Đáp án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 1: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)

Đáp án bài 1: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 9 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 1. THƠ VÀ THƠ SONG THẤT LỤC BÁT

VĂN BẢN 3. TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ ( ĐẶNG TRẦN CÔN)

ĐỌC HIỂU

Câu 1: Chú ý cách diễn tả nỗi nhớ của người chinh phụ

Đáp án chuẩn:

Nỗi nhớ được thể hiện qua không gian bằng các biện pháp điệp từ “non Yên” hay từ láy “thăm thẳm”.

Câu 2: Nỗi lòng của người chinh phụ được thể hiện như thế nào qua việc tả cảnh?

Đáp án chuẩn:

Nỗi buồn tủi, cô đơn, nhớ nhung chồng da diết. Nỗi lòng ấy được thể hiện một cách tinh tế, sâu sắc qua những hình ảnh thiên nhiên hoang vắng. 

Câu 3: Hình ảnh gắn bó giữa “hoa” với “nguyệt” thể hiện điều gì? 

Đáp án chuẩn:

- Hoa tượng trưng cho người con gái, nguyệt tượng trưng cho người con trai. 

- Hai hình ảnh này gắn bó bên nhau thể hiện tình yêu bền chặt, son sắt. 

TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Xác định bố cục của đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ; cho biết nội dung chính của từng phần.

Đáp án chuẩn:

- Phần 1: Từ đầu đến “tiếng trùng mưa phun” – Nỗi nhớ thương chồng nơi xa.

- Phần 2: Tiếp đến “gió thốc ngoài hiên” - Nỗi cô đơn lẻ loi của người chinh phụ.

- Phần 3: Còn lại – Khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ.

Câu 2: Đoạn trích được viết theo thể thơ nào? Chỉ ra sự phù hợp của thể thơ ấy trong việc thể hiện nội dung đề tài ở văn bản này.

Đáp án chuẩn:

- Thể thơ song thất lục bát

- Ta thấy được cả bài thơ như nỗi niềm tâm sự của người phụ nữ, đi sâu được vào thế giới nội tâm nhân vật và thấu hiểu được cảm xúc của nhân vật.

Câu 3: Nỗi lòng người chinh phụ được thể hiện như thế nào? Đâu là nguyên nhân dẫn đến tâm trạng ấy?

Đáp án chuẩn:

- Khung cảnh thiên nhiên hoang vắng, tiêu điều, ảm đạm gợi cảm giác chia cắt, lẻ loi, tương phản với tâm trạng của người chinh phụ. 

- Nỗi lòng ấy xuất phát từ nhiều nguyên nhân: chiến tranh chia cắt vợ chồng, lệ phong kiến ràng buộc người phụ nữ, khiến họ phải ở nhà chờ chồng. 

Câu 4: Hãy phân tích mối quan hệ giữa cảnh vật và tâm trạng của người chinh phụ trong phần cuối (từ dòng 9 đến dòng 20)

Đáp án chuẩn:

- Cảnh vật và con người hòa quyện vào nhau, tạo nên một bức tranh bi thương, da diết. 

- Tâm hồn u sầu của người chinh phụ nhuộm màu lên cảnh vật xung quanh, khiến cho mọi thứ đều trở nên ảm đạm, lạnh lẽo.

=> Cảnh vật không chỉ là phông nền, mà còn là biểu tượng cho tâm trạng của người chinh phụ.

Câu 5: Phân tích tác dụng các biện pháp tu từ, nhịp điệu của thể song thất lục bát trong văn bản “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”

Đáp án chuẩn:

Các biện pháp tu từ trong đoạn trích đã thể hiện được tình cảm cũng như khiến cho đoạn thơ giàu sức biểu hình, biểu đạt cho sự vật. 

Câu 6: Đoạn trích gợi cho em suy nghĩ như thế nào về số phận những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh phi nghĩa.

Đáp án chuẩn:

- Chiến tranh phi nghĩa đã cướp đi của họ người chồng, người cha, người con, khiến họ phải chịu đựng sự mất mát, đau thương, và lo lắng cho người thân. 

- Nỗi buồn sầu, tuyệt vọng bao trùm lấy tâm hồn họ. 

=> Họ phải chịu nhiều khổ cực, hy sinh mà không được đền đáp.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác