Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều bài 4 Văn bản 4: Chiếc lá cuối cùng (O. Hen-ri)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều bài 4 Văn bản 4: Chiếc lá cuối cùng (O. Hen-ri) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Bức tranh chiếc lá thường xuân của cụ Bơ-men có ý nghĩa như thế nào?
- A. Là một bức vẽ rất đẹp từ một người họa sĩ già.
B. Không chỉ là một bức tranh đẹp, mà còn là tấm lòng đẹp , câu chuyện đẹp và cụ đã để lại cho cuộc đời.
- C. Là một bức vẽ có nhiều giá trị kinh tế.
- D. Là một bức vẽ xuất phát từ cảm hứng, tình yêu thiên nhiên của cụ Bơ-men.
Câu 2: Vì sao Giôn-xi không nhận ra chiếc lá thường xuân trên bức tường được vẽ chứ không phải chiếc lá thật?
- A. Bởi đó là một kiệt tác nghệ thuật, chiếc lá được vẽ đẹp như thật.
- B. Bởi năng lực quan sát của Giông-xi đã kém đi sau khi bị bệnh nặng.
- C. Bởi đó là bức tranh được sáng tác với một lòng yêu thương con người tha thiết, và bằng cả mơ ước của một đời vẽ tranh mà cụ Bơ – men luôn ước mong.
D. Bởi đó là một kiệt tác nghệ thuật, chiếc lá được vẽ đẹp như thật, được sáng tác với một lòng yêu thương con người tha thiết, và bằng cả mơ ước của một đời vẽ tranh mà cụ Bơ – men luôn ước mong.
Câu 3: Chi tiết Giôn-xi đếm lá thường xuân thể hiện điều gì?
- A. Cô nuối tiếc những chiếc lá trên cây thường xuân.
B. Cô phó thác số mệnh mình cho những lá thường xuân mỏng manh ngoài kia – những chiếc lá thực, yếu ớt mà chỉ sau trận mưa bão đêm nay thôi, chúng sẽ rơi rụng tất cả.
- C. Cô chán chường, tuyệt vọng, đếm lá chỉ để cảm thấy thời gian trôi đi nhanh hơn.
- D. Cô yêu cây thường xuân nên ngày ngày quan sát, ngắm nhìn từng chiếc l.
Câu 4: Giá trị nội dung của văn bản Chiếc lá cuối cùng là gì?
- A. Ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ.
- B. Ca ngợi sự tài năng của người họa sĩ già – cụ Bơ-men.
C. Ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ. Tôn vinh giá trị, sức mạnh của nghệ thuật chân chính mang đến niềm vui và hạn phúc cho con người.
- D. Ca ngợi sức sống phi thường của nghệ thuật chân chính.
Câu 5: Đâu là nhận xét đúng về đặc sắc nghệ thuật của văn bản Chiếc lá cuối cùng?
A. Cốt truyện dan dựng chu đáo, tình tiết sắp xếp khéo léo, hấp dẫn.
- B. Ngôn ngữ bình dị, dân dã, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày.
- C. Cốt truyện giản đơn, đan xen nhiều sự kiện lịch sử của nước Mĩ.
- D. Tình huống truyện gay cấn, hấp dẫn, đem đến nhiều bất ngờ thú vị cho người đọc.
Câu 6: Chiếc lá cuối cùng đã giúp cho Giôn-xi điều gì?
- A. Giúp cô từ bỏ ý định lìa xa cõi đời.
- B. Khơi dậy đam mê vẽ tranh của cô.
C. Khơi dậy sự sống lại và giúp cô gái trẻ hồi sinh để theo đuổi ước mơ của mình.
- D. Khơi dậy tình yêu thương trong trái tim Giôn-xi.
Câu 7: Sự hi sinh của cụ Bơ-men thể hiện phẩm chất cao quý nào?
- A. Tình yêu nghệ thuật hội họa.
- B. Sự trân trọng mọi vẻ đẹp trên thế gian.
C. Sự đồng cảm và lòng nhân ái đặc biệt.
- D. Sự nuối tiếc cây thường xuân.
Câu 8: Xiu có vai trò như thế nào trong cuộc đời Giôn-xi?
- A. Là người đồng hành, thấu hiểu cho ước muốn của Giôn-xi.
- B. Là người chị yêu thương nhưng bất lực trước sự chán nản, tuyệt vọng của Giôn-xi.
- C. Là người thầy dìu dắt Giôn-xi từ những ngày đầu khi cô vẽ tranh.
D. Là điểm sáng trong bức tranh u tối, làm thức tỉnh lòng sống và niềm tin trong tâm hồn Giôn-xi.
Câu 9: Qua truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng, chúng ta có thể nhận xét gì về phong cách viết truyện ngắn của nhà văn O.Hen-ri?
- A. Dễ hiểu, giàu tình cảm và luôn có những cái kết bất ngờ một cách khéo léo.
- B. Luôn hướng về những người nghèo, những người bất hạnh.
- C. Sâu sắc, cảm động và đầy chất thơ.
D. Dễ hiểu, giàu tình cảm và luôn có những cái kết bất ngờ một cách khéo léo, luôn hướng về những người nghèo, những người bất hạnh, sâu sắc, cảm động và đầy chất thơ.
Câu 10: Thông qua truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng, nhà văn muốn gửi gắm thông điệp nào dành cho người làm nghệ thuật?
A. Nghệ thuật đích thực, phải là thứ nghệ thuật vị nhân sinh, kiến tạo nên một thế giới mới, tốt đẹp và bác ái hơn.
- B. Nghệ thuật là thứ thuần để ngắm nhìn, để thưởng thức, để ngợi ca cái đẹp.
- C. Nghệ thuật là những tưởng tượng bay bổng, là nét vẽ của tâm hồn con người, thoát ly khỏi cuộc sống thực tại.
- D. Nghệ thuật là cái đẹp, phản ánh một phần rất nhỏ những bài học nhân văn sâu sắc.
Câu 11: Đâu là thông tin chính xác về tác giả O.Hen-ri?
- A. Là cây bút truyện ngắn có bút lực dồi dào của Anh.
B. Nổi tiếng với những tác phẩm có kết thúc bất ngờ, những tình huống ngẫu nhiên, pha trộn chất mỉa mai châm biếm và giọng điệu thương cảm, xót xa khi viết về những người lao động bình thường, những con người sống dưới đáy của một xã hội xa hoa, giàu có.
- C. Nhiều sáng tác của ông đã trở thành những tiểu thuyết mẫu mực và kinh điển.
- D. Thành danh nhờ thể loại tiểu thuyết.
Câu 12: Ai là nhân vật chính của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng?
- A. Xiu.
- B. Cụ Bơ-men.
- C. Giôn-xi và Xiu.
D. Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men.
Câu 13: Xiu và Giôn-xi làm nghề gì?
A. Họa sĩ.
- B. Kĩ sư.
- C. Giáo viên.
- D. Nhà báo.
Câu 14: Giôn-xi gặp vấn đề gì?
- A. Bị ung thư phổi.
- B. Bị liệt hai chân.
C. Bị sưng phổi rất nặng.
- D. Bị mờ hai mắt.
Câu 15: Cụ Bơ-men có liên quan như thế nào với Giôn-xi và Xiu?
A. Cụ Bơ-men là hàng xóm thuê phòng ở tầng dưới cùng nơi mà Xiu và Giôn-xi ở.
- B. Cụ Bơ-men là thầy giáo của Giôn-xi và Xiu.
- C. Cụ Bơ-men là họ hàng xa của Giôn-xi và Xiu.
- D. Cụ Bơ-men chỉ là người qua đường, vô tình quen biết Giôn-xi và Xiu.
Câu 16: Cụ Bơ-men có ước mơ gì?
- A. Ước mơ có một căn nhà mới.
- B. Ước mơ có thật nhiều sức khỏe.
- C. Ước mơ trở nên giàu có.
D. Ước mơ vẽ một kiệt tác.
Câu 17: Cụ Bơ-men làm gì để kiếm tiền?
- A. Cụ thường sáng tác thơ để kiếm tiền.
B. Cụ thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ để kiếm tiền.
- C. Cụ thường vẽ tranh và sau đó đem bán cho các cửa hàng để kiếm tiền.
- D. Cụ thường viết sách để kiếm tiền.
Câu 18: Vì sao Giôn-xi tuyệt vọng không muốn sống nữa?
- A. Vì cô vẫn chưa vẽ được một kiệt tác để đời.
- B. Vì khi bệnh tật, không có ai quan tâm đến cô.
C. Vì bệnh tật và nghèo túng.
- D. Vì Xiu không đến thăm cô.
Câu 19: Khi nằm trên giường bệnh, Giôn-xi thường làm gì?
A. Đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám trên bức tường gạch đối diện cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô cũng buông xuôi, lìa đời.
- B. Đếm từng chiếc lá còn lại trên cây hoa giấy bám trên bức tường gạch đối diện cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô cũng buông xuôi, lìa đời.
- C. Đếm từng chiếc lá còn lại trên cây bàng đối diện cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô cũng buông xuôi, lìa đời.
- D. Đếm từng chiếc lá còn lại trên cây sồi đối diện cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô cũng buông xuôi, lìa đời.
Câu 20: Vì sao cụ Bơ-men lại mất?
A. Vì bị sưng phổi.
- B. Vì tuổi đã cao.
- C. Vì cụ gặp tai nạn.
- D. Vì không có ai quan tâm đến sức khỏe của cụ.
Câu 21: Mục đích cao cả nhất của nghệ thuật là gì?
- A. Sinh ra vì con người và vì hạnh phúc con người.
- B. Phải thúc đẩy con người hướng tới những điều tốt đẹp, thêm nâng niu và trân trọng cuộc sống này hơn.
- C. Sinh ra để tôn vinh cái đẹp và khiến cuộc sống này trở nên đa sắc hơn.
D. Sinh ra vì con người và vì hạnh phúc con người, thúc đẩy con người hướng tới những điều tốt đẹp, thêm nâng niu và trân trọng cuộc sống này hơn.
Câu 22: Tình huống truyện trong Chiếc lá cuối cùng có kết cấu như thế nào?
A. Kết cấu đảo ngược.
- B. Kết cấu đầu cuối tương ứng.
- C. Kết cấu mảnh vỡ.
- D. Kết cấu hai tuyến nhân vật đối lập.
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận