Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều bài 4 Thực hành tiếng Việt: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp (P2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều bài 4 Thực hành tiếng Việt: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cách dẫn gián tiếp là gì?
A.Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, không đặt trong dấu ngoặc kép.
- B. Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, có đặt trong dấu ngoặc kép.
- C. Là lời văn đặt trong dấu ngoặc kép.
- D. Nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật.
Câu 2: Trong đoạn trích dưới đây, phần in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật?
Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.
- A. Là lời nói của nhân vật.
B. Là ý nghĩ của nhân vật.
- C. Vừa là lời nói, vừa là ý nghĩ của nhân vật.
- D. Chỉ là một câu văn trần thuật.
Câu 3: Cách dẫn trực tiếp là gì?
- A. Nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật.
- B. Là lời văn đặt trong dấu ngoặc kép.
C. Nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, đặt trong dấu ngoặc kép.
- D. Thuật lại có điều chỉnh cho phù hợp lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật.
Câu 4: Đâu là câu chuyển chính xác từ lời dẫn gián tiếp sang lời dẫn trực tiếp của câu văn dưới đây?
Nhà lãnh đạo tuyên bố với một nụ cười hân hoan trên môi rằng ông đã rất hạnh phúc và tự hào về thành tích mọi người đạt được.
- A. Nhà lãnh đạo tuyên bố với một nụ cười hân hoan trên môi rằng tôi rất hạnh phúc và tự hào về thành tích của chúng ta!
- B. Nhà lãnh đạo tuyên bố với một nụ cười hân hoan trên môi rằng: “Ông đã rất hạnh phúc và tự hào về thành tích của chúng ta”.
C. "Tôi rất hạnh phúc và tự hào về thành tích của chúng ta!", nhà lãnh đạo tuyên bố với một nụ cười hân hoan trên môi.
- D. Tôi rất hạnh phúc và tự hào về thành tích của chúng ta! nhà lãnh đạo tuyên bố với một nụ cười hân hoan trên môi.
Câu 5: Đâu là câu chuyển chính xác từ lời dẫn gián tiếp sang lời dẫn trực tiếp của câu văn dưới đây?
Người thầy động viên học sinh của mình rằng bạn ấy có thể đạt được mọi điều mà mình mong muốn.
A. "Tôi tin rằng bạn có thể đạt được mọi điều mà bạn mong muốn", người thầy động viên học sinh của mình.
- B. Người thầy động viên học sinh của mình rằng: “Bạn ấy có thể đạt được mọi điều mà mình mong muốn”.
- C. Tôi tin rằng bạn có thể đạt được mọi điều mà bạn mong muốn người thầy động viên học sinh của mình.
- D. Người thầy động viên học sinh của mình rằng tôi tin rằng bạn có thể đạt được mọi điều mà bạn mong muốn.
Câu 6: Đâu là câu chuyển chính xác từ lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp của câu văn dưới đây?
"Vấn đề quan trọng nhất là tập trung vào giáo dục", nhà nghiên cứu nổi tiếng nhấn mạnh trong cuốn sách của mình.
- A. Nhà nghiên cứu nổi tiếng nhấn mạnh trong cuốn sách của mình rằng: “Vấn đề quan trọng nhất là tập trung vào giáo dục”.
- B. “Vấn đề quan trọng nhất là tập trung vào giáo dục”: là điều mà nhà giáo dục đã nhấn mạnh trong cuốn sách của mình.
- C. Nhà nghiên cứu nổi tiếng nhấn mạnh trong cuốn sách của mình rằng vấn đề quan trọng nhất là tập trung vào giáo dục.
D. “Nhà nghiên cứu nổi tiếng nhấn mạnh trong cuốn sách của mình rằng vấn đề quan trọng nhất là tập trung vào giáo dục” hoặc “Vấn đề quan trọng nhất là tập trung vào giáo dục là điều mà nhà giáo dục đã nhấn mạnh trong cuốn sách của mình”.
Câu 7: Đâu là yêu cầu khi chuyển từ cách dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp?
A. Lược bỏ dấu ngoặc kép, dấu hai chấm đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp.
- B. Lược bỏ dấu ngoặc kép đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp.
- C. Lược bỏ dấu hai chấm đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp.
- D. Lược bỏ tất cả dấu của câu.
Câu 8: Đâu là yêu cầu khi chuyển từ cách dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp?
- A. Diễn đạt lại nội dung sao cho sáng tạo và hay hơn.
- B. Diễn đạt lại nôi dung chính xác, không thay đổi bất kì từ ngữ nào.
C. Diễn đạt lại nội dung sao cho thích hợp, đảm bảo trung thành với ý được dẫn trong văn bản gốc.
- D. Diễn đạt lại nội dung cho sắc sảo, chặt chẽ hơn.
Câu 9: Đâu là câu chuyển chính xác từ lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp của câu văn dưới đây?
Trong cuộc họp, người đứng đầu đã nói: “Chúng ta phải tìm ra giải pháp cho vấn đề này”.
- A. Trong cuộc họp, người đứng đầu đã nói chúng ta phải tìm ra giải pháp cho vấn đề này.
- B. Trong cuộc họp, người đứng đầu đã nói: Chúng ta phải tìm ra giải pháp cho vấn đề này.
C. Trong cuộc họp, người đứng đầu đã nói rằng mọi người cần phải tìm ra giải pháp cho vấn đề này.
- D. Trong cuộc họp, người đứng đầu đã nói rằng: “mọi người cần phải tìm ra giải pháp cho vấn đề này”.
Câu 10: Trong đoạn trích dưới đây, phần in đậm là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp?
Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?".
A. Lời dẫn trực tiếp.
- B. Lời dẫn gián tiếp.
- C. Lời dẫn nửa trực tiếp.
- D. Vừa là lời dẫn trực tiếp, vừa là lời dẫn gián tiếp.
Câu 11: Trong đoạn trích dưới đây, phần in đậm là lời nói của nhân vật hay ý nghĩa của nhân vật?
Sau khi thằng con đi, lão tự bảo rằng: "Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu. Hồi ấy, mọi thức còn rẻ cả...".
- A. Vừa là lời nói của nhân vật, vừa là lời dẫn được thuật lại.
- B. Chỉ là một câu văn trần thuật.
C. Là ý nghĩ của nhân vật.
- D. Là lời nói của nhân vật.
Câu 12: Việc sử dụng lời dẫn gián tiếp có vai trò như thế nào?
- A. Giúp cho diễn đạt trở nên sâu sắc, thuyết phục.
B. Giúp cho câu chuyện trở nên trôi chảy hơn và giúp độc giả dễ dàng hiểu được ý nghĩa của nhân vật.
- C. Giúp bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn.
- D. Giúp bài viết thêm nổi tiếng, nhiều người đọc chú ý đến.
Câu 13: Đâu là câu chuyển chính xác từ lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp của câu văn dưới đây?
"Chúng ta phải hành động ngay lập tức để bảo vệ môi trường. Không có thời gian để chần chừ nữa", tuyên bố mạnh mẽ của nhà hoạt động môi trường.
- A. Chúng ta phải hành động ngay lập tức để bảo vệ môi trường. Không có thời gian để chần chừ nữa là một tuyên bố mạnh mẽ của nhà hoạt động môi trường.
B. Nhà hoạt động môi trường đã tuyên bố mạnh mẽ rằng mọi người phải hành động ngay lập tức để bảo vệ môi trường, không có thời gian để chần chừ nữa.
- C. Chúng ta phải hành động ngay lập tức để bảo vệ môi trường. Không có thời gian để chần chừ nữa tuyên bố mạnh mẽ của nhà hoạt động môi trường.
- D. “Chúng ta phải hành động ngay lập tức để bảo vệ môi trường. Không có thời gian để chần chừ nữa”.
Câu 14: Đâu là lời dẫn trực tiếp trong những câu văn dưới đây?
A. “Tao thật ghét phải để mày lại môt mình”, cậu nhóc nói, ve vuốt cái lưng con mèo mun to đùng, mập ú.
- B. Cậu chủ quả là tốt bụng, con mèo nghĩ, miệng đầy những mảnh vụn.
- C. Ý ta là gì ấy nhỉ, một cậu nhóc tốt bụng thôi ư? Cậu chủ phải là xin nhất ấy chứ? Nó tự đính chính khi nuốt thức ăn.
- D. Nó có thể tượng tượng ra trên boong một con tàu viễn dương khổng lồ đang chạy xuyên qua những lớp sóng.
Câu 15: Đâu không phải là lời dẫn trực tiếp trong các câu dưới đây?
- A. “Và hãy hứa với tôi anh sẽ dạy nó bay,” Kengah hổn hển nói, nhìn thẳng vào mắt con mèo.
B. Con mèo già yên lặng lắng nghe, rồi nó vừa ngẫm nghĩ về vấn đề vừa giật giật sợi ria dài.
- C. "Sao chúng ta không tới gặp ngài giáo sô, ngài Einstein ấy. Ngài bít hết mọi thứ trên đời mà," Secretario đề nghị.
- D. “Tôi không còn thời gian nữa rồi. Hãy hứa với tôi anh sẽ không ăn quả trứng!” Kengah mở mắt, thều thào.
Câu 16: Theo em, trong tiếng Anh có lời dẫn trực tiếp, gián tiếp hay không? Nó khác với tiếng Việt như thế nào?
A. Tiếng Anh có lời dẫn trực tiếp, gián tiếp. Nếu tiếng Việt chỉ thay đổi cấu trúc câu thì tiếng Anh phải thay đổi cả thì (hiện tại, quá khứ, tương lai) của câu.
- B. Tiếng Anh không có lời dẫn trực tiếp, gián tiếp.
- C. Tiếng Anh chỉ có lời dẫn trực tiếp. Nếu tiếng Việt chỉ thay đổi cấu trúc câu thì tiếng Anh phải thay đổi cả thì (hiện tại, quá khứ, tương lai) của câu.
- D. Tiếng Anh chỉ có lời dẫn gián tiếp. Nếu tiếng Việt chỉ thay đổi cấu trúc câu thì tiếng Anh phải thay đổi cả thì (hiện tại, quá khứ, tương lai) của câu.
Câu 17: Đâu là đặc điểm của lời dẫn gián tiếp?
- A. Cho phép người viết hoặc người nói thể hiện sự sáng tạo và phong cách riêng của mình.
B. Cho phép người viết hoặc người nói thể hiện sự sáng tạo và phong cách riêng của mình, tạo ra một cảm giác sống động và chân thực hơn về ý kiến của người đó.
- C. Giảm đi sự kết nối và tương tác với người đọc hoặc người nghe.
- D. Tái hiện ý kiến hoặc tuyên bố một cách tinh tế và đi ngược với ngữ cảnh.
Câu 18: Nhận xét đặc điểm của lời dẫn gián tiếp sau:
Người đó nói rằng anh ta cảm thấy rất vui mừng và tự hào về thành tựu của chúng ta.
A. Sử dụng ngôn ngữ và cấu trúc câu riêng để tái hiện ý kiến của người đó một cách phù hợp với ngữ cảnh và phong cách của bài viết.
- B. Sử dụng ngôn ngữ và cấu trúc câu riêng để tái hiện ý kiến của người đó một cách cứng nhắc, thiếu tinh tế.
- C. Sử dụng ngôn ngữ và cấu trúc câu riêng để tái hiện ý kiến của người đó một cách sáng tạo nhưng làm mất đi thông tin quan trọng.
- D. Sử dụng ngôn ngữ và cấu trúc câu riêng để tái hiện ý kiến của người đó một cách sai lệch.
Câu 19: Việc trích dẫn có ý nghĩa gì?
- A. Chứng tỏ việc nói có sách, mách có chứng.
- B. Làm cho ngôn ngữ giao tiếp được đậm đà, cụ thể.
- C. Giúp bài viết được nổi tiếng hơn, được nhiều người chú ý đến hơn.
D. Chứng tỏ việc nói có sách, mách có chứng và giúp ngôn ngữ giao tiếp được đậm đà, cụ thể.
Câu 20: Theo em, lời dẫn gián tiếp có ưu điểm gì so với lời dẫn trực tiếp?
A. Lời dẫn gián tiếp cho phép sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và sáng tạo hơn.
- B. Lời dẫn gián tiếp cô đọng, hàm súc hơn.
- C. Lời dẫn gián tiếp tinh tế, chỉn chu hơn.
- D. Lời dẫn gián tiếp hay và mang tính nghệ thuật hơn.
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận