Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 9 Cánh diều bài 4: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 cánh diều bài 4: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Nhận biết được sự khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp; biết vận dụng hai cách dẫn này trong đọc, viết, nói và nghe.

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

I. TÌM HIỂU KIẾN THỨC NGỮ VĂN

1. Cách dẫn trực tiếp

- Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói của một người (một nhân vật). 

+ Trong ngôn ngữ nói, lời dẫn trực tiếp được đánh dấu bằng chỗ nghỉ hơi. 

+ Trong ngôn ngữ viết, lời dẫn trực tiếp được đặt sau dấu hai chấm và trong dấu ngoặc kép.

Ví dụ: Người xưa có câu: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. (Thép Mới).

+ Khi thuật lại lời đối thoại của nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng hoặc đặt trong dấu ngoặc kép.

Ví dụ: 

Vừa đến ngõ, ông lão đã lên tiếng:

- Chúng mày đâu rồi, ra thầy chia quà cho nào. 

(Kim Lân)

2. Cách dẫn gián tiếp

- Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói của một người (một nhân vật) có điều chỉnh cho thích hợp. 

+ Trong ngôn ngữ nói, lời dẫn gián tiếp thường không được đánh dấu bằng chỗ nghỉ hơi rõ rệt. 

+ Trong ngôn ngữ viết, lời dẫn gián tiếp không được đánh dấu bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. 

Ví dụ: 

Bà Nguyên Hồng nói rằng nhìn “ông ấy” cầm chén rượu khề khà nhấm nháp một mình, thấy không khác gì những bác phu xe ngày xưa ngồi uống rượu nơi hè phố sau những giờ lao động mệt nhọc. 

(Nguyễn Đăng Mạnh).

II. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK

Bài tập 1(SGK – tr90): a - 4, b - 3, c - 2, d – 1.

Bài tập 2 (SGK – tr90-91):

a. Lời dẫn trong đoạn văn: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lời và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.” – là dẫn lời văn.

+ Lời dẫn được tách ra khỏi phần đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép nên là cách dẫn trực tiếp. 

+ Hồ Chí Minh đã trích nguyên câu văn trong “Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp” năm 1791 để khẳng định tự do, bình đẳng là quyền mà tất cả mọi người dân trên thế giới được hưởng.

b. Lời dẫn trong đoạn văn: “Chúng nó có bao nhiêu thằng, bao nhiêu Tây, bao nhiêu Việt gian, đi những đường nào, đốt phá những đâu đâu và dân quân, tự vệ làng ông bố trí, cầm cự ra sao, rành rọt, tỉ mỉ như chính ông lão vừa mới dự trận đánh giặc ấy xong thật…” - là dẫn lời nói thành tiếng. 

+ Lời dẫn không trích y nguyên lời nói của nhân vật mà đã điều chỉnh, thay đổi theo lời người thuật lại nên là dẫn gián tiếp. 

+ Lời dẫn này đã giúp cho tác giả thể hiện được cách nhìn nhận đánh giá của mình về nhân vật thông qua lời kể của nhân vật.

c. Lời dẫn trong đoạn văn: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn.”. – là lời dẫn ý nghĩ của nhân vật. 

+ Lời dẫn được tách ra khỏi phần đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép nên là dẫn trực tiếp. 

+ Lời dẫn này thể hiện sự đánh giá chủ quan của tác giả đối với anh thanh niên, sự đánh giá này chưa chắc đã đúng.

Bài tập 3 (SGK – tr91):

a. Hôm sau, Linh Phi lấy một cái túi bằng lụa tía, đựng mười hạt minh châu, sai sứ giả Xích Hỗn đưa Phan ra khỏi nước. Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng mà dặn nói hộ với chàng Trương rằng nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, thì xin lập một đàn giải oan ở bến sông rồi đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, nàng sẽ trở về.

b. Sau khi thằng con đi, lão tự bảo rằng cái vườn là của con lão. Hồi mẹ nó còn sống, mọi thứ còn rẻ, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu được cái vườn ấy.

c. Nhà văn Xu-khôm-lin-xki (Sukhomlynsky) đã từng nói rằng con người sinh ra không phải để tiêu biến như một hạt cát vô danh mà họ sinh ra để in dấu trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim người khác.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 9 CD bài 4: Cách dẫn trực tiếp và cách, kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 cánh diều bài 4: Cách dẫn trực tiếp và cách, Ôn tập Ngữ văn 9 cánh diều bài 4: Cách dẫn trực tiếp và cách

Bình luận

Giải bài tập những môn khác