Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều bài 1 Văn bản 4: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều bài 1 Văn bản 4: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cảm xúc chủ đạo trong văn bản Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ là gì?
- A. Nỗi oán giận, lên án chiến tranh phi nghĩa đã chia cắt tình yêu đôi lứa.
B. Nỗi nhớ thương, khát khao hạnh phúc lứa đôi của một người phụ nữ có chồng ra trận.
- C. Nỗi tủi phận của người chinh phụ khi phải xa người chồng mới cưới.
- D. Nỗi chán chường trước tình cảnh chiến tranh, loạn lạc liên miên khiến đất nước rơi vào hỗn loạn, con người đau khổ, lầm than.
Câu 2: Người chinh phu xuất hiện thông qua đâu?
- A. Thông qua cuộc trò chuyện với người chinh phụ.
- B. Thông qua câu chuyện mà nhà thơ kể.
C. Thông qua những hồi ức và sự mong nhớ của người chinh phụ.
- D. Thông qua hình ảnh về cuộc chiến tranh khốc liệt.
Câu 3: Người chinh phu là hình tượng tiêu biểu cho đối tượng nào trong xã hội phong kiến?
A. Kẻ sĩ lấy việc phò vua giúp dân làm trọng.
- B. Tầng lớp trí thức Nho học.
- C. Tầng lớp tinh anh.
- D. Kẻ sĩ lấy việc lập chiến công làm trọng.
Câu 4: Bút pháp nổi bật trong đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ là gì?
- A. Nghệ thuật đối.
- B. Điển tích, điển cố.
C. Ước lệ tượng trưng.
- D. Nhân hóa.
Câu 5: Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ đã thể hiện tình cảm nào của người chinh phụ?
A. Tình yêu chân thành, đằm thắm có tính chất vị tha, mang đậm nét truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
- B. Tình yêu hiện đại, phóng khoáng, có sự ngang tàng, mạnh mẽ.
- C. Sự cam chịu, nhẫn nhịn trong tình yêu.
- D. Sự phản kháng, chống lại những bất công xã hội.
Câu 6: Thành công của bản dịch Chinh phụ ngâm được thể hiện như thế nào?
- A. Bản dịch dễ đọc, dễ thuộc hơn nguyên văn.
- B. Bản dịch đã giúp tác phẩm được nhiều người biết đến hơn.
- C. Bản dịch đã thay đổi hoàn toàn kết cấu của nguyên văn, sáng tạo và mới mẻ hơn.
D. Bản dịch được coi như là một sáng tác phẩm có giá trị độc lập tương đối với nguyên văn.
Câu 7: Nhận xét về ngôn ngữ của đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ?
A. Ngôn ngứ điêu luyện, có cả một kho từ vựng diễn tả tình cảm u sầu với những sắc thái khác nhau.
- B. Ngôn ngữ đậm sắc thái biểu cảm, nhiều từ ngữ phóng đại, nói quá diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình.
- C. Ngôn ngữ giàu màu sắc chính luận, trang trọng và hào hùng.
- D. Ngôn ngữ ủy mị, nặng màu sắc u tối, tái hiện không khí chiến tranh ác liệt.
Câu 8: Vì sao người chinh phụ lại oán ghét chiến tranh?
- A. Chiến tranh mang đến sự tàn lụi của một dân tộc.
- B. Chiến tranh khiến con người lầm than.
C. Người chinh phụ ý thức rất rõ về quyền sống cá nhân, khát khao hạnh phúc lứa đôi bao nhiêu thì càng oán ghét chiến tranh bấy nhiêu.
- D. Người chinh phụ bị chia cắt với người chồng, ngày đêm mong nhớ tha thiết nên càng oán ghét chiến tranh.
Câu 9: Hình ảnh có tính tượng trưng ước lệ như “gió đông”, “non Yên”, “trời thăm thẳm” có ý nghĩa gì?
- A. Là khoảng cách xa xôi giữa chinh phu và chinh phụ.
- B. Gợi ra không gian rộng lớn vô tận.
- C. Thể hiện nỗi nhớ nhung da diết của người chinh phụ.
D. Vừa gợi ra không gian rộng lớn vô tận nói lên khoảng cách xa xôi giữa chinh phu và chinh phụ vừa biểu đạt được tấm lòng chân thành, nỗi nhớ nhung vô hạn của người vợ nơi quê nhà.
Câu 10: Cảnh vật qua cái nhìn tâm trạng của người chinh phu được diễn tả như thế nào qua hai câu thơ dưới đây?
Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun
- A. Tâm trạng của con người hoàn toàn phụ thuộc vào dáng vẻ của thiên nhiên, tạo vật.
B. Cảnh vật xung quanh chính là tâm cảnh bởi nó đã được nhìn bởi đôi mắt đẫm lệ, đã nhuốm màu tâm trạng của chủ thể trữ tình.
- C. Con người dường như cũng đồng cảm với thiên nhiên, tạo vật.
- D. Cảnh vật ảnh hưởng rất đến sự biểu lộ tâm trạng của chủ thể trữ tình.
Câu 11: Tác phẩm Chinh phụ ngâm thuộc thể loại nào?
A. Khúc ngâm.
- B. Truyện thơ.
- C. Văn tế.
- D. Chiếu.
Câu 12: Tác phẩm Chinh phụ ngâm được sáng tác vào khoảng thời gian năm?
- A. 1740.
- B. 1751.
C. 1741.
- D. 1714.
Câu 13: Bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm được cho là của ai?
- A. Trần Trọng Kim.
- B. Phan Huy Chú.
- C. Đoàn Thị Điểm.
D. Đoàn Thị Điểm hoặc Phan Huy Ích.
Câu 14: Tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn được viết bằng chữ gì?
- A. Chữ Nôm.
B. Chữ Hán.
- C. Chữ Trung giản thể.
- D. Chữ Hán Việt.
Câu 15: Bối cảnh sáng tác Chinh phụ ngâm là gì?
A. Thời kì loạn lạc với hai cuộc chiến tranh Lê – Trịnh, Mạc – Nguyễn.
- B. Thời kì quân Nguyên Mông xâm lược Đại Việt.
- C. Thời kì Trịnh – Nguyễn phân tranh.
- D. Thời kì Lê – Trịnh xung đột quyền lực.
Câu 16: Theo Phan Huy Ích, Chinh phụ ngâm có bao nhiêu bản dịch bằng thơ lục bát?
- A. Bảy bản dịch.
B. Ba bản dịch.
- C. Năm bản dịch.
- D. Bốn bản dịch.
Câu 17: Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ được viết theo thể thơ nào?
- A. Thất ngôn bát cú.
- B. Lục bát.
C. Song thất lục bát.
- D. Thất ngôn tứ tuyệt.
Câu 18: Địa danh Non Yên được nhắc đến trong văn bản Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ là gì?
- A. Là một địa danh xảy ra chiến tranh ác liệt.
- B. Là một địa danh nổi tiếng ở Việt Nam.
- C. Là một địa danh nổi tiếng ở quê hương nhà thơ.
D. Là Yên Nhiên, một ngọn núi ngoài biên ải phía bắc Trung Quốc.
Câu 19: Nhân vật trữ tình của Chinh phụ ngâm là ai?
- A. Người chinh phụ.
- B. Tác giả Đặng Trần Côn.
- C. Đoàn Thị Điểm.
D. Người chinh phu và người chinh phụ.
Câu 20: Người chinh phu ra đi để làm nhiệm vụ gì?
- A. Đi thi.
- B. Làm quan.
C. Đi lính.
- D. Đi sứ sang Trung Hoa.
Câu 21: Hình ảnh hoa và nguyệt có ý nghĩa như thế nào trong việc diễn tả tâm trạng của người chinh phu?
A. Khơi sâu thêm nỗi đau về sự lẻ loi, cô độc của người chinh phu nơi khuê phòng.
- B. Khắc họa cảnh vật vào buổi đêm.
- C. Khắc họa nỗi nhớ của người chinh phụ.
- D. Khắc họa tâm trạng chán trường, oán ghét chiến tranh.
Câu 22: Đoàn Thị Điểm có tên gọi khác là gì?
- A. Bà chúa thơ Nôm.
- B. Tuệ Trung thượng sĩ.
C. Hồng Hà nữ sĩ.
- D. Thảo Đường cư sĩ.
Xem toàn bộ: Soạn Ngữ văn 9 Cánh diều bài 1: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận