Đáp án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 3: Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du (Theo Đỗ Doãn Hoàng)

Đáp án bài 3: Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du (Theo Đỗ Doãn Hoàng). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 9 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 3. VĂN BẢN THÔNG TIN

THÁC I-GOA-DU

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Câu 1: Chú ý các thông tin chính về thác I-goa-zu

Đáp án chuẩn:

- Địa điểm: nằm ở biên giới giữa Brazil và Argentina

- Thời gian được công nhận: 11/2011

- Có lưu lượng chảy trung bình hàng năm lớn nhất thế giới

Câu 2: Ý nghĩa của đề mục in đậm này là gì?

Đáp án chuẩn:

Là câu chủ đề cho cả đoạn văn

Câu 3: Tìm hiểu nghĩa của cụm từ “thủy, lục, không quân”

Đáp án chuẩn:

Tổ chức các hình thức phục vụ du khách ở dưới nước, trên bộ và cả trên không

Câu 4: Có những trải nghiệm gì ở thác I-goa-du?

Đáp án chuẩn:

“Đi thăm các vườn chim, khu quần tụ muông thú ở phía Bra-xin. Đạp xe xuyên các lối mòn của hai quốc gia. Hoặc, bay trên trực thăng, ngắm hồ thuỷ điện I-tai-pu (Itaipu) là tài sản chung của hai quốc gia Pa-ra-goay và Bra-xin, nơi từng nhiều thập niên là hồ thuỷ điện lớn nhất thế giới, trước khi đập Tam Hiệp của Trung Quốc ra đời. Hoặc chơi trò dù lượn, tung mình, nhảy ra khỏi máy bay trực thăng, bung dù, rồi thung thăng bay trên bầu trời như chim đại bàng, ngăm thác nước, rừng nguyên sinh từ trên chín tầng mây.”

Câu 5: Từ đề mục in đậm, dự đoán nội dung của phần này?

Đáp án chuẩn:

Sự nguy hiểm sống còn của huyệt đạo tại thác I-goa-zu.

Câu 6: Vì sao gọi đây là đi và “Họng quỷ”?

Đáp án chuẩn:

Vì hình dáng giống cái họng quỷ và tiếng nước gầm thét ào ào như có muôn vàn con quỷ gào thét, âm thanh cuồng nộ đến mức “chết danh” thành tên gọi

Câu 7: Chú ý bút pháp miêu tả của tác giả

Đáp án chuẩn:

Tác giả tả thực về khung cảnh cũng như cảm giác trải qua nhưng cũng có chỗ thêm vào sự liên tưởng, tưởng tượng

Câu 8: Chú ý các con số

Đáp án chuẩn:

82m, 150m, 700m

=> Các con số tăng dần thể hiện sự hùng vĩ, đồ sộ của “Họng quỷ”

Câu 9. Câu văn nào nêu lên suy nghĩ của tác giả?

Đáp án chuẩn:

“Cuộc đời không chỉ là dấu cộng của những hơi thở suốt dọc dài kiếp sống, mà quan trọng hơn, nó còn là những giây phút mà thiên nhiên lộng lẫy và con người tử tế đã khiến bạn phải nín thở rưng rưng. Một đoạn đời khiến mình nín thở thật tuyệt vời!”

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Văn bản “Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du” gồm mấy phần? Xác định nội dung thông tin của từng phần và cả bài văn?

Đáp án chuẩn:

- Phần 1 (từ “Thác nước khổng lồ” đến “mét khối”): Giới thiệu chung về thác nước I-goa-du.

- Phần 2 (từ “Từ năm 1541” đến “khá kinh hoàng!”): Giới thiệu về vẻ đẹp tuyệt vời, sự vĩ đại mang tính kỉ lục của thác nước I-goa-du.

- Phần 3 (từ “Sau khi đi bộ” đến “du khách tới I-goa-du”): Tả cảnh vượt thác như lao vào “họng quỷ” của du khách.

- Phần 4 (Còn lại): Cảm nhận của tác giả và du khách sau khi vượt thác.

Câu 2: Xác định mục đích của văn bản. Người viết đã triển khai nội dung làm sáng tỏ mục đích ấy như thế nào?

Đáp án chuẩn:

- Mục đích: Cung cấp cho người đọc những thông tin về thác nước I-goa-du, một kì quan thiên nhiên thế giới.

- Người viết miêu tả cảnh đẹp của thác nước khi đi bộ, đi trên không và đặc biệt là việc đi thuyển qua các ngọn thác cao để vào trung tâm thác nước kì vĩ, nguy hiểm như lao thăng vào “họng quỷ”

Câu 3: Phân tích đặc điểm và giá trị của thác I-goa-du.

Đáp án chuẩn:

 -Thác I-goa-zu, còn được gọi là thác Iguazu, là một trong những kỳ quan thiên nhiên tráng lệ nhất hành tinh, tọa lạc trên biên giới giữa Argentina và Brazil. 

- Nơi đây nổi tiếng với lưu lượng chảy trung bình năm lớn nhất thế giới, tạo nên cảnh quan hùng vĩ, đồ sộ, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới.

Câu 4: Phân tích nghệ thuật miêu tả của tác giả thể hiện trong văn bản, dẫn ra một số câu văn giàu hình ảnh giúp người đọc như được chứng kiến con thác cùng tác giả.

Đáp án chuẩn:

- Sử dụng nhiều từ ngữ gợi hình, gợi cảm để miêu tả hình ảnh thác nước một cách sinh động, trực tiếp tác động đến thị giác và thính giác của người đọc. 

- Giọng văn linh hoạt, biến hóa để phù hợp với từng đoạn miêu tả. 

- Ngữ điệu tự do, không gò bó vào những khuôn mẫu nhất định. 

- Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật: so sánh, liên tưởng, liệt kê,... để làm tăng tính sinh động, hấp dẫn cho tác phẩm.

Câu 5: Các hình ảnh trong văn bản có tác dụng bổ sung thông tin và khơi gợi cảm xúc của người đọc như thế nào?

Đáp án chuẩn:

Như thể họ cùng tham gia trải nghiệm du lịch thác I-goa-du như tác giả.

=> Khơi gợi cảm giác thích thú, hồi hộp và trí tò mò, hứng thú với thác I-goa-du.

Câu 6: Ở Việt Nam có những thác nước nổi tiếng nào? Em hãy tìm hiểu thông tin về một con thác mà em thích để giới thiệu với mọi người.

Đáp án chuẩn:

- Tọa lạc tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, thác Bản Giốc nổi tiếng là một trong những thác nước đẹp nhất Việt Nam, được ví như "kỳ quan thiên nhiên của giới tự nhiên".

- Sức hút của thác Bản Giốc nằm ở vẻ đẹp hùng vĩ với những tầng thác đổ xuống từ độ cao 30 mét, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác