Siêu nhanh soạn bài Bếp lửa Văn 9 Cánh diều tập 2
Soạn siêu nhanh bài Bếp lửa Văn 9 Cánh diều tập 2. Soạn siêu nhanh Văn 9 Cánh diều tập 2. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài soạn này. Thêm cách soạn mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Văn 9 Cánh diều tập 2 phù hợp với mình.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 7. THƠ 8 CHỮ VÀ THƠ TỰ DO
VĂN BẢN. BẾP LỬA
CHUẨN BỊ
Câu 1: Đọc trước bài thơ Bếp lửa; tìm hiểu thêm thông tin về nhà thơ Bằng Việt.
Soạn rút gọn:
Bằng Việt, nguyên quán xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội, là một nhà thơ Việt Nam. Ông đã từng là Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam và Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội.
Câu 2: Em nhớ nhất kỉ niệm nào với người thân trong gia đình? Hãy chuẩn bị đề chia sẻ với các bạn điều đó.
Soạn rút gọn:
Lật giở từng trang trong cuốn album, em lại nhớ đến những kỉ niệm bên bà. Đó là kí ức ngọt ngào không thể nào phai mờ trong trí nhớ em. Em còn nhớ như in hình ảnh bà nội với mái tóc bạc phơ đang cặm cụi nhóm bếp sau nhà. Em chạy đến ngồi cùng bà nấu cơm. Khói bốc lên làm em cay mắt. Bà thấy vậy liền lau nước mắt cho em. Bà bảo em ra ngoài chơi cho đỡ nóng. Nhìn bà vất vả nấu cơm, em thương bà lắm! Bà là người vô cùng đặc biệt trong lòng em.
ĐỌC HIỂU
Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
Soạn rút gọn:
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người cháu.
Câu 2: Xác định vần và nhịp của các dòng thơ.
Soạn rút gọn:
Nhịp thơ chủ yếu : 4/4.
Vần: chân chủ yếu
Câu 3: Chú ý tính tự sự kết hợp với biểu cảm ở các dòng thơ 4-25
Soạn rút gọn:
Tính tự sự kết hợp biểu cảm: "Tám năm ròng" khoảng thời gian dài đằng đẵng cháu cùng bà vẫn luôn nhóm lên ngọn lửa yêu thương, nồng ấm, ngọn lửa của sự sống, khoảng thời gian đó dẫu trải qua khó khăn nhọc nhằn nhưng chỉ cần có bà vẫn thật bình yên. Tuổi thơ người cháu gắn với bà với bếp lửa yêu thương, gắn với cả tiếng tu hú kêu trên những cánh đồng. Hình ảnh đó trở thành một khoảng trời kỷ niệm nhẹ nhàng đậm tình yêu thương giữa tác giả và bà.
Câu 4: Chú ý những lời nói, việc làm của bà
Soạn rút gọn:
Lời nói: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố", “Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,”, “Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
Việc làm: “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen"
Câu 5: Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn này.
Soạn rút gọn:
Biện pháp tu từ điệp ngữ “nhóm”, đảo ngữ “lận đận đời bà…”, ẩn dụ “nhóm niềm yêu thương, nhóm niềm chung vui, nhóm dậy cả,...” -> bà nhóm dậy cả một cuộc đời mới, ấm no, hạnh phúc và những kỉ niệm ngọt ngào của tuổi thơ.
Câu 6: Khổ thơ cuối thể hiện cảm xúc gì của nhân vật trữ tình?
Soạn rút gọn:
Khổ thơ cuối là cảm xúc kính yêu người bà của nhân vật trữ tình. Vì trong tiềm thức người cháu luôn có ánh sáng và hơi ấm của bà.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1: Kết cấu của bài thơ Bếp lửa được tổ chức theo trình tự nào? Cảm hứng chủ đạo của tác giả trong bài thơ là gì?
Soạn rút gọn:
Kết cấu của bài thơ Bếp lửa được tổ chức theo trình tự từ quá khứ đến hiện tại.
Cảm hứng chủ đạo của tác giả trong bài thơ là tình cảm bà cháu.
Câu 2. Người cháu đã hồi tưởng các kỉ niệm về bà và tình bà cháu ở những thời điểm nào? Trong mỗi kỉ niệm đó, tình bà cháu được thể hiện như thế nào? Người bà có ý nghĩa gì với người cháu?
Soạn rút gọn:
- Người cháu đã hồi tưởng các kỉ niệm về bà và tình bà cháu ở những thời điểm:
+ Năm lên 4 tuổi (nạn đói 1945)
+ Tám năm ở cùng với bà khi cha mẹ đi công tác
+ Năm giặc đốt làng
- Trong mỗi kỉ niệm đó, tình bà cháu được thể hiện:
+ Năm lên 4 tuổi: năm đói
+ Tám năm ở cùng với bà khi cha mẹ đi công tác: bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học, bà kể chuyện những ngày ở Huế, bà dạy dỗ cháu nên người.
+ Năm giặc đốt làng: đốt nhà, bà dặn cháu giữ kín để bố mẹ yên tâm.
- Người bà là tia sáng, chắp cánh ước mơ cho cháu trên mọi chặng đường.
Câu 3: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ có đặc điểm gì? Vì sao khi nhắc đến bếp lửa, người cháu lại nhớ đến bà và ngược lại? Hãy chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa được khắc họa trong bài thơ.
Soạn rút gọn:
- Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến 12 lần trong bài thơ và là hình ảnh quen thuộc mà bà nhóm lửa mỗi sáng. Khi nhắc đến bếp lửa, người cháu lại nhớ đến bà bởi ngọn lửa tượng trưng cho tình cảm của bà, là ngọn lửa niềm tin mà bà truyền cho cháu.
- Ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa: bếp lửa là nơi thắp sáng niềm tin, tình yêu thương to lớn của bà, tiếp nối tình yêu từ bà sang cháu.
Câu 4: Hãy xác định những dòng thơ trong bài có hình ảnh ẩn dụ và nêu tác dụng của các hình ảnh đó. Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?
Soạn rút gọn:
- Những dòng thơ trong bài có hình ảnh ẩn dụ:
+ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
+ Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
+ Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
+ Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
- Em thích hình ảnh: bếp lửa nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ. Bởi vì hình ảnh bếp lửa đã gắn liền với tuổi thơ tác giả, nhắc đến bếp lửa là nhắc đến hình ảnh người bà tần tảo, giàu tình yêu thương.
Câu 5: Theo em, những điều gì tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ Bếp lửa?
Soạn rút gọn:
- Điều tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ Bếp lửa:
+ Ngôn ngữ giàu tính biểu đạt.
+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả, tự sự và biểu cảm.
+ Hình ảnh thơ gần gũi, giàu liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng.
+ Nội dung về lòng biết ơn, kính yêu của người cháu đối với bà, với quê hương, đất nước.
Câu 6: Từ bài thơ Bếp lửa, em hãy lí giải vì sao những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
Soạn rút gọn:
Tuổi thơ là khoảng thời gian vô cùng quý giá, là nền tảng cho sự phát triển toàn diện của mỗi con người. Trong giai đoạn này, chúng ta được tiếp nhận những bài học đầu tiên về cuộc sống, được hình thành những giá trị nhân cách và bồi dưỡng những ước mơ, hoài bão. Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ, bao gồm tình yêu thương của gia đình, những kỷ niệm đẹp đẽ, những bài học quý giá,... đều có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
Vì vậy, những gì thân thiết nhất của tuổi thơ đều có sức tỏa sáng và nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Soạn Văn 9 Cánh diều tập 2 bài Bếp lửa, Soạn bài Bếp lửa Văn 9 Cánh diều tập 2, Siêu nhanh soạn bài Bếp lửa Văn 9 Cánh diều tập 2
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận