Siêu nhanh soạn bài Đình công và nổi dậy Văn 9 Cánh diều tập 2

Soạn siêu nhanh bài Đình công và nổi dậy Văn 9 Cánh diều tập 2. Soạn siêu nhanh Văn 9 Cánh diều tập 2. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài soạn này. Thêm cách soạn mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Văn 9 Cánh diều tập 2 phù hợp với mình.

BÀI 9. BI KỊCH VÀ TRUYỆN

VĂN BẢN. ĐÌNH CÔNG VÀ NỔI DẬY

CHUẨN BỊ

Câu 1:  Đọc trước văn bản Đình công và nổi dậy; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Vi Huyền Đắc.

Soạn rút gọn:

Vi Huyền Đắc sinh ngày 18 tháng 12 năm 1899 tại làng Trà Cổ, tỉnh Hải Ninh, nay là phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

Cha ông làm thầu khoán, mộ phu làm đường, làm mỏ và có một đội thuyền vận tải riêng hoạt động ở vùng Đông Bắc Bắc Bộ. Mẹ ông là cháu ngoại Tiến sĩ Hán học Nguyễn Tư Giản (1823 -1890).

Thuở nhỏ Vi Huyền Đắc học chữ Hán, sau đó chuyển sang học chữ Quốc ngữ. Sau khi tốt nghiệp Thành Chung ở Hải Phòng, ông thi vào trường Mỹ nghệ Hà Nội nhưng sau đấy lại vào Sài Gòn làm lái xe và bắt đầu viết một số bài báo có xu hướng tiến bộ.

Cha mất, Vi Huyền Đắc trở ra Hải Phòng kế thừa cơ nghiệp để lại, nhưng do việc kinh doanh không hiệu quả nên ông phải bán dần tài sản để sinh sống. Ở đây, ông bắt đầu viết kịch và mở nhà in Thái Dương văn khố trên phố Cầu Đất (Hải Phòng) để xuất bản tác phẩm của mình và bạn bè.

ĐỌC HIỂU

Câu 1: Hình dung bối cảnh câu chuyện qua phần chỉ dẫn sân khấu

Soạn rút gọn:

- Bối cảnh câu chuyện: thời gian là vào giữa trưa, địa điểm cửa buồng ăn thông vào tư thất của ông Chung.

Câu 2: Thái độ ông chủ mỏ như thế nào?

Soạn rút gọn:

Thái độ của ông chủ mỏ vừa rối bời, lo lắng.

Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy tình hình ngày càng căng thẳng?

Soạn rút gọn:

Chi tiết: ông Chung lại bàn giấy kéo ra khẩu súng lục, dân công đã bỏ cái nhà kho và kéo lại đằng ông Chung và bà Ba.

Câu 4: Vì sao thợ mỏ đình công?

Soạn rút gọn:

Thợ mỏ đình công là do ông Chung phát gạo kém, gạo xấu, cắm mắm thối.

Câu 5: Phần chỉ dẫn sân khấu cho biết điều gì?

Soạn rút gọn:

Phần chỉ dẫn sân khấu cho thấy ông Chung đã bị bắn.

Câu 6: Kết thúc có gì bất ngờ?

Kết thúc bất ngờ vì ông Chung chết, cả Bích (con trai cả ông Chung) đẩy bà Ba ngã và ra tủ két mở tủ. Cùng lúc đó thì dân công họ đã xông đến phòng kế toán

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Văn bản Đình công và nổi dậy kể về sự việc gì? Có những tuyến nhân vật nào?

Soạn rút gọn:

- Văn bản Đình công và nổi dậy kể về sự việc nhân dân lao động đình công vì gia đình Ông Chung bóc lột quá sức, cuối cùng nhận kết cục bi thảm.

- Tuyến nhân vật ông Chung, bà Ba, cả Bích: giàu có, tham lam, bóc lột người lao động.

- Tuyến nhân vật người lao động: chăm chỉ, chịu khó, dũng cảm và đứng lên đòi lại công bằng.

Câu 2. Em dựa vào những chi tiết nào để biết được bối cảnh và tình hình căng thẳng của câu chuyện?

Soạn rút gọn:

Dựa vào những chỉ dẫn sân khấu, hành động của anh loong toong, tiếng ở dưới đường để biết được bối cảnh và tình hình căng thẳng của câu chuyện.

Câu 3: Phân tích nhân vật ông chủ mỏ Trần Thiết Chung qua thái độ, lời thoại và hành động,...

Soạn rút gọn:

- Thái độ: hiên ngang, coi thường người lao động.

- Lời thoại: đanh thép, trịch thượng.

- Hành động: dứt khoát, đối mặt với người lao động.

Câu 4: Qua đoạn trích, hãy nhận xét cách xây dựng diễn biến xung đột của tác giả.

Soạn rút gọn:

Trước hết tác giả tạo ra xung đột trong hai tuyến nhân vật, giữa chính diện và phản diện. Sau đó tác giả tạo xung đột tâm lí để cho các nhân vật trải qua các thử thách về tâm lí, đạo đức. Hơn nữa đưa nhân vật vào trong tình huống khó khăn buộc phải đối đầu thông qua các lời chỉ dẫn sân khấu và lời thoại nhân vật làm tăng sự căng thẳng cho người đọc.

Câu 5: Theo em, đặc điểm bi kịch thể hiện như thế nào trong văn bản?

Soạn rút gọn:

 Đặc điểm bi kịch được thể hiện trong văn bản:

+ Sự kiện xoay quanh mâu thuẫn không thể giải quyết dẫn đến kết cục bi thảm: người lao động đình công, ông Chung chết.

+ Nhân vật: ông Chung đại diện cho những người có chức, có quyền trong xã hội, giàu có nhưng lại bóc lột sức lao động của công nhân. Người lao động đại diện cho những người đấu tranh đòi lại công bằng, tự do.

+ Lời thoại của mỗi tuyến nhân vật đều thể hiện được suy nghĩ, tình cảm của nhân vật.

Câu 6: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) nêu ấn tượng của mình về những người nổi loạn trong văn bản kịch Đình công và nổi dậy.

Soạn rút gọn:

Văn bản kịch "Đình công và nổi dậy" của Vi Huy Đắc đã khắc họa thành công hình ảnh những người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự bóc lột bất công của gia đình ông Chung. Họ chính là những người nổi loạn, dám đứng lên đấu tranh cho lẽ phải, cho quyền lợi chính đáng của mình. Họ là đại diện cho tinh thần đấu tranh bất khuất của con người, là niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn Văn 9 Cánh diều tập 2 bài Đình công và nổi dậy, Soạn bài Đình công và nổi dậy Văn 9 Cánh diều tập 2, Siêu nhanh soạn bài Đình công và nổi dậy Văn 9 Cánh diều tập 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác