Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 9 cánh diều học kì 1 (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Câu thơ nào dưới đây trong bài "Khóc Dương Khuê" tác giả sử dụng điển tích của Trung Quốc?
- A. “Câu thơ nghĩ đắn đo không viết / Viết đưa ai, ai biết mà đưa”
B. “Giường kia treo cũng hững hờ / Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”
- C. “Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở / Tôi tuy thương, nhớ lấy làm thương”
- D. “Tuổi già hạt lệ như sương / Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!”
Câu 2: Người chinh phụ là hình tượng tiêu biểu cho đối tượng nào trong xã hội phong kiến?
A. Kẻ sĩ lấy việc phò vua giúp dân làm trọng.
- B. Tầng lớp trí thức Nho học.
- C. Tầng lớp tinh anh.
- D. Kẻ sĩ lấy việc lập chiến công làm trọng.
Câu 3: Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng so sánh Nguyễn Đình Chiểu với?
- A. Vầng trăng
B. Ngôi sao
- C. Ánh mặt trời
- D. Dải ngân hà
Câu 4: Văn học hiện đại viết bằng chữ quốc ngữ có điểm khác biệt nào lớn nhất về nội dung so với văn học trung đại viết bằng chữ Hán và chữ Nôm?
A. Chuyển dần từ văn học chức năng sang lối văn tả thực, mang dấu ấn cá nhân của tác giả.
- B. Chỉ còn tư tưởng đạo lý chứ không thể hiện chí khí của người quân tử như trong văn học trung đại viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
- C. Không viết bằng những thể loại cũ như thơ Đường Luật, Hịch, Chiếu…
- D. Không còn viết về những đề tài lịch sử, chiến tranh.
Câu 5: Chi tiết mở chuồng chim bồ câu và suy nghĩ “Chắc chắn chúng sẽ bay” có ý nghĩa như thế nào?
A. Chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình, đó là niềm hi vọng chiến tranh sẽ kết thúc, con người được tự do.
- B. Sự yêu thương loài vật.
- C. Khát vọng được bay cao đến những chân trời bình yên hơn.
- D. Sự lo lắng cho con vật ông lão chăm sóc.
Câu 6: Ai là nhân vật chính của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng?
- A. Xiu.
- B. Cụ Bơ-men.
- C. Giôn-xi và Xiu.
D. Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men.
Câu 7: Câu văn nào dưới đây bộc lộ thái độ của tác giả?
- A. Sách đọc nên chia làm mấy loại, một loại là sách đọc để có kiến thức phổ thông mà mọi công dân thế giới hiện nay đều phải biết, một loại là sách đọc để trau dồi học vấn chuyên môn.
- B. Muốn có kiến thức phổ thông, hiện nay các bài học ở trung học và năm đầu đại học, nếu chăm chỉ học tập thì cũng đủ dùng.
- C. Kiến thức phổ thông không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại, mà ngay nhà học giải chuyên môn cũng không thể thiếu được.
D. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý.
Câu 8: Đâu là những trụ cột theo khuyến cáo của UNESCO trong việc học suốt đời?
A. Học để hiểu, học để làm, học để hợp tác cùng chung sống, học để làm người.
- B. Học để giỏi, học để làm, học để hợp tác cùng chung sống, học để làm người.
- C. Học để hiểu, học để làm, học để làm người.
- D. Học để hiểu, học để làm, học để hợp tác cùng chung sống, học để thành công.
Câu 9: Sông núi nước Nam được mệnh danh là gì?
- A. Áng thiên cổ kì bút.
- B. Bản tuyên ngôn có một không hai.
C. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.
- D. Áng thiên cổ hùng văn.
Câu 10: Đâu là danh hiệu của Nguyễn Khuyến được người đời truyền tụng?
A. Tam Nguyên Yên Đổ.
- B. Trạng Trình.
- C. Hải Thượng Lãn Ông.
- D. Tuyết Giang Phu Tử.
Câu 11: Đâu không phải nội dung chính của bài thơ Phò giá về kinh?
- A. Khí thế chiến thắng ngoại xâm của dân tộc ta thời Trần.
- B. Thể hiện khát vọng về đất nước thái bình thịnh trị.
- C. Thể hiện sự sáng suốt của vị cầm quân lo việc lớn.
D. Thể hiện sự căm phẫn trước sự xâm lược của kẻ thù phương Bắc.
Câu 12: Địa danh Non Yên được nhắc đến trong văn bản Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ là gì?
- A. Là một địa danh xảy ra chiến tranh ác liệt.
- B. Là một địa danh nổi tiếng ở Việt Nam.
- C. Là một địa danh nổi tiếng ở quê hương nhà thơ.
D. Là Yên Nhiên, một ngọn núi ngoài biên ải phía bắc Trung Quốc.
Câu 13: Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:
Vân Tiên tả đột hữu xung
Khác gì Trương Tử mở vòng Đương Dương.
- A. Vân Tiên.
B. Trương Tử mở vòng Đương Dương.
- C. Tả đột hữu xung.
- D. Vân Tiên tả đột hữu xung
Câu 14: Truyện thơ Nôm gồm những tuyến nhân vật nào?
- A. Nhân vật người trần và nhân vật kì ảo.
- B. Nhân vật thần tiên và nhân vật ma quỷ.
C. Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.
- D. Nhân vật ma nữ và nhân vật tiên nữ.
Câu 15: Kết thúc của Truyện Lục Vân Tiên là gì?
- A. Lục Vân Tiên đã chết, Kiều Nguyệt Nga đau khổ và thề sẽ thủ tiết suốt đời.
- B. Lục Vân Tiên đỗ trạng nguyên và về quê cưới Kiều Nguyệt Nga.
- C. Lục Vân Tiên bị mù và bị chia cắt mãi mãi với Kiều Nguyệt Nga.
D. Những kẻ gian ác bị trừng trị, sau nhiều tháng ngày chia cách, Lục Vân Tiên được chữa khỏi mắt và đoàn tụ, hạnh phúc với Kiều Nguyệt Nga.
Câu 16: Dựa vào đâu để có thể xác định chủ đề của một tác phẩm?
- A. Dựa vào dung lượng của tác phẩm.
- B. Dựa vào thời kì sáng tác tác phẩm đó.
C. Dựa vào các thành tố cơ bản tạo nên nội dung tác phẩm (cốt truyện, chi tiết, nhân vật, sự kiện,…).
- D. Dựa vào thể loại của tác phẩm.
Câu 17: ICF là tên viết tắt của tổ chức quốc tế nào trong văn bản Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông?
- A. Hội bảo vệ động vật Quốc tế.
- B. Trung tâm Bảo vệ sinh học và môi trường.
- C. Viên nghiên cứu động vật Quốc tế.
D. Hội Sếu Quốc tế.
Câu 18: Tiêu đề mục 1: “Vịnh Hạ Long là tác phẩm nghệ thuật thiên nhiên hoành tráng” cho biết nội dung chính của phần này là gì?
- A. Lịch sử hình thành vịnh Hạ Long.
- B. Những dấu tích thời gian trên các đảo đá ở Hạ Long.
C. Vẻ đẹp tuyệt mĩ của vịnh Hạ Long được thiên nhiên tạo tác và ban tặng cho con người.
- D. Những sự kiện lịch sử quan trọng gắn với vịnh Hạ Long.
Câu 19: Nguyên nhân nào khiến cho lượng nước trong một giây từ đỉnh thác ụp xuống phần lãnh thổ biên thùy hai quốc gia ở chân thác I-goa-du lên đến 450.000 mét khối?
- A. Vì độ cao của thác.
- B. Do sự tác động của con người đến dòng chảy.
C. Do sự đứt gãy kì vĩ của hiện tượng núi lửa phun trào từ thượng cổ, mảng kiến tạo lục địa được nâng cao rồi trồi sụt với độ dốc lớn.
- D. Do sự đứt gãy kì vĩ của hiện tượng núi lửa phun trào từ thượng cổ tạo khe nứt khiến dòng chảy mạnh hơn.
Câu 20: Loài sếu ở vườn quốc gia Tràm Chim có đặc điểm gì?
- A. Cao đến trên 1,6 mét.
- B. Có bộ lông trắng mượt.
C. Cổ cao, đầu đỏ, rất chung thủy với nhau.
- D. Sống theo bầy, nhưng không gần gũi với loài người.
Câu 21: Trong đoạn trích dưới đây, phần in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật?
Lão tìm lời lẽ giảng giải cho con trai hiểu. Lão khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này, để dùi giắng lại ít lâu, xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu ; chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làng này đã chết hết con gái đâu mà sợ.
- A. Chỉ là một câu văn trần thuật.
- B. Vừa là lời nói, vừa là ý nghĩ của nhân vật.
- C. Là ý nghĩ của nhân vật.
D. Là lời nói của nhân vật.
Câu 22: Vì sao mỗi người đọc lại có cách cảm nhận, lí giải về tác phẩm không giống nhau?
A. Vì mỗi người có vốn hiểu biết, vốn sống, sở thích… khác nhau.
- B. Vì người đọc thường bất đồng quan điểm với nhau.
- C. Vì tác phẩm có nhiều cách cảm nhận khác nhau.
- D. Vì người đọc bị chi phối bởi ý kiến của những người đọc khác.
Câu 23: Truyện ngắn Ông lão bên chiếc cầu lấy bối cảnh vào thời điểm nào?
- A. Cuộc nội chiến ở Pháp những năm 1935.
- B. Cuộc nội chiến Mỹ những năm 1930.
C. Cuộc nội chiến Tây Ban Nha những năm 1930.
- D. Cuộc nội chiến Đức những năm 1930.
Câu 24: Đâu là tình huống thể hiện chủ đề tư tưởng của văn bản Chiếc lược ngà?
- A. Ông Sáu sau tám năm xa cách trở về gặp con nhưng đứa con không nhận mặt cha.
- B. Ông Sáu trở lại chiến trường, làm cho con chiếc lược ngà nhưng chưa kịp trao cho con thì ông hy sinh.
- C. Bé Thu “nói trổng” và thế hiện thái độ không tốt với ông Sáu.
D. Ông Sáu sau tám năm xa cách trở về gặp con nhưng đứa con không nhận mặt cha và ông Sáu trở lại chiến trường, làm cho con chiếc lược ngà nhưng chưa kịp trao cho con thì ông hy sinh.
Câu 25: Đâu là thông tin chính xác về tác giả O.Hen-ri?
- A. Là cây bút truyện ngắn có bút lực dồi dào của Anh.
B. Nổi tiếng với những tác phẩm có kết thúc bất ngờ, những tình huống ngẫu nhiên, pha trộn chất mỉa mai châm biếm và giọng điệu thương cảm, xót xa khi viết về những người lao động bình thường, những con người sống dưới đáy của một xã hội xa hoa, giàu có.
- C. Nhiều sáng tác của ông đã trở thành những tiểu thuyết mẫu mực và kinh điển.
- D. Thành danh nhờ thể loại tiểu thuyết.
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận