Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều bài 4 Văn bản 1: Làng (Kim Lân)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều bài 4 Văn bản 1: Làng (Kim Lân) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nội dung chính của văn bản Làng là gì?

  • A. Tình yêu làng sâu sắc, thắm thiết thể hiện qua những kí ức của ông Hai về làng Chợ Dầu.
  • B. Nỗi nhớ quê hương xứ sở của ông Hai.
  • C. Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng mình đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện “Làng”.
  • D. Tình yêu làng, yêu nước cháy bỏng của những người dân tản cư từ làng Chợ Dầu.

Câu 2: Tình huống truyện trong văn bản Làng là gì?

  • A. Ông Hai trong truyện là người rất yêu cái làng Chợ Dầu của mình, luôn hãnh diện khoe về làng mình, thế mà ông lại phải nghe cái tin làng ông theo Tây từ miệng những người tản cư dưới xuôi lên.
  • B. Ông Hai trong truyện là người rất yêu cái làng Chợ Dầu của mình, vậy mà ông phải tản cư sang nơi khác, phải rời bỏ làng.
  • C. Ông Hai trong truyện là người dân tản cư nhưng có mâu thuẫn với dân bản địa.
  • D. Ông Hai trong truyện là người dân ở làng Chợ Dầu nhưng đã lên đường đi chiến đấu, rời xa làng quê ông ngày đêm mong nhớ.

Câu 3: Cảm xúc của ông Hai khi vừa nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc là gì?

  • A. Nhẹ nhàng đối mặt vì ông Hai dường như đã đoán trước được.
  • B. Sững sờ, bàng hoàng, cổ nghẹn đắng, không thể thở được, không tin đó là sự thật.
  • C. Bình thản vì ông đã biết tin làng Chợ Dầu theo giặc trước khi chuyển về ngôi làng hiện tại.
  • D. Sợ hãi, lo lắng, không biết phải đối diện như thế nào.

Câu 4: Vì sao ông Hai không dám đi đâu sau khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc?

  • A. Ông nơm nớp lo sợ, tưởng người ta đang để ý, đang bàn tán, ông đau đớn, tủi hổ như chính ông là người có lỗi.
  • B. Ông không muốn đối diện với mọi người vì sợ bị đuổi khỏi nơi đang sống.
  • C. Ông cảm thấy bất bình trước những lời bàn tán về làng Chợ Dầu.
  • D. Ông tức giận, không muốn tiếp xúc với những người đã mắng chửi làng Chợ Dầu của ông.

Câu 5: Chi tiết ông Hai tâm sự với đứa con có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Vì tâm sự với một đứa trẻ sẽ khiến ông nhẹ lòng hơn.
  • B. Khắc sâu vào trái tim bé nhỏ của con tình cảm với làng, với kháng chiến, với  cụ Hồ, đó cũng là tấm lòng thuỷ chung “trước sau như một” với cách mạng của ông. 
  • C. Thể hiện sự bất lực tột cùng của ông Hai khi không biết tâm sự cùng ai.
  • D. Khơi gợi cảm xúc của người đọc, khắc sâu nỗi đau của ông Hai.

Câu 6: Ngôn ngữ của văn bản Làng có đặc điểm gì?

  • A. Trau chuốt, tỉ mỉ, bác học, tinh tế.
  • B. Đậm chất nông thôn, nhuần nhuỵ mà đặc sắc, gợi cảm.
  • C. Sử dụng nhiều điển tích, điển cố, tăng màu sắc cổ điển.
  • D. Sử dụng nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo, tăng màu sắc huyền bí.

Câu 7: Đâu là nhận xét không đúng về tài năng nghệ thuật của Kim Lân?

  • A. Đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
  • B. Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ, đặc biệt, diễn tả rất đúng và đã gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật ông Hai.
  • C. Sử dụng nhiều lời dẫn gián tiếp, tăng sự phong phú trong diễn đạt.
  • D. Ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân.

Câu 8: Đâu là điểm đặc biệt của tình yêu làng, tình yêu nước trong văn bản Làng?

  • A. Tình yêu làng và tình yêu nước không thể hòa hợp, chỉ có thể chọn một.
  • B. Tình yêu làng không quan trọng bằng tình yêu nước, bởi phải có đất nước mới có làng xã.
  • C. Tình yêu nước là điều quan trọng nhất, chúng ta có thể từ bỏ tình yêu làng, nhưng không thể tử bỏ đất nước.
  • D. Tình yêu làng quê phải được đặt trong tình yêu nước, thống nhất với tinh thần kháng chiến khi đất nước đang bị xâm lược và cả dân tộc đang tiến hành cuộc kháng chiến.

Câu 9: Tình yêu làng quê của ông Hai có điều gì khác biệt so với những tác phẩm cùng đề tài?

  • A. Có sự mẫu thuẫn giữa tình yêu làng và tình yêu nước.
  • B. Tình yêu làng ở ông Hai đã trở thành niềm say mê, hãnh diện, thành thói quen khoe làng của mình.
  • C. Tình yêu làng ở ông Hai đã không chiến thắng tình yêu nước.
  • D. Tình yêu làng ở ông Hai đã trở thành một phần hiển nhiên trong tâm hồn, không gì có thể thay thế được.

Câu 10: Việc ông Hai khoe nhà mình bị đốt có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Minh chứng khẳng định làng ông không theo giặc, là một biểu hiện đầy cảm động tình yêu làng, yêu nước, tinh thần hi sinh vì cách mạng của người nông dân Việt Nam.
  • B. Biểu hiện của lòng nhiệt thành cách mạng.
  • C. Thể hiện sự căm thù quân giặc đến tột cùng.
  • D. Thể hiện sự tiếc nuối, bất lực nhưng cũng là một biểu hiện đầy cảm động tình yêu làng, yêu nước, tinh thần hi sinh vì cách mạng của người nông dân Việt Nam.

Câu 11: Để đọc hiểu văn bản văn học, người đọc cần làm gì?

  • A. Cần chủ động, tích cực huy động tri thức và trải nghiệm thực tế để hình dung, tưởng tượng bức tranh đời sống được nhà văn thể hiện trong câu chữ.
  • B. Suy luận, phân tích, khám phá vẻ đẹp nội dung, hình thức của văn bản,
  • C. Lắng nghe, cảm nhận, kết nối thông tin trong và ngoài văn bản.
  • D. Cần chủ động, tích cực huy động tri thức và trải nghiệm thực tế để hình dung, tưởng tượng bức tranh đời sống được nhà văn thể hiện trong câu chữ, lắng nghe, cảm nhận, kết nối thông tin trong và ngoài văn bản, suy luận, phân tích, khám phá vẻ đẹp nội dung, hình thức của văn bản.

Câu 12: Vì sao mỗi người đọc lại có cách cảm nhận, lí giải về tác phẩm không giống nhau?

  • A. Vì mỗi người có vốn hiểu biết, vốn sống, sở thích… khác nhau.
  • B. Vì người đọc thường bất đồng quan điểm với nhau.
  • C. Vì tác phẩm có nhiều cách cảm nhận khác nhau.
  • D. Vì người đọc bị chi phối bởi ý kiến của những người đọc khác.

Câu 13: Bối cảnh tiếp nhận có vai trò như thế nào trong quá trình tìm hiểu văn bản?

  • A. Là yếu tố quyết định mức độ phổ biến của văn bản.
  • B. Là một trong những yếu tố mà người đọc sử dụng để suy luận, phát hiện ý nghĩa của văn bản khi đọc hiểu.
  • C. Là một yếu tố quyết định đến quá trình cảm nhận tác phẩm.
  • D. Là một yếu tố chi phối đến thế giới quan của người đọc khi tiếp cận tác phẩm.

Câu 14: Việc liên hệ với bối cảnh tiếp nhận trong quá trình đọc hiểu có tác dụng như thế nào?

  • A. Giúp văn bản được nhiều người biết đến hơn.
  • B. Khiến văn bản trở nên hay hơn, đặc sắc hơn.
  • C. Khiến ý nghĩa văn bản được mở rộng phong phú, mới mẻ và cập nhật hơn với cuộc sống. 
  • D. Thay đổi toàn bộ kết cấu của văn bản.

Câu 15: Đâu là thông tin chính xác về nhà văn Kim Lân?

  • A. Tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài (1920 - 2007), quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Quảng Ninh.
  • B. Là cây bút chuyên viết thơ ca, tiểu thuyết.
  • C. Là người gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn. 
  • D. Thường viết về tầng lớp trí thức tinh hoa trong xã hội nhưng không được trọng dụng.

Câu 16: Đâu là xuất xứ của truyện ngắn Làng?

  • A. Truyện ngắn “Làng” được viết trong thời kỳ đầu của kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. 
  • B. Truyện ngắn “Làng” được viết trong thời kỳ đầu của kháng chiến chống Mỹ và đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ năm 1968.
  • C. Truyện ngắn “Làng” được viết trong thời kỳ đầu của kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ năm 1945.
  • D. Truyện ngắn “Làng” được viết trong thời kỳ đầu của kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ năm 1947.

Câu 17: Nhân vật chính trong truyện ngắn Làng là ai?

  • A. Người dân làng Chợ Dầu.
  • B. Ông Hai.
  • C. Bà Hai.
  • D. Bác Thứ.

Câu 18: Tản cư là gì?

  • A. Bỏ đi biệt tích, người thân thích không thể liên lạc được.
  • B. Rời bỏ quê hương xứ sở để đi làm ăn ở nơi xa.
  • C. Đi sang vùng khác để định cư lâu dài.
  • D. Tạm rời nơi cư trú, đến ở nơi xa chiến sự hơn để tránh tai nạn chiến tranh. 

Câu 19: Tin cải chính là gì?

  • A. Tin tức được chữa lại, sửa lại cho đúng sự thật.
  • B. Tin tức được xác minh là tin chuẩn, đúng sự thật.
  • C. Tin đồn thất thiệt, sai sự thật.
  • D. Tin tức không đáng tin cậy, mập mờ, gây hiểu nhầm.

Câu 20: Việt gian là gì?

  • A. Những người Việt Nam làm ăn xa quê hương.
  • B. Những kẻ là người Việt Nam nhưng theo giặc, chống lại Tổ quốc.
  • C. Những người Việt Nam sang nước khác định cư.
  • D. Những người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống.

Câu 21: “Làng” là lời khẳng định giai đoạn tìm đường và nhận đường của nền văn hoá mới. Vậy văn hóa mới ấy là gì?

  • A. Văn hoá kháng chiến chống Pháp trở thành một bộ phận của kháng chiến, tích cực tham gia kháng chiến, phục vụ cho kháng chiến, cho niềm tin.
  • B. Văn hóa chống Pháp với những chiến lược hiện đại.
  • C. Văn hóa chống Pháp với lực lượng mới, tư duy hiện đại, lập trường cách mạng vững vàng hơn.
  • D. Văn hóa chống Pháp trường kì, tăng cường tuyên truyền, khích lệ người dân đi theo cách mạng, làm theo đường lối của Đảng và nhà nước.

Câu 22: Đâu là một tác phẩm của nhà văn Kim Lân?

  • A. Con mã mái.
  • B. Giăng sáng.
  • C. Tắt đèn.
  • D. Giông Tố.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác