Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 9 cánh diều học kì 1 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tên chữ Hán của bài “Khóc Dương Khuê” là:

  • A. Văn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương Thượng thư
  • B. Kí Khắc Niệm Dương niên ông
  • C. Hí tặng song hữu Lê Xá tú tài
  • D. Lão sơn

Câu 2: Dòng nào nói đúng nhất vẻ đẹp của Lục Vân Tiên thể hiện qua hành động đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga?

  • A. Có tính cách anh hùng
  • B. Có tài năng
  • C. Có tấm lòng vị nghĩa
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3: Tiêu đề mục 1: “Vịnh Hạ Long là tác phẩm nghệ thuật thiên nhiên hoành tráng” cho biết nội dung chính của phần này là gì?

  • A. Lịch sử hình thành vịnh Hạ Long.
  • B. Những dấu tích thời gian trên các đảo đá ở Hạ Long.
  • C. Vẻ đẹp tuyệt mĩ của vịnh Hạ Long được thiên nhiên tạo tác và ban tặng cho con người.
  • D. Những sự kiện lịch sử quan trọng gắn với vịnh Hạ Long.

Câu 4: Xác định chủ ngữ trong câu: “Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt!” (Lão Hạc, Nam Cao)?

  • A. Lão.
  • B. Yên lòng.
  • C. Nhắm mắt,
  • D. Yên lòng mà nhắm mắt.

Câu 5: Theo tác giả, sách có vai trò như thế nào đối với nhân loại?

  • A. Là nơi lưu giữ kí ức nhân loại từ giai đoạn khởi thủy đến ngày nay, đặc biệt là về văn học và sinh học.
  • B. Là nơi lưu trữ các tác phẩm văn học, những nghiên cứu khảo cổ vô cùng có giá trị.
  • C. Là kho tư liệu quý về lịch sử nhân loại, về sự tiến hóa của loài và sự phát triển các bộ gen.
  • D. Là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại.

Câu 6: Khoa học được dẫn đường bởi điều gì?

  • A. Những suy đoán, giả thiết.
  • B. Những lí luận lô gích chặt chẽ.
  • C. Những tư duy truyền thống, rập khuôn.
  • D. Những thí nghiệm, thực nghiệm.

Câu 7: Đâu không phải là câu nói được trích dẫn làm dẫn chứng trong phần 3: Học để làm?

  • A. Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy.
  • B. Cách tốt nhất để hiểu là làm.
  • C. Suy nghĩ gắn với hành động.
  • D. Học tập không phải là dồn ép tất cả mọi thứ và đầu. Biết cách học vừa đủ, đó mới là người thông minh.

Câu 8: Vì sao nói “Ngôn ngữ là hồn cốt” của dân tộc?

  • A. Vì ngôn ngữ là công cụ bảo vệ dân tộc khỏi ách ngoại xâm.
  • B. Vì ngôn ngữ là công cụ của tư duy, của giao tiếp, ngôn ngữ đồng thời là công cụ để truyền tải cả một nền văn hóa, một tinh thần dân tộc. 
  • C. Vì ngôn ngữ mang trong mình cả một lịch sử hình thành và phát triển dân tộc.
  • D. Vì ngôn ngữ là đại diện cho tư tưởng, tình cảm của cả một dân tộc.

Câu 9: Thơ Đường luật phải tuân thủ luật nào về thanh điệu?

  • A. Chỉ dùng vần trắc.
  • B. Câu 1 có âm tiết thứ 2 giống với câu 4.
  • C. Chữ thứ 2 của câu thứ 2 thanh trắc thì bài thơ thuộc luật trắc.
  • D. Nhịp 4/3 hoặc 3/2.

Câu 10: Thể song thất lục bát thường có đặc điểm nào về nội dung?

  • A. Câu song thất kể sự việc, câu lục bát thiên về cảm thán, giãi bày.
  • B. Câu song thất thiên về cảm thán, giãi bày, câu lục bát kể sự việc.
  • C. Câu song thất vừa để kể sự việc, vừa thể hiện cảm xúc của nhân vật.
  • D. Câu lục bát vừa kể diễn biến sự việc, vừa bộc lộ diễn biến tâm trạng nhân vật

Câu 11:  Bài thơ Phò giá về kinh được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  • A. Bài thơ Phò giá về kinh được Trần Quang Khải viết sau khi hộ giá hai vua Trần (Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông) trở lại Thăng Long (ngày 9-7-1285) sau chiến thắng quân Mông Nguyên lần thứ hai. 
  • B. Bài thơ Phò giá về kinh được Trần Quang Khải viết sau khi hộ giá hai vua Trần (Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông) trở lại Thăng Long sau chiến thắng quân Mông Nguyên lần thứ ba.
  • C. Bài thơ Phò giá về kinh được Trần Quang Khải viết sau khi hộ giá hai vua Trần (Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông) trở lại Thăng Long (ngày 9-7-1285) sau chiến thắng quân Mông Nguyên lần thứ nhất.
  • D. Bài thơ Phò giá về kinh được Trần Quang Khải viết sau khi hộ giá hai Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông trở lại Thăng Long (ngày 9-7-1285) sau chiến thắng quân Mông Nguyên lần thứ hai.

Câu 12: Bối cảnh sáng tác Chinh phụ ngâm là gì?

  • A. Thời kì loạn lạc với hai cuộc chiến tranh Lê – Trịnh, Mạc – Nguyễn.
  • B. Thời kì quân Nguyên Mông xâm lược Đại Việt.
  • C. Thời kì Trịnh – Nguyễn phân tranh.
  • D. Thời kì Lê – Trịnh xung đột quyền lực.

Câu 13: Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:

Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.

  • A. Nam tử còn vương nợ.
  • B. Chuyện Vũ Hầu.
  • C. Luống thẹn tai nghe.
  • D. Công danh nam tử.

Câu 14: Mô hình cốt truyện trong truyện thơ Nôm là gì?

  • A. Gặp gỡ - Đoàn tụ - Lưu lạc.
  • B. Gia biến – Lưu lạc – Đoàn tụ.
  • C. Gặp gỡ - Gia biến – Lưu lạc.
  • D. Gặp gỡ - Lưu lạc – Đoàn tụ.

Câu 15: Truyện Lục Vân Tiên thuộc thể loại gì?

  • A. Truyền kì.
  • B. Truyện thơ Nôm.
  • C. Tiểu thuyết.
  • D. Thơ Nôm.

Câu 16:  Từ “khóa xuân” được nhắc đến trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có ý nghĩa gì?

  • A. Nói về việc Thúy Kiều bị giam lỏng.
  • B. Nói về việc con người đánh mất tuổi thanh xuân.
  • C. Nói về việc Thúy Kiều tự giam hãm tuổi xuân của mình.
  • D. Nói về sự già đi của con người.

Câu 17: Đề tài có vai trò gì?

  • A. Nâng giá trị tác phẩm lên.
  • B. Giúp người đọc tiếp cận tác phẩm dễ dàng hơn.
  • C. Giúp tác phẩm được nhiều người chú ý hơn.
  • D. Là căn cứ để xác định được vấn đề của tác phẩm (chủ đề).

Câu 18: Đâu là tên viết tắt của một tổ chức thuộc lĩnh vực an ninh, quân sự?

  • A. FAO.
  • B. CIA.
  • C. APEC.
  • D. ICC.

Câu 19: Thuật ngữ viết tắt IUCN trong văn bản Vịnh Hạ Long – một kì quan thiên nhiên độc đáo và tuyệt mĩ có nghĩa là gì?

  • A. Tổ chức y tế thế giới.
  • B. Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.
  • C. Tổ chức Giáo dục.
  • D. Ngân hàng thế giới.

Câu 20: Vì sao thác I-goa-du được miêu tả là một “kì quan tạo ra bởi Đức Chúa Trời”?

  • A. Dựa theo truyền thuyết của người Bra-xin.
  • B. Từ năm 1876, trong một cuốn sách nổi tiếng, tác giả An-đrơ Rê-bu-ca đã mô tả thác là “kì quan tạo ra bởi Đức Chúa Trời”.
  • C. Dựa theo một cuốn sách cổ được tìm thấy ở Ác-hen-ti-na.
  • D. Vì ngọn thác rất đẹp tự như được Đức Chúa Trời tạo ra.

Câu 21: Đâu là thông tin không chính xác?

  • A. Sếu ở Tràm Chin – Tam Nông là sếu quý hiếm nhất trong các loại sếu hiện được thống kê.
  • B. Có tất cả 15 loài sếu được thống kêu, một nửa trong số đó có dấu hiệu tuyệt chủng.
  • C. Sếu thường cao từ 1,5 đến 1,6 mét, lúc trưởng thành có thể nặng từ 10 đến 15 ki-lô-gam.
  • D. Sếu có đến 15 cách thông tin khác nhau qua tiếng kêu.

Câu 22: Đâu là yêu cầu khi chuyển từ cách dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp?

  • A. Lược bỏ dấu ngoặc kép, dấu hai chấm đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp.
  • B. Lược bỏ dấu ngoặc kép đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp.
  • C. Lược bỏ dấu hai chấm đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp.
  • D. Lược bỏ tất cả dấu của câu.

Câu 23: Đâu là xuất xứ của truyện ngắn Làng?

  • A. Truyện ngắn “Làng” được viết trong thời kỳ đầu của kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. 
  • B. Truyện ngắn “Làng” được viết trong thời kỳ đầu của kháng chiến chống Mỹ và đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ năm 1968.
  • C. Truyện ngắn “Làng” được viết trong thời kỳ đầu của kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ năm 1945.
  • D. Truyện ngắn “Làng” được viết trong thời kỳ đầu của kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ năm 1947.

Câu 24: Ông lão sống với những ai?

  • A. Gia đình.
  • B. Họ hàng thân thích.
  • C. Những người hàng xóm.
  • D. Hai con dê, một con mèo và bốn cặp chim bồ câu.

Câu 25: Câu văn “Xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ tám tuổi cắt tóc ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà, đoán biết là con, không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến tôi bị chới với” nói lên tâm trạng gì của ông Sáu?

  • A. Vội vàng, cuống quýt muốn được gặp con.
  • B. Yêu thương, mong nhớ con đến da diết.
  • C. Ân hận vì đã xa nhà quá lâu, không chăm sóc cho vợ con.
  • D. Sợ không đủ thời gian ở bên con vì chỉ được nghỉ phép ba hôm.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác