước cao nhất thế giới. Thác Ên-giô nằm trong Vườn quốc gia Ca-na-i-ma (Canaima) - Di sản thiên nhiên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận năm 1994. Năm 2009, Tổng thống Vê-nê-du-ê-la U-gô Cha-vết (Hugo Chavez) tuyên bố, thác này nên được biết nhiều hơn với tên bản địa là Ke-re-pa-ku-pai Me-ru (Kerepakupai Merů).

Kích cỡ dòng thác sẽ thay đổi theo mùa tuỳ vào lượng mưa. Khi nước lớn và dòng chảy xiết, thác nước đổ xuống thường tạo nên lớp sương mờ có thể trải rộng tới 1 ki-lô-mét quanh thác Ên-giô.

Thác Ên-giô có chiều cao 979 mét nằm ở ngọn núi Au-y-an-te-pui (Auyantepui). Dòng nước đô từ trên cao xuống, sau đó thêm 400 mét gập ghềnh bên dưới và khoảng 30 mét cuối cùng thì chảy mạnh thành dòng suối lớn xuôi về hạ lưu.

Thác được khám phá ra bởi một nhà thám hiểm Mỹ tên Giêm Ên-giô (James Angel) năm 1937, khi ông đang lái máy bay và phải hạ cánh khẩn cấp ở một vị trí rất gần thác.

Thác Ên-giô hầu như không được biết tới rộng rãi cho đến giữa thập niên 1950 và mãi tới năm 1990, nơi này mới cho phép du khách tới tham quan. Người dân bộ tộc bản địa như Ka-ma-ra-ko-tốt (Kamarakotos) sống ở thung lũng gần nhất cũng cách khá xa thác nước. Họ tin rằng những ngọn thác ở nơi hẻo lánh là chỗ trú ẩn của các linh hồn xấu và tốt hơn hết là tránh đi.

Thác nằm sâu trong những cánh rừng mưa nhiệt đới rậm rạp của Vườn quốc gia Ca-na-i-ma, thuộc vùng cao nguyên Gui-a-na (Guiana), bang Bô-li-va (Bolivar) nên rất khó để tiếp cận cũng như quan sát. Để ngắm toàn cảnh thác cần phải lên cao và phóng tầm mắt từ trên những chuyến bay. 

Ngày nay, Ên-giô là một trong những điểm tham quan tự nhiên thu hút đông khách du lịch nhất. Tuy nhiên, việc di chuyển ở đây vẫn rất phức tạp. Du khách phải đi máy bay nhỏ từ thủ đô Ca-ra-cát (Caracas) hoặc từ Siu-da Bô-li-va (Ciudad Bolivar) đến khu trại Ca-na-i-ma gần thác, sau đó có hướng dẫn người Pê-mon (Pemón) đi kèm trekking và thêm nhiều giờ đi thuyền trên sông mới tới chân thác.

Pê-mon là một bộ tộc bản địa, thường sinh sống ở những nơi hẻo lánh ở Vê-nê-du-ê-la cũng như các khu vực liền kề ở Guy-a-na (Guyana) và Bra-xin (Brazil). Ngoài Pê-mon, những nơi xa xôi này còn có nhiều bộ tộc khác.

Du khách đến Ẻn-giỏ ngày nay có thể chọn các tour trọn gói từ 3 đến 9 ngày để được thám hiểm thác cao nhất thế giới và các điểm đến khác ở khu vực xung quanh, thậm chỉ kết hợp tham quan Rô-ra-i-ma (Roraima), Bra-xin. Nếu không muốn tốn thời gian đi thuyền trên sông nhiều giờ liền, du khách có thể lựa chọn đặt máy bay ngắm cảnh thác trên cao.

Thời gian thác đông khách nhất là các tháng 1, 7, 8, 11 và 12, giá cả thời điểm này sẽ tăng nhưng chắc chắn khách sẽ chụp được thác Ên-giô đẹp nhất. Nếu đi máy bay ngắm cảnh, du khách có thể đi quanh năm, còn chọn mức độ khó và đường đi gập ghềnh hơn thì phải đúng mùa mưa tháng 6 đến tháng 11. Do mùa mưa nhiều nước, vườn quốc gia cần đảm bảo nước sông đủ cao để đưa khách đi thuyền tới thác.

(Theo Khánh Trần tổng hợp, vnexpress.net, 29-8-2021)

a) Văn bản trên nêu lên nội dung gì? Nhan đề văn bản được đặt theo cách nào?

b) Văn bản trên có được coi là văn bản thông tin giới thiệu một danh lam thắng cảnh không? Vì sao?

c) Theo văn bản, đặc điểm nổi bật nhất của thác nước này là gì?

d) Văn bản trên có điểm gì giống với văn bản Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du?

Soạn chi tiết:

  1. Văn bản viết về một danh lam thắng cảnh ở Vê-nê-du-ê-la: thác En-giô (Thiên Thần) thuộc Vườn quốc gia Ca-na-i-ma-Di sản thiên nhiên được UNESCO công nhận năm 1994. Nhan đề văn bản được đặt theo cách nêu đặc điểm nổi bật của con thác (cao nhất thế giới), không nêu tên địa danh như các văn bản khác.

b) Văn bản là văn bản thông tin giới thiệu một danh lam thắng cảnh vì:

  • Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về thác Ên-giô: vị trí, đặc điểm, giá trị, ...

  • Sử dụng ngôn ngữ khoa học, khách quan, dễ hiểu.

  • Bố cục rõ ràng, logic, trình bày thông tin theo thứ tự hợp lý.

  • Có sử dụng một số biện pháp tu từ như so sánh, liệt kê để tăng sức hấp dẫn.

c) Theo văn bản, đặc điểm nổi bật nhất của thác nước này là cao nhất thế giới: “Thác Ên-giô có chiều cao 979 mét nằm ở ngọn núi Au-y-an-te-pui. Dòng nước đồ từ trên cao xuống, sau đó thêm 400 mét gập ghềnh bên dưới và khoảng 30 mét cuối cùng thì chảy mạnh thành dòng suối lớn xuôi về hạ lưu".

d) Văn bản Thám hiểm thác nước cao nhất thế giới giống với văn bản Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du ở chỗ đều giới thiệu danh lam thắng cảnh là con thác lớn, mạnh mẽ, đẹp nổi tiếng và được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên....

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải VBT Ngữ văn 9 cánh diều , Giải VBT Ngữ văn 9 CD, Giải VBT Ngữ văn 9 bài 3: Khám phá kì quan thế giới:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác