Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 9 Cánh diều bài 4: Chiếc lá cuối cùng (O. Hen-ri)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 cánh diều bài 4: Chiếc lá cuối cùng (O. Hen-ri). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU: CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Nêu được nội dung bao quát của văn bản.

- Bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN

1. Tác giả

- O’ Hen-ri (1862 – 1910) là nhà văn người Mỹ.

- Những sáng tác của ông nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả.

- Nhiều tác phẩm của ông đã để lại dư âm trong lòng bạn đọc: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ…

2. Tác phẩm

- Chiếc lá cuối cùng là một trong số những truyện ngắn của O’ Hen-ri được xuất bản lần đầu vào năm 1907.

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Nhan đề, cốt truyện, ngôi kể và tình huống truyện trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng.

a. Tóm tắt truyện

Xiu và Giôn –xi là hai họa sĩ nghèo sống với nhau hòa thuận. Giôn-xi mắc bệnh viêm phổi, cô không chịu chữa trị, tuyệt vọng không muốn sống tiếp. Hằng ngày cô ngắm những chiếc lá thường xuân và đợi chiếc lá cuối cùng rơi là cô cũng lìa đời. Biết được ý định đó, cụ Bơ- men đã lặng lẽ vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng vào đêm mưa gió. Giôn-xi nhìn chiếc lá cuối cùng không rụng nên quyết tâm vực lại mình, cuối cùng cô khỏi bệnh. Còn cụ Bơ-men thì chết vì sưng phổi khi sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng cứu sống Giôn-xi.

b. Nhan đề

- “Chiếc lá cuối cùng” là chiếc lá của cây thường xuân đối diện cửa sổ nhà Giôn-xi. Cây thường xuân mà ngày đêm Giôn-xi không rời mắt. Cô đếm từng chiếc lá và nghĩ rằng nếu chiếc lá cuối cùng rơi xuống thì cũng là lúc cô lìa đời.

- “Chiếc lá cuối cùng” cũng chính là tác phẩm nghệ thuật cuối cùng mà cụ Bơ-men sáng tạo trong cuộc đời làm nghệ thuật của mình. Chiếc lá ấy ra đời khi cụ biết được suy nghĩ của Giôn-xi ngay lúc cô đang lâm bệnh nặng. Đó là một tác phẩm nghệ thuật bởi một người nghệ sĩ tâm huyết, ông đã vẽ bằng cả tấm lòng.

=> Chiếc lá cuối cùng là nhan đề mở ra biết bao ý nghĩa sâu sắc. là biểu tượng của lòng nhân ái, vị tha cao cả.

c. Ngôi kể

- Truyện được kể theo ngôi thứ ba. Người kể chuyện ở ngôi thứ ba không xuất hiện trực tiếp mà đứng ở vị trí khách quan để giữ khoảng cách với nhân vật nhằm đảm bảo tính khách quan của hiện thực được phản ánh trong tác phẩm.

d. Tình huống truyện

- Truyện đã sử dụng thành công thủ pháp đảo lộn tình thế hai lần một cách đột ngột, bất ngờ để hấp dẫn người đọc và bộc lộ chủ đề, để lại dư âm, suy nghĩ sâu lắng trong lòng người đọc. Kết truyện cho thấy tấm lòng cao cả của cụ Bơ-men và bài học về lòng khát vọng sống.

- Nếu Xiu và Giôn-xi biết cụ Bơ-men sẽ về chiếc lá trên tường thì câu chuyện không còn hấp dẫn vì Giôn-xi sẽ không cảm thấy chiếc lá kia ngoan cường và không còn được truyền động lực thức tỉnh nữa.

2. Nhân vật và chi tiết tiêu biểu trong văn bản Chiếc lá cuối cùng

a. Nhân vật Giôn-xi

- Là một họa sĩ nghèo, có phẩm chất tốt, có khát khao, ước mơ với nghệ thuật nhưng hoàn cảnh sống vô cùng khó khăn.

- Là người yếu đuối, dễ buông bỏ cuộc sống:

+ Đợi chiếc lá cuối cùng rụng xuống là kết thúc cuộc sống của mình

+ Giôn-xi thờ ơ,bỏ mặc bản thân mặc dù Xiu hết lòng thương yêu, chăm sóc.

b. Nhân vật cụ Bơ-men

- Là một họa sĩ già, có khát khao nghệ thuật cháy bỏng nhưng không thể thực hiện được vì cuộc sống nghèo khó.

- Cụ Bơ-men có tâm hồn cao đẹp, có tấm lòng nhân hậu và bao dung, có một tình cảm chân thành, giản dị và tình yêu nghệ thuật cháy bỏng.

c. Chi tiết “chiếc lá cuối cùng”

Hình tượng chiếc lá là hình ảnh tinh tế, chứa đựng nhiều ý nghĩa và được quen dùng trong văn chương.Có thể nói trong “Chiếc lá cuối cùng”, ngay từ nhan đề ta đã thấy được tầm quan trọng của hình tượng chiếc lá, nó cùng với kết thúc bất ngờ là phương tiện để nhà văn gửi gắm thông điệp đầy tính nhân đạo.

III. TỔNG KẾT 

1. Nội dung

- Truyện ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. Tôn vinh giá trị, sức mạnh của nghệ thuật chân chính mang đến niềm vui và hạnh phúc cho con người.

2. Nghệ thuật

- Cốt truyện dàn dựng chu đáo, tình tiết sắp xếp khéo léo, hấp dẫn.

- Nghệ thuật đảo ngược tình huống truyện hai lần đã tạo ra hứng thú với người đọc.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 9 CD bài 4: Chiếc lá cuối cùng (O. Hen-ri), kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 cánh diều bài 4: Chiếc lá cuối cùng (O. Hen-ri), Ôn tập Ngữ văn 9 cánh diều bài 4: Chiếc lá cuối cùng (O. Hen-ri)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác