Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều bài 4 Thực hành tiếng Việt: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều bài 4 Thực hành tiếng Việt: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Việc sử dụng lời dẫn gián tiếp có vai trò như thế nào?

  • A. Giúp cho diễn đạt trở nên sâu sắc, thuyết phục.
  • B. Giúp cho câu chuyện trở nên trôi chảy hơn và giúp độc giả dễ dàng hiểu được ý nghĩa của nhân vật.
  • C. Giúp bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn.
  • D. Giúp bài viết thêm nổi tiếng, nhiều người đọc chú ý đến.

Câu 2: Đâu là lời dẫn trực tiếp trong những câu văn dưới đây?

  • A. “Tao thật ghét phải để mày lại một mình”, cậu nhóc nói, ve vuốt cái lưng con mèo mun to đùng, mập ú.
  • B. Cậu chủ quả là tốt bụng, con mèo nghĩ, miệng đầy những mảnh vụn.
  • C. Ý ta là gì ấy nhỉ, một cậu nhóc tốt bụng thôi ư? Cậu chủ phải là xin nhất ấy chứ? Nó tự đính chính khi nuốt thức ăn.
  • D. Nó có thể tượng tượng ra trên boong một con tàu viễn dương khổng lồ đang chạy xuyên qua những lớp sóng.

Câu 3: Đâu không phải là lời dẫn trực tiếp trong những câu văn dưới đây?

  • A. Vài ngày trước khi Zorba rời khỏi giỏ, mèo mẹ đã rất nghiêm khắc nói với nó, “Con đã có chân cẳng và giác quan nhanh nhạy. Mấy điều đó tốt thôi, nhưng con phải biết thận trọng mỗi khi đi đâu. Mẹ không muốn con bò ra giỏ”.
  • B. “Mày mù rồi hả, con bồ nông đần độn này! Lại đây nào, mèo con. Tí nữa thì mày tiêu đời trong bụng con chim già xấu xí kia rồi.” Cậu nhóc nói rồi bế Zorba lên tay.
  • C. “Tạm biệt, Zorba!” “Tạm biệt” Hai thằng nhóc em cũng gào lên và vẫy chào rối rít.
  • D. Cô chỉ ước sao có một bộ hàm lớn của con cá khổng lồ nào đó nhanh chóng nuốt chửng lấy mình.

Câu 4: Đâu là lời dẫn thể hiện suy nghĩ của nhân vật trong những câu văn dưới đây?

  • A. Cô lặn xuống lần nữa và cố rỉa cho hết thứ chất đặc quánh dính chặt lấy đuôi mình. 
  • B. Cô nhớ lại câu chuyện của bác hải âu già từ quần đảo Frisian về một con người tên là Icarus.
  • C. Cô cũng nhìn thấy vài ba con tàu đang di chuyển như những vật thể nhỏ xíu trên lớp áo xanh đại dương. 
  • D. Zorba nghĩ cô chim khốn khổ này đang bị mê sảng rồi, và vì cô đang rơi vào tình trạng đáng thương tới mức ấy, nó không còn lựa chọn nào khác ngoài cách tỏ ra rộng lượng.

Câu 5: Đâu không phải là lời dẫn trực tiếp trong các câu dưới đây?

  • A. “Và hãy hứa với tôi anh sẽ dạy nó bay,” Kengah hổn hển nói, nhìn thẳng vào mắt con mèo.
  • B. Con mèo già yên lặng lắng nghe, rồi nó vừa ngẫm nghĩ về vấn đề vừa giật giật sợi ria dài. 
  • C. "Sao chúng ta không tới gặp ngài giáo sô, ngài Einstein ấy. Ngài bít hết mọi thứ trên đời mà," Secretario đề nghị.
  • D. “Tôi không còn thời gian nữa rồi. Hãy hứa với tôi anh sẽ không ăn quả trứng!” Kengah mở mắt, thều thào.

Câu 6: Đâu là đặc điểm của lời dẫn gián tiếp?

  • A. Cho phép người viết hoặc người nói thể hiện sự sáng tạo và phong cách riêng của mình.
  • B. Cho phép người viết hoặc người nói thể hiện sự sáng tạo và phong cách riêng của mình, tạo ra một cảm giác sống động và chân thực hơn về ý kiến của người đó.
  • C. Giảm đi sự kết nối và tương tác với người đọc hoặc người nghe.
  • D. Tái hiện ý kiến hoặc tuyên bố một cách tinh tế và đi ngược với ngữ cảnh.

Câu 7: Nhận xét đặc điểm của lời dẫn gián tiếp sau:

Người đó nói rằng anh ta cảm thấy rất vui mừng và tự hào về thành tựu của chúng ta.

  • A. Sử dụng ngôn ngữ và cấu trúc câu riêng để tái hiện ý kiến của người đó một cách phù hợp với ngữ cảnh và phong cách của bài viết.
  • B. Sử dụng ngôn ngữ và cấu trúc câu riêng để tái hiện ý kiến của người đó một cách cứng nhắc, thiếu tinh tế.
  • C. Sử dụng ngôn ngữ và cấu trúc câu riêng để tái hiện ý kiến của người đó một cách sáng tạo nhưng làm mất đi thông tin quan trọng.
  • D. Sử dụng ngôn ngữ và cấu trúc câu riêng để tái hiện ý kiến của người đó một cách sai lệch.

Câu 8: Lời dẫn gián tiếp có vai trò như thế nào trong văn bản?

  • A. Giúp mạch văn được chỉn chu, trau chuốt hơn.
  • B. Tạo ra sự kết nối giữa tác phẩm với người đọc.
  • C. Giúp văn bản có cách diễn đạt phong phú hơn, tự nhiên hơn.
  • D. Được tích hợp vào câu văn một cách tự nhiên, giúp tạo ra một dòng chảy liền mạch và góp phần vào sự thống nhất của văn bản.

Câu 9: Sử dụng lời dẫn gián tiếp cần đáp ứng những yêu cầu nào?

  • A. Cần đan xen thêm cảm nhận và suy nghĩ cá nhân.
  • B. Cần thêm bớt những chỗ chưa giống với quan điểm của bản thân.
  • C. Cần truyền đạt thông tin từ nguồn gốc đến người nghe hoặc đọc một cách trung thực và chính xác.
  • D. Cần nói ngược lại với ý của câu gốc.

Câu 10: Theo em, lời dẫn gián tiếp có ưu điểm gì so với lời dẫn trực tiếp?

  • A. Lời dẫn gián tiếp cho phép sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và sáng tạo hơn. 
  • B. Lời dẫn gián tiếp cô đọng, hàm súc hơn.
  • C. Lời dẫn gián tiếp tinh tế, chỉn chu hơn.
  • D. Lời dẫn gián tiếp hay và mang tính nghệ thuật hơn.

Câu 11: Cách dẫn trực tiếp là gì?

  • A. Nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật.
  • B. Là lời văn đặt trong dấu ngoặc kép.
  • C. Nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, đặt trong dấu ngoặc kép.
  • D. Thuật lại có điều chỉnh cho phù hợp lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật.

Câu 12: Cách dẫn gián tiếp là gì?

  • A. Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, không đặt trong dấu ngoặc kép.
  • B. Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, có đặt trong dấu ngoặc kép.
  • C. Là lời văn đặt trong dấu ngoặc kép.
  • D. Nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật.

Câu 13: Trong đoạn trích dưới đây, phần in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật?

Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.

  • A. Là lời nói của nhân vật.
  • B. Là ý nghĩ của nhân vật.
  • C. Vừa là lời nói, vừa là ý nghĩ của nhân vật.
  • D. Chỉ là một câu văn trần thuật.

Câu 14: Trong đoạn trích dưới đây, phần in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật?

Lão tìm lời lẽ giảng giải cho con trai hiểu. Lão khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này, để dùi giắng lại ít lâu, xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu ; chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làng này đã chết hết con gái đâu mà sợ.

  • A. Chỉ là một câu văn trần thuật.
  • B. Vừa là lời nói, vừa là ý nghĩ của nhân vật.
  • C. Là ý nghĩ của nhân vật.
  • D. Là lời nói của nhân vật.

Câu 15: Trong đoạn trích dưới đây, phần in đậm là lời nói của nhân vật hay lời dẫn được thuật lại?

Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật.

  • A. Vừa là lời nói của nhân vật, vừa là lời dẫn được thuật lại.
  • B. Chỉ là một câu văn trần thuật.
  • C. Là ý nghĩ của nhân vật.
  • D. Là lời dẫn được thuật lại.

Câu 16: Đâu là yêu cầu khi chuyển từ cách dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp?

  • A. Lược bỏ dấu ngoặc kép, dấu hai chấm đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp.
  • B. Lược bỏ dấu ngoặc kép đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp.
  • C. Lược bỏ dấu hai chấm đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp.
  • D. Lược bỏ tất cả dấu của câu.

Câu 17: Đâu là yêu cầu khi chuyển từ cách dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp?

  • A. Diễn đạt lại nội dung sao cho sáng tạo và hay hơn.
  • B. Diễn đạt lại nôi dung chính xác, không thay đổi bất kì từ ngữ nào.
  • C. Diễn đạt lại nội dung sao cho thích hợp, đảm bảo trung thành với ý được dẫn trong văn bản gốc.
  • D. Diễn đạt lại nội dung cho sắc sảo, chặt chẽ hơn.

Câu 18: Trong đoạn trích dưới đây, phần in đậm là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp?

Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?".

  • A. Lời dẫn trực tiếp.
  • B. Lời dẫn gián tiếp.
  • C. Lời dẫn nửa trực tiếp.
  • D. Vừa là lời dẫn trực tiếp, vừa là lời dẫn gián tiếp.

Câu 19: Trong đoạn trích dưới đây, phần in đậm là lời nói của nhân vật hay ý nghĩa của nhân vật?

Sau khi thằng con đi, lão tự bảo rằng: "Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu. Hồi ấy, mọi thức còn rẻ cả...".

  • A. Vừa là lời nói của nhân vật, vừa là lời dẫn được thuật lại.
  • B. Chỉ là một câu văn trần thuật.
  • C. Là ý nghĩ của nhân vật.
  • D. Là lời nói của nhân vật.

Câu 20: Đâu là câu chuyển chính xác từ lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp của câu văn dưới đây?

Trong cuộc họp, người đứng đầu đã nói: “Chúng ta phải tìm ra giải pháp cho vấn đề này”.

  • A. Trong cuộc họp, người đứng đầu đã nói chúng ta phải tìm ra giải pháp cho vấn đề này.
  • B. Trong cuộc họp, người đứng đầu đã nói: Chúng ta phải tìm ra giải pháp cho vấn đề này.
  • C. Trong cuộc họp, người đứng đầu đã nói rằng mọi người cần phải tìm ra giải pháp cho vấn đề này.
  • D. Trong cuộc họp, người đứng đầu đã nói rằng: “mọi người cần phải tìm ra giải pháp cho vấn đề này”.

Câu 21: Theo em, trong tiếng Anh có lời dẫn trực tiếp, gián tiếp hay không? Nó khác với tiếng Việt như thế nào?

  • A. Tiếng Anh có lời dẫn trực tiếp, gián tiếp. Nếu tiếng Việt chỉ thay đổi cấu trúc câu thì tiếng Anh phải thay đổi cả thì (hiện tại, quá khứ, tương lai) của câu.
  • B. Tiếng Anh không có lời dẫn trực tiếp, gián tiếp.
  • C. Tiếng Anh chỉ có lời dẫn trực tiếp. Nếu tiếng Việt chỉ thay đổi cấu trúc câu thì tiếng Anh phải thay đổi cả thì (hiện tại, quá khứ, tương lai) của câu.
  • D. Tiếng Anh chỉ có lời dẫn gián tiếp. Nếu tiếng Việt chỉ thay đổi cấu trúc câu thì tiếng Anh phải thay đổi cả thì (hiện tại, quá khứ, tương lai) của câu.

Câu 22: Việc trích dẫn có ý nghĩa gì?

  • A. Chứng tỏ việc nói có sách, mách có chứng.
  • B. Làm cho ngôn ngữ giao tiếp được đậm đà, cụ thể.
  • C. Giúp bài viết được nổi tiếng hơn, được nhiều người chú ý đến hơn.
  • D. Chứng tỏ việc nói có sách, mách có chứng và giúp ngôn ngữ giao tiếp được đậm đà, cụ thể.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác