Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 9 Cánh diều bài 4: Làng (Kim Lân)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 cánh diều bài 4: Làng (Kim Lân). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

LÀNG

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Nêu được nội dung bao quát của văn bản; xác định được lời người kể chuyện, lời nhân vật, đối thoại và độc thoại.

- Bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

- Nhận biết vai trò của người đọc và bối cảnh tiếp nhận đối với việc đọc hiểu văn bản truyện.

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1. Tác giả

- Kim Lân (1920 – 2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở  Từ Sơn, Bắc Ninh.

- Có một vốn sống phong phú, sâu sắc về nông thôn và người dân cày Việt Nam. Đề tài nông dân in đậm trên trang văn của Kim Lân. 

- “Là nhà văn một lòng đi với đất với người, với thuần hậu và nguyên thủy của cuộc sống” (Nguyên Hồng).

2. Truyện ngắn Làng

Truyện Làng được Kim Lân viết trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp, lần đầu được ra mắt bạn đọc trên Tạp chí Văn nghệ năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc.

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Cốt truyện, tình huống truyện, nhan đề trong văn bản Làng

a. Cốt truyện

Ông Hai là một người con của làng Chợ Dầu. Vì hoàn cảnh mà phải sống xa làng. Nhưng dù vậy ông vẫn luôn nhớ về quê hương, nơi sinh ra và lớn lên. Một hôm khi trở về làng ông nghe tin làng mình theo Tây, tin giữ đến một cách quá bất ngờ khiến ông thất vọng, hụt hẫng và không tin vào sự thật đó. Ông trở về nhà buồn bã, thất vọng không dám đi đâu nhiều ngày liền. Chỉ sau khi có người trong làng chạy đến báo tin làng ông không theo Tây mà mọi người vẫn chiến đấu theo cách mạng ông mới vui vẻ trở lại. Thì ra đó là tin đồn thất thiệt. Ông lại trở về với tâm hồn tự hào về làng. Ông Hai khoe với mọi người làng đã bị Tây đốt, ngay cả ngôi nhà của mình cũng vậy. Dù mất đi tài sản, nhưng ông vẫn cảm thấy vui vì cả làng ông vẫn yêu nước, yêu cách mạng và ông trân trọng điều đó.

=> Ngôi kể: ngôi thứ ba nhưng điểm nhìn di chuyển vào nhân vật ông Hai.

b. Tình huống truyện

- Ông Hai vốn rất yêu, tự hào về làng chợ Dầu, vậy mà chính ông lại nghe được tin làng mình theo giặc. => Tình huống bất ngờ, éo le, có nghĩa thử thách.

- Ý nghĩa: 

+ Làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai.

+ Tạo nên nút thắt cho câu chuyện, đặt nhân vật vào tình huống thử thách để bộc lộ chiều sâu tâm trạng.

+ Góp phần khắc họa chủ đề của tác phẩm: Lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến lớn rộng bao trùm lên tình yêu làng.

c. Nhan đề

- “Làng” là một danh từ chung có sức khái quát với ý nghĩa chỉ tới mọi ngôi làng.

- “Làng Chợ Dầu” là một danh từ riêng chỉ đích danh một ngôi làng cụ thể.

=> Đặt nhan đề tác phẩm là Làng, tác phẩm sẽ có sức khái quát, có ý nghĩa bao trùm hơn, đó là tình yêu nước của chung những người nông dân ở bất cứ ngôi làng nào trên đất nước Việt Nam, phong trào kháng chiến có trên khắp các ngôi làng mà không phải chỉ ở riêng một ngôi làng nào cụ thể.

2. Nhân vật trong văn bản Làng

a. Xuất thân

- Nhân vật chính của truyện: ông Hai.

- Xuất thân: Là một người lao động nghèo, từng trải qua một quãng đời cay cực, đen tối, lầm than.

+ Khi kháng chiến bùng nổ, ông Hai đã cùng vợ con xa làng Chợ Dầu, đi tản cư kháng chiến, sống tha hương.

+ Nhờ cách mạng, ông lão được sống một cuộc đời mới.

b. Nhân vật ông Hai

+ Là một người có tấm lòng ông Hai ngay thẳng, trung thực, coi danh dự lớn hơn tài sản vật chất (khoe nhà mình bị đốt).

+ Khoe tin cải chính để minh chứng khẳng định bản thân mình, làng mình không việt gian theo giặc.

+ Bộc lộ tình yêu nước và ý thức cách mạng của người nông dân trong kháng chiến chống Pháp.

c. Ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện

- Ngôn ngữ của truyện rất đặc sắc, nhất là ngôn ngữ nhân vật ông Hai. Ngôn ngữ mang đậm chất khẩu ngữ và là lời ăn tiếng nói của người nông dân.

- Ngôn ngữ nhân vật ông Hai vừa có nét chung của người nông dân, với cách dùng từ, đặt câu hết sức dễ hiểu, mộc mạc lại mang đậm cá tính của nhân vật, rất sinh động.

d. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Kim Lân

Khẳng định nét chuyển biến mới trong đời sống tâm lí của nhân vật ông Hai nói riêng và người nông dân Việt Nam nói chung thời kì đầu kháng chiến: yêu làng, yêu nước, có tinh thần cách mạng và đặc biệt họ đã hòa quyện những tình yêu đó, biết gắn vận mệnh của mình với vận mệnh toàn dân tộc.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

2. Nghệ thuật


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 9 CD bài 4: Làng (Kim Lân), kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 cánh diều bài 4: Làng (Kim Lân), Ôn tập Ngữ văn 9 cánh diều bài 4: Làng (Kim Lân)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác