Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều bài 6 Văn bản 3: Dế chọi (Bồ Tùng Linh)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều bài 6 Văn bản 3: Dế chọi (Bồ Tùng Linh) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu là yếu tố kì ảo được sử dụng trong truyện?

  • A. Chi tiết con dế của Thành chọi đâu thắng đó.
  • B. Chi tiết con trai Thành vớt từ giếng lên vẫn còn thoi thóp thở, nhưng thần thái ngây ngốc như người gỗ, ngủ mê mệt.
  • C. Con dế chọi đấu thắng đó là do hồn con trai Thành đã hóa thân vào con dế chọi đó.
  • D. Chi tiết bà đồng chỉ điểm nơi có dế cho nhà Thành.

Câu 2: Vì sao nhà Thành lại cạn kiệt dần gia sản?

  • A. Vì Thành là người ăn chơi sa đọa.
  • B. Vì nếu không bắt được dế thì phải tìm mua để dâng lên vua.
  • C. Vì gia đình Thành làm ăn thua lỗ.
  • D. Vì gia đình Thành bị quan trên ép giao nộp tài sản.

Câu 3: Bi kịch lớn nhất của gia đình Thành gặp phải là gì?

  • A. Thành không tìm được dế, bị ăn đánh một trăm trượng.
  • B. Con trai bị rơi xuống giếng.
  • C. Con dế cống nộp cho vua bị chết.
  • D. Con trai thành bị rơi xuống giếng, suýt mất mạng, khi vớt lên thì ngây ngốc như người gỗ, còn con dế cống nộp cho vua thì đã mất.

Câu 4: Vì sao Thành là lí dịch nhưng lại tự đi tìm bắt dế?

  • A. Vì Thành hiền lành, chất phác, không dám nhiễu sách dân chúng.
  • B. Vì không ai có thể giúp được Thành bắt dế cả.
  • C. Vì Thành muốn toàn bộ công lao bắt dế thuộc về mình.
  • D. Vì Thành không có quyền để ra lệnh cho người khác giúp mình.

Câu 5: Đặc trưng nổi bật nào của thể truyền kì được thể hiện trong văn bản Dế chọi?

  • A. Tính phê phán, đả kích.
  • B. Yếu tố bi kịch.
  • C. Yếu tố hoang đường, kì ảo.
  • D. Yếu tố hài hước, châm biếm.

Câu 6: Thành đã gặp chuyện gì khi không tìm được dế nộp cho quan trên?

  • A. Bị cắt chức lí chính.
  • B. Bị phạt một trăm lượng bạc.
  • C. Bị đánh năm mươi trượng, máu me bê bết, ngay cả con sâu cũng không sao đi mà bắt nữa.
  • D. Bị đánh trăm trượng, hai hông máu me bê bết, chỉ nghĩ đến việc tự tử.

Câu 7: Bà đồng bói toán xuất hiện với vai trò gì?

  • A. Là người tìm bắt dế cho Thành.
  • B. Là người chỉ điểm cho gia đình Thành nơi có dế.
  • C. Là người cứu Thành khỏi những trận đòn roi.
  • D. Là người dự đoán trước tương lai của Thành.

Câu 8: Con dế Thành bắt được có đặc điểm gì?

  • A. Mình to đuôi dài, cổ xanh cánh vàng.
  • B. Mình to đuôi dài, cổ vàng cánh xanh.
  • C. Mình to đuôi dành, cổ xanh cánh trắng.
  • D. Mình to đuôi dài, cổ trắng cánh xanh.

Câu 9: Vì sao con trai Thành lại rơi xuống giếng và suýt mất mạng?

  • A. Vì con trai Thành trượt chân ngã.
  • B. Vì con trai Thành làm chết con dế, bị mẹ quở, lo sợ bị Thành đánh mắng.
  • C. Vì con trai Thành nhìn thấy con dế nên hoảng sợ, không may ngã xuống giếng.
  • D. Vì con trai Thành bị người khác hãm hại, đẩy xuống giếng.

Câu 10: Khi mang đi chọi, con dế của Thành đã tham gia chọi như thế nào?

  • A. Chọi với đủ thứ dế đều thua.
  • B. Chọi với đủ thứ dế đều thắng.
  • C. Chọi với gà thì liền thua.
  • D. Chọi với đủ thứ dế đều thắng, đem gà ra thử thì cắn chặt vào mào gà không buông.

Câu 11: Đâu là điển cố trong văn bản Dế chọi?

  • A. Ngọc báu liên thành.
  • B. Phúc ấm.
  • C. Trác dị.
  • D. Giải xác thanh.

Câu 12: Tính chất châm biếm, tố cáo mạnh mẽ nhất thể hiện qua chi tiết nào?

  • A. Thành có được vinh hoa phú quý nhờ có con dế chọi độc đáo.
  • B. Con dế chọi độc đáo là hóa thân của con trai Thành để gia đình anh có được vinh hiển, “vượt qua các bậc quyền quý”.
  • C. Thành là lí chính mà phải tự đi bắt dế, không có quyền lực.
  • D. Thành không buồn khi con ngây ngốc như người gỗ mà chỉ lo đến chuyện mất dế chọi.

Câu 13: Sức lan tỏa, bao quát của tác phẩm thể hiện ở khía cạnh nào?

  • A. Phản ánh bộ mặt xã hội cũ đen tối, bạo tàn.
  • B. Bi kịch của gia đình Thành là bi kịch chung của ngàn vạn gia đình khác ở thời điểm đó.
  • C. Tác phẩm gây được tiếng vang lớn nhất trong bộ Liêu trai chí dị.
  • D. Nội dung tác phẩm khiến nhiều thế hệ người đọc vẫn còn ghi nhớ và để lại nhiều suy ngẫm.

Câu 14: Hiện thực cay đắng cho số phận của người dân lao động nghèo là gì?

  • A. Số phận người dân lao động nghèo bấp bênh, khó nhằn, phụ thuộc hoàn toàn vào giai cấp thống trị.
  • B. Giai cấp thống trị lạm quyền, khiến người dân lâm vào ngàn vạn bi kịch đau thương.
  • C. Mạng sống con người chỉ như cỏ rác, không bằng được một con dế nhỏ bé.
  • D. Số phận, sự sống chết, nghèo hèn hay giàu sang của người dân thấp cổ bé họng hoàn toàn phụ thuộc vào niềm vui hay sự phật ý thất thường của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến.

Câu 15: Theo em, đâu là nhận xét đúng nhất về đặc trưng của thể truyền kì trong văn bản Dế chọi?

  • A. Kết cấu chặt chẽ, nhiều điển tích, điển cố.
  • B. Diễn biến bất ngờ và thú vị.
  • C. Li kì đầy chất quái dị hấp dẫn và giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo sâu sắc đã làm nên sức sống cho tác phẩm.
  • D. Tạo nên nhiều tình huống may rủi, phúc họa đan cài nhau.

Câu 16: Câu chuyện Dế chọi đã phản ánh điều gì về giai cấp thống trị?

  • A. Giai cấp thống trị tàn ác, đày đọa nhân dân.
  • B. Giai cấp thống trị ăn chơi, sa đọa, tàn ác, gây bao thảm cảnh cho dân chúng.
  • C. Giai cấp thông trị liêm khiết, hết lòng vì dân.
  • D. Giai cấp thống trị lười biếng, ham mê chọi dế, quên đi trách nhiệm của bản thân.

Câu 17: Sự đối lập ở hình ảnh con dế chọi là gì?

  • A. Con dế chọi là phương tiện vui chơi giải trí cho vua quan nơi cung cấm nhưng là yếu tố quyết định sống chết của người dân.
  • B. Con dế chọi nhỏ bé là thứ đem đến vinh hoa phú quý cho người dân.
  • C. Con dế chọi là thứ quyết định sống chết của người dân.
  • D. Con dế chọi chỉ đơn thuần là phương tiện vui chơi giải trí của mọi người trong xã hội lúc bấy giờ.

Câu 18: Thành đã phản ứng như thế nào khi con trai vẫn còn sống như ngây ngốc như người gỗ?

  • A. Hết mực lo lắng, thương xót con trai.
  • B. Không buồn nghĩ đến con nữa mà chỉ lo lắng việc con dế chọi.
  • C. Quát mắng con vì làm mất con dế chọi.
  • D. Vui mừng khi con trai còn sống.

Câu 19: Theo em, truyền kì Việt Nam khác gì so với truyền kì Trung Quốc?

  • A. Truyền kì Việt Nam khác hoàn toàn về đặc trưng thể loại so với truyền kì Trung Quốc.
  • B. Nội dung phản ánh trong truyền kì Việt Nam gắn liền với mạch nguồn văn hóa và lịch sử dân tộc, đặc biệt là gắn với văn học dân gian và văn xuôi lịch sử.
  • C. Truyền kì Việt Nam có nội dung vay mượn của truyền kì Trung Quốc nhưng được thể hiện dưới một hình thức nghệ thuật sáng tạo.
  • D. Truyền kì Việt Nam được viết bằng chữ Nôm.

Câu 20: Theo em, thể truyền kì có vị trí như thế nào trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam?

  • A. Truyền kì có một vị trí vô cùng quan trọng, là cầu nối giữa văn học dân gian và văn học viết.
  • B. Truyền kì đánh dấu sự phát triển của văn xuôi tự sự trung đại.
  • C. Là khởi đầu cho nền văn học viết của dân tộc.
  • D. Truyền kì có một vị trí vô cùng quan trọng, là cầu nối giữa văn học dân gian và văn học viết, đánh dấu sự phát triển của văn xuôi tự sự trung đại.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác