Đáp án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 7: Bếp lửa (Bằng Việt)

Đáp án bài 7: Bếp lửa (Bằng Việt). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 9 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 7. THƠ 8 CHỮ VÀ THƠ TỰ DO

VĂN BẢN. BẾP LỬA 

ĐỌC HIỂU

Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

Đáp án chuẩn:

Người cháu.

Câu 2: Xác định vần và nhịp của các dòng thơ.

Đáp án chuẩn:

- Nhịp thơ chủ yếu : 4/4.

- Vần:chân chủ yếu

Câu 3: Chú ý những lời nói, việc làm của bà

Đáp án chuẩn:

- Lời nói: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố", “Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,”, “Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

- Việc làm: “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen"

Câu 4: Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn này.

Đáp án chuẩn:

Điệp ngữ “nhóm”, đảo ngữ “lận đận đời bà…”, ẩn dụ “nhóm niềm yêu thương, nhóm niềm chung vui, nhóm dậy cả,...” -> bà nhóm dậy cả một cuộc đời mới, ấm no, hạnh phúc và những kỉ niệm ngọt ngào của tuổi thơ.

Câu 5: Khổ thơ cuối thể hiện cảm xúc gì của nhân vật trữ tình?

Đáp án chuẩn:

Cảm xúc kính yêu người bà của nhân vật trữ tình. Vì trong tiềm thức người cháu luôn có ánh sáng và hơi ấm của bà.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Kết cấu của bài thơ Bếp lửa được tổ chức theo trình tự nào?

Đáp án chuẩn:

Trình tự từ quá khứ đến hiện tại.

Câu 2. Người cháu đã hồi tưởng các kỉ niệm về bà và tình bà cháu ở những thời điểm nào? Trong mỗi kỉ niệm đó, tình bà cháu được thể hiện như thế nào? Người bà có ý nghĩa gì với người cháu?

Đáp án chuẩn:

- Thời điểm:

+ Năm lên 4 tuổi (nạn đói 1945)

+ Tám năm ở cùng với bà khi cha mẹ đi công tác

+ Năm giặc đốt làng

- Trong mỗi kỉ niệm đó, tình bà cháu được thể hiện:

+ Năm lên 4 tuổi: năm đói

+ Tám năm ở cùng với bà khi cha mẹ đi công tác

+ Năm giặc đốt làng: đốt nhà, bà dặn cháu giữ kín để bố mẹ yên tâm.

=> Người bà là tia sáng, chắp cánh ước mơ cho cháu trên mọi chặng đường.

Câu 3: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ có đặc điểm gì? Vì sao khi nhắc đến bếp lửa, người cháu lại nhớ đến bà và ngược lại? Hãy chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa được khắc họa trong bài thơ.

Đáp án chuẩn:

- Hình ảnh bếp lửa là hình ảnh quen thuộc mà bà nhóm lửa mỗi sáng. 

- Ý nghĩa: bếp lửa là nơi thắp sáng niềm tin, tình yêu thương to lớn của bà, tiếp nối tình yêu từ bà sang cháu.

Câu 4: Hãy xác định những dòng thơ trong bài có hình ảnh ẩn dụ và nêu tác dụng của các hình ảnh đó. Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?

Đáp án chuẩn:

+ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

+ Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

+ Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

+ Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Câu 5: Theo em, những điều gì tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ Bếp lửa?

Đáp án chuẩn:

- Ngôn ngữ giàu tính biểu đạt.

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả, tự sự và biểu cảm.

- Hình ảnh thơ gần gũi, giàu liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng.

Câu 6: Từ bài thơ Bếp lửa, em hãy lí giải vì sao những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

Đáp án chuẩn:

- Tuổi thơ là khoảng thời gian vô cùng quý giá, là nền tảng cho sự phát triển toàn diện của mỗi con người:

+ Trong giai đoạn này, chúng ta được tiếp nhận những bài học đầu tiên về cuộc sống, được hình thành những giá trị nhân cách và bồi dưỡng những ước mơ, hoài bão. 

+ Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ  đều có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

- Tình yêu thương của gia đình là nguồn động lực vô giá giúp con người vượt qua những khó khăn, thử thách và hướng đến thành công. 

- Những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ là hành trang quý giá giúp con người đối mặt với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. 

- Những bài học quý giá học được từ tuổi thơ là kim chỉ nam giúp con người định hướng cuộc sống.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác