Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều bài 3 Văn bản 1: Vịnh Hạ Long - Một kì quan thiên nhiên độc đảo và tuyệt mĩ (Theo Thi Sảnh)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều bài 3 Văn bản 1: Vịnh Hạ Long - Một kì quan thiên nhiên độc đảo và tuyệt mĩ (Theo Thi Sảnh) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thông tin văn bản Vịnh Hạ Long – một kì quan thiên nhiên độc đáo và tuyệt mĩ được trình bày theo trật tự nào?

  • A. Không gian.
  • B. Thời gian.
  • C. Nguyên nhân – kết quả.
  • D. Phân loại đối tượng.

Câu 2: Tiêu đề mục 1: “Vịnh Hạ Long là tác phẩm nghệ thuật thiên nhiên hoành tráng” cho biết nội dung chính của phần này là gì?

  • A. Lịch sử hình thành vịnh Hạ Long.
  • B. Những dấu tích thời gian trên các đảo đá ở Hạ Long.
  • C. Vẻ đẹp tuyệt mĩ của vịnh Hạ Long được thiên nhiên tạo tác và ban tặng cho con người.
  • D. Những sự kiện lịch sử quan trọng gắn với vịnh Hạ Long.

Câu 3: Đâu là câu văn chứa yếu tố biểu cảm trong những câu văn dưới dây?

  • A. Đi giữa Hạ Long, với hàng nghìn đảo đá sừng sững, trăm hình nghìn dáng nhấp nhô, ta có cảm giác như đi giữa một thế giới động vật trải qua hàng triệu năm hoá đá.
  • B. Đảo này thì giống ông già ngồi câu cá (hòn Lã Vọng), đảo kia tựa như nhà sư đứng chắp tay niệm Phật (hòn Ông Sư), đảo nọ y hệt đôi gà chọi nhau trên sóng nước (hòn Gà Chọi) hay chú đại bàng đậu trên mỏm đá rình mồi (hòn Đại Bàng),...
  • C. Trên diện tích không rộng, mọc lên hàng nghìn đảo đá muôn hình muôn vẻ, tựa tấm thảm xanh lộng lẫy, lấp lánh vô số châu ngọc. 
  • D. Đảo có chỗ quần tụ lại, xúm xít, trông xa ngỡ chồng chất lên nhau, thoạt nhìn, tưởng là những tảng than kíp lê không lồ từ tầng Đèo Nai lăn xuống vịnh.

Câu 4: Đoạn văn dưới đây chủ yếu sử dụng biện pháp tu từ nào?

Điểm xuyết giữa cái thế giới điêu khắc kì lạ nhưng còn ở dạng phác thảo ấy là những khối kiến trúc uy nghi được tạo dựng bởi bàn tay tài hoa của nhà kiến trúc sư tạo hoá. Có đảo hình trụ tứ giác bề thế, bốn mặt phẳng lì, đen bóng như được ghép bằng ván gỗ lim bào nhẫn (hòn Mái Nhà). Có đảo cong cong giống chiếc ngà voi, càng lên cao càng thon nhỏ và nhọn sắc (hòn Ngà Voi). Có đảo được cấu trúc bởi những phiến đá vuông vức chồng lên nhau, trông chông chênh, nhưng trải qua hàng triệu năm vẫn bền vững trên sóng nước (hòn Xếp). Có đảo đứng sừng sững, trầm mặc, án ngữ một hướng nhìn ra cửa biển (hòn Pháo Đài),...

  • A. Nhân hóa.
  • B. So sánh.
  • C. Hoán dụ
  • D. Ẩn dụ.

Câu 5: Văn bản Vịnh Hạ Long – một kì quan thiên nhiên độc đáo và tuyệt mĩ miêu tả vịnh Hạ Long ở những thời điểm nào trong năm?

  • A. Mùa xuân và mùa hè.
  • B. Mùa hè và mùa thu.
  • C. Mùa xuân, mùa hè và mùa thu.
  • D. Mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông.

Câu 6: Tên gọi các đảo ở vịnh Hạ Long không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Bắt nguồn từ các điều kiện tự nhiên.
  • B. Có ý nghĩa lịch sử và văn hoá.
  • C. Bắt nguồn từ đời sống.
  • D. Đặt theo tên các vị anh hùng dân tộc.

Câu 7: Vẻ đẹp của Hạ Long còn trở thành nguồn cảm hứng cho điều gì?

  • A. Sáng tác thơ ca.
  • B. Hội họa.
  • C. Âm nhạc.
  • D. Thơ ca, âm nhạc, nhiếp ảnh, hội họa, điện ảnh…

Câu 8: Việc trích dẫn bài thơ Vân Đồn của Nguyễn Trãi có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Khẳng định vẻ đẹp của vịnh Hạ Long đã làm say đắm lòng người qua nhiều thế kỉ, cả cố nhân và người đương thời đều phải công nhận vẻ đẹp nơi đây.
  • B. Để bài viết thêm phần thi vị.
  • C. Để bài viết thêm phong phú về mặt diễn đạt, sử dụng thơ như một dẫn chứng để thuyết phục người đọc.
  • D. Khẳng định quá trình hình thành vịnh Hạ Long, là một danh lam thắng cảnh lâu đời.

Câu 9: Đâu là giá trị của vịnh Hạ Long được nêu trong văn bản Vịnh Hạ Long – một kì quan thiên nhiên độc đáo và tuyệt mĩ?

  • A. Du lịch.
  • B. Cảnh quan.
  • C. Văn hóa
  • D. Du lịch, cảnh quan, văn hóa.

Câu 10: Ý của Quách Mạt Nhược qua hai câu thơ được trích dẫn trong văn bản là gì?

Cảnh trước mặt cho tôi vài thi tứ

So với cảnh diệu kì, thơ có cũng như không.

  • A. Với nhà thơ, cảnh sắc vịnh Hạ Long là cảnh đẹp nhất trên thế gian.
  • B. Cảnh sắc của vịnh Hạ Long là cảnh duy nhất gợi thi hứng cho nhà thơ.
  • C. Cảnh sắc của vịnh Hạ Long đã đem lại nguồn cảm hứng cho nhà thơ, còn đẹp hơn, quý giá hơn những cảnh diệu kì chỉ có trong tưởng tượng của con người.
  • D. Cảnh sắc của vịnh Hạ Long đáng giá hơn bất kì cảnh diệu kì nào trên đời.

Câu 11: Theo Luật di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh là gì?

  • A. Là những cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc là địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học.
  • B. Là những địa điểm có giá trị lịch sử gắn liền với một sự kiện trọng đại của dân tộc.
  • C. Là những cảnh quan thiên nhiên đẹp, có giá trị du lịch cao.
  • D. Là những công trình kiến trúc gắn với tên tuổi của một vị anh hùng dân tộc.

Câu 12: Văn bản giới thiệu danh lam thắng cảnh là gì?

  • A. Là loại văn bản thông tin tập trung nên lên giá trị kinh tế của một cảnh đẹp thiên nhiên nổi tiếng.
  • B. Là loại văn bản thông tin tập trung nêu lên vẻ đẹp và giá trị của một cảnh đẹp thiên nhiên nổi tiếng.
  • C. Là loại văn bản thông tin tập trung nên lên giá trị lịch sử của một cảnh đẹp thiên nhiên nổi tiếng.
  • D. Là loại văn bản thông tin tập trung nên lên giá trị du lịch của một cảnh đẹp thiên nhiên nổi tiếng.

Câu 13: Thông tin trong văn bản giới thiệu danh lam thắng cảnh không được trình bày theo trật tự nào dưới đây?

  • A. Không gian, thời gian.
  • B. Nguyên nhân - kết quả.
  • C. So sánh, đối chiếu.
  • D. Cụ thể đến khái quát.

Câu 14: Phần lớn nhan đề của loại vă bản giới thiệu danh lam thắng cảnh thường chứa nội dung gì?

  • A. Nêu tên các địa danh.
  • B. Nêu tên người khám phá ra danh lam thắng cảnh.
  • C. Nêu vị trí của danh lam thắng cảnh.
  • D. Nêu lịch sử của danh lam thắng cảnh.

Câu 15: Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh nào?

  • A. Quảng Bình.
  • B. Quảng Ngãi.
  • C. Quảng Ninh.
  • D. Quảng Nam.

Câu 16: Vịnh Hạ Long được Hội đồng Di sản thế giới ghi nhận vào danh mục di sản thế giới vào khoảng thời gian nào?

  • A. 14-12-1994.
  • B. 14-2-1994.
  • C. 14-1-1994.
  • D. 14-12-1984.

Câu 17: Thuật ngữ viết tắt IUCN trong văn bản Vịnh Hạ Long – một kì quan thiên nhiên độc đáo và tuyệt mĩ có nghĩa là gì?

  • A. Tổ chức y tế thế giới.
  • B. Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.
  • C. Tổ chức Giáo dục.
  • D. Ngân hàng thế giới.

Câu 18: Theo văn bản, ai là người đầu tiên và sớm nhất khẳng định vịnh Hạ Long là một kì quan?

  • A. Ông Giêm Tho-sen.
  • B. Nguyễn Trãi.
  • C. Nguyễn Du.
  • D. Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 19: Hàng nghìn đảo đá trên vùng biển Hạ Long được so sánh với điều gì?

  • A. Một thế giới sống động.
  • B. Những quả núi đơn điệu, buồn tẻ.
  • C. Tấm thảm xanh lộng lẫy, lấp lánh vô số châu ngọc.
  • D. Tựa một thung lũng xanh lộng lẫy.

Câu 20: Đâu không phải hình ảnh so sánh được sử dụng để miêu tả đảo Hạ Long?

  • A. Ông già ngồi câu cá.
  • B. Nhà sư đứng chắp tay niệm Phật.
  • C. Chú chim bồ câu tung cánh.
  • D. Đôi gà chọi nhau trên sóng nước.

Câu 21: Việc trích dẫn trực tiếp những nhận định, nhận xét về vịnh Hạ Long có tác dụng gì?

  • A. Đảm bảo tính khách quan và củng cố vững chắc cho những luận điểm của bài viết.
  • B. Tăng sự phong phú về lượng thông tin của bài viết.
  • C. Thể hiện sự hiểu biết phong phú của người viết.
  • D. Đảm bảo sự vững chắc cho lập luận của người viết.

Câu 22: Vẻ đẹp kì diệu và hiếm có của vịnh Hạ Long được tạo nên từ những yếu tố nào?

  • A. Đá, nước.
  • B. Hang động, đảo đá.
  • C. Cây cối và hệ sinh thái dưới nước.
  • D. Đá, nước và bầu trời.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác