Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 9 cánh diều học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Dòng nào sau đây không chính xác về nhà thơ Nguyễn Khuyến?

  • A. Dương Khuê là bạn thân của Nguyễn Khuyến.
  • B. Bài thơ được Nguyễn Khuyến viết để khóc bạn, lúc đầu viết bằng chữ Hán sau tác giả tự dịch ra chữ Nôm.
  • C. Bài thơ thể hiện xúc động tình bạn tri âm tri kỷ của hai nhà thơ.
  • D. Bài thơ được viết dành tặng người bạn tri kỉ chuyển đến sinh sống ở một nơi xa.

Câu 2: Trong câu thơ “Dập dìu tài tử, giai nhân/ Ngựa xe như nước áo quần như nêm” gợi tả điều gì?

  • A. Các bậc tài tử, giai nhân đông đúc, ồn ào
  • B. Ý chỉ trai tài gái sắc đi hội đông đúc, nhộn nhịp
  • C. Ý chỉ người và xe ngựa đông đúc, chật chội như nêm
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Đâu không phải nội dung tư tưởng trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu?

  • A. Truyền bá đạo lí làm người 
  • B. Cổ vũ lòng yêu nước
  • C. Vẻ đẹp lãng mạn của thiên nhiên
  • D. Cứu nước giúp đời

Câu 4: Chữ quốc ngữ là gì?

  • A. Là hệ thống chữ viết ghi âm, dùng các con chữ trong chữ viết Latinh để ghi tiếng Việt.
  • B. Là hệ thống chữ viết ghi âm, dùng các con chữ trong chữ Hán để ghi tiếng Việt.
  • C. Là hệ thống chữ viết ghi âm, dùng các con chữ trong tiếng Pháp để ghi tiếng Việt.
  • D. Là hệ thống chữ viết ghi âm, dùng một số con chữ nhất định trong chữ Nôm kết hợp chữ Latinh để ghi tiếng Việt.

Câu 5: Bài thơ Sông núi nước Nam ghi lại sự kiện nào trong lịch sử?

  • A. Năm 979, hai cha con Đinh Bộ Lĩnh – Đinh Liễn bị ám sát.
  • B. Lê Đại Hành năm 981 trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược đã được hai vị thần sông Như Nguyệt phù trọ, ngâm bài thơ giữa không trung khiến quân giặc tan vỡ.
  • C. Lê Hoàn lên ngôi, xưng Hoàng đế năm 980, lập ra nhà tiền Lê.
  • D. Mùa thu năm 980, lợi dụng tình hình nước ta có khó khăn, nhà Tống một mặt điều động một đạo quân do tướng Hầu Nhân Bảo cầm đầu kéo vào xâm lược nước ta, mặt khác sai Lư Đa Tốn đưa thư sang đe dọa.

Câu 6: Chủ đề của bài thơ Khóc Dương Khuê là gì?

  • A. Tình yêu lứa đôi.
  • B. Tình đồng chí, đồng đội.
  • C. Tình yêu nước.
  • D. Tình bạn.

Câu 7: Chương Dương được nhắc tới trong bài thơ Phò giá về kinh là địa danh nào?

  • A. Bến sông nằm ở hữu ngạn sông Gianh, thuộc tỉnh Quảng Bình. Chiến thắng Chương Dương diễn ra vào tháng 6 năm Ất Dậu (1285) do Trần Quang Khải chỉ huy.
  • B. Bến sông nằm ở hữu ngạn sông Hồng, thuộc huyện Chí Linh, Hải Dương. Chiến thắng Chương Dương diễn ra vào tháng 6 năm Ất Dậu (1285) do Trần Quang Khải chỉ huy.
  • C. Bến sông nằm ở hữu ngạn sông Hồng, thuộc huyện Thường Tín, Hà Nội. Chiến thắng Chương Dương diễn ra vào tháng 6 năm Ất Dậu (1285) do Trần Quang Khải chỉ huy.
  • D. Bến sông nằm ở hữu ngạn sông Hồng, thuộc huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chiến thắng Chương Dương diễn ra vào tháng 6 năm Ất Dậu (1285) do Trần Quang Khải chỉ huy.

Câu 8: Theo Phan Huy Ích, Chinh phụ ngâm có bao nhiêu bản dịch bằng thơ lục bát?

  • A. Bảy bản dịch.
  • B. Ba bản dịch.
  • C. Năm bản dịch.
  • D. Bốn bản dịch.

Câu 9: Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:

Nhớ ơn chín chữ cao sâu,

Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.

  • A. Chín chữ, ba thu.
  • B. Một ngày dài ghê.
  • C. Chín chữ cao sâu.
  • D. Ba thu dọn lại.

Câu 10: Chi tiết “thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Chỉ sự khởi đầu của mùa xuân mới.
  • B. Ba tháng mùa xuân có chín mươi ngày mà nay đã qua sáu mươi ngày.
  • C. Chỉ ánh sáng đẹp ngày xuân.
  • D. Chỉ mùa xuân đã kết thúc, chuẩn bị đến mùa hè.

Câu 11: Vì sao Lục Vân Tiên quyết định ra tay để trừng trị bọn cướp?

  • A. Vì Lục Vân Tiên là người thấy việc bất bình, hại đến dân là ra tay nghĩa hiệp.
  • B. Vì Lục Vân Tiên muốn có nhiều công trạng để được làm quan.
  • C. Vì Lục Vân Tiên mến mộ Kiều Nguyệt Nga đã lâu, muốn lấy cớ làm quen.
  • D. Vì Lục Vân Tiên thích giao tranh để luyện võ.

Câu 12: Chiếc lầu Ngưng Bích có ý nghĩa gì trong việc thể hiện chân dung số phận Thúy Kiều?

  • A. Là nơi cao sang, xứng với vẻ đẹp và tài năng của nàng Kiều.
  • B. Là nơi ẩn chứa nhiều mối đe dọa đến sự an toàn của Thúy Kiều.
  • C. Là nơi có thể gọi là bình yên nhất sau nhiều biến cố đã xảy ra.
  • D. Là nhà tù giam lỏng cuộc đời Kiều, nó cho thấy tình cảnh đáng thương, xót xa mà nàng Kiều phải chịu đựng.

Câu 13: UNESCO là tên viết tắt của tổ chức nào?

  • A. Liên hợp quốc.
  • B. Tổ chức Văn hóa, Giáo dục Liên hợp quốc.
  • C. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc.
  • D. Tổ chức Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc.

Câu 14: Thông tin văn bản Vịnh Hạ Long – một kì quan thiên nhiên độc đáo và tuyệt mĩ được trình bày theo trật tự nào?

  • A. Không gian.
  • B. Thời gian.
  • C. Nguyên nhân – kết quả.
  • D. Phân loại đối tượng.

Câu 15: Đâu là loài chim quý hiêm được nhắc đến trong văn bản Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông?

  • A. Vịt trời.
  • B. Diệc.
  • C. Cồng cộc.
  • D. Sếu cổ trụi đầu đỏ.

Câu 16:  Đâu là câu chuyển chính xác từ lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp của câu văn dưới đây?

Trong cuộc họp, người đứng đầu đã nói: “Chúng ta phải tìm ra giải pháp cho vấn đề này”.

  • A. Trong cuộc họp, người đứng đầu đã nói chúng ta phải tìm ra giải pháp cho vấn đề này.
  • B. Trong cuộc họp, người đứng đầu đã nói: Chúng ta phải tìm ra giải pháp cho vấn đề này.
  • C. Trong cuộc họp, người đứng đầu đã nói rằng mọi người cần phải tìm ra giải pháp cho vấn đề này.
  • D. Trong cuộc họp, người đứng đầu đã nói rằng: “mọi người cần phải tìm ra giải pháp cho vấn đề này”.

Câu 17: Đâu là thông tin chính xác về nhà văn Kim Lân?

  • A. Tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài (1920 - 2007), quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Quảng Ninh.
  • B. Là cây bút chuyên viết thơ ca, tiểu thuyết.
  • C. Là người gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn. 
  • D. Thường viết về tầng lớp trí thức tinh hoa trong xã hội nhưng không được trọng dụng.

Câu 18: Ngoại hình ông lão được miêu tả bằng những chi tiết nào?

  • A. Mặc bộ đồ tươm tất, gọn gàng, gương mặt sáng sủa, phúc hậu.
  • B. Rách rưới, gầy đen, nhìn tiều tụy, thiếu sức sống.
  • C. Mặc bộ đồ rất bẩn, đeo đôi kính gọng thép đang ngồi bên lề đường.
  • D. Mặc bộ đồ rất bẩn, mang theo một chiếc túi nhỏ đang ngồi bên lề đường.

Câu 19: Khi ông Sáu lên đường kháng chiến, bé Thu mấy tuổi?

  • A. Chưa đầy hai tuổi.
  • B. Một tuổi.
  • C. Chưa đầy một tuổi.
  • D. Chưa đầy một tháng tuổi.

Câu 20:  Cụ Bơ-men có ước mơ gì?

  • A. Ước mơ có một căn nhà mới.
  • B. Ước mơ có thật nhiều sức khỏe.
  • C. Ước mơ trở nên giàu có.
  • D. Ước mơ vẽ một kiệt tác.

Câu 21: Xác định vị ngữ trong câu: “Bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che” (Những ngày thơ ấu, Nguyên Hồng)?

  • A. Bà ta.
  • B. Thương tình toan gọi hỏi xem sao.
  • C. Nón.
  • D. Thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che.

Câu 22: Bản chất của việc đọc sách là gì?

  • A. Không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tỉnh, đọc cho kĩ.
  • B. Đọc được nhiều đầu sách với nhiều thể loại khác nhau.
  • C. Đọc sách được viết bằng những ngôn ngữ khác nhau.
  • D. Đọc một quyển sách trong thời gian cực kì ngắn.

Câu 23: Khoa học và dân chủ có mối quan hệ như thế nào?

  • A. Khoa học chính là yếu tố quyết định, ảnh hưởng đến sự tồn tại của nền dân chủ.
  • B. Gắn bó mật thiết trong đó nền dân chủ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển khoa học.
  • C. Độc lập, tách rời, không chi phối lẫn nhau.
  • D. Nền dân chủ là gốc rễ cho khoa học phát triển.

Câu 24: Học để hiểu sẽ giúp chúng ta điều gì?

  • A. Sẽ tạo ra năng lực tư duy, năng lục tự học và thói quen tự học suốt đời.
  • B. Sẽ tạo ra sự sáng tạo mới mẻ.
  • C. Sẽ tạo ra khả năng làm việc độc lập.
  • D. Sẽ tạo ra khả năng tìm kiếm tri thức.

Câu 25: Chữ Nôm có vai trò như thế nào?

  • A. Bảo tồn nhiều dữ liệu lịch sử của dân tộc.
  • B. Bảo tồn được nhiều chứng tích của tiếng Việt cổ xưa.
  • C. Bảo tồn nhiều nét văn hóa cổ xưa của người Việt.
  • D.Bảo tồn được nhiều kinh nghiệm quý giá của ông cha.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác