Siêu nhanh soạn bài Phải đọc sách cách nào? Văn 9 Cánh diều tập 1

Soạn siêu nhanh bài Phải đọc sách cách nào? Văn 9 Cánh diều tập 1. Soạn siêu nhanh Văn 9 Cánh diều tập 1. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài soạn này. Thêm cách soạn mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Văn 9 Cánh diều tập 1 phù hợp với mình.

TỰ ĐÁNH GIÁ

Thực hiện các yêu cầu

Chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):

Câu 1: Luận đề của văn bản là gì?

A. Mọi người đều phải biết cách đọc sách

B. Cách đọc sách để có hiệu quả

C. Kinh nghiệm đọc sách của người viết

D. Một số cách đọc sách khác nhau

Câu 2: Phương án nào nêu đúng luận điểm của phần (1)?

A. Muốn nâng cao tri thức phải biết cách đọc sách

B. Nên tận dụng thời gian để đọc được nhiều sách

C. Một số cách đọc sách thường gặp trong thực tế

D. Những cách đọc sách không hữu ích cho việc mở rộng hiểu biết.

Câu 3: Thao tác nghị luận chính nào được sử dụng trong đoạn văn: “Lại cũng có một kiểu độc giả [....] không thành vấn đề gì cả.”?

A. Giải thích

B. Phân tích

C. Chứng minh

D. Bác bỏ

Câu 4: Phần (2) của văn bản nêu lên những kinh nghiệm gì về cách đọc sách? Chọn các phương án đúng.

A. Cần tạo không khí làm việc nghiêm túc khi đọc sách

B. Chỉ cần đọc những tác phẩm lớn của tác giả nước ngoài

C. Cần biết đồng cảm, đồng thời biết phản biện khi đọc sách

D. Cần chọn đọc sách hay để làm giàu hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng

Câu 5: Phương án nào nêu đúng mối quan hệ về nghĩa giữa các vế câu ghép sau: “Họ đọc tiểu thuyết, họ đọc tin tức hằng ngày, họ đọc luôn cả những quảng cáo không sót một chữ."?

A. Liệt kê (nêu các hoạt động đọc không có mục đích)

B. Nối tiếp (nêu các hoạt động đọc theo thứ tự trước sau)

C. Tương phản (nêu các hoạt động đọc trái ngược nhau)

D. So sánh (nêu điểm giống và khác nhau giữa các hoạt động đọc)

Câu 6: Thái độ của tác giả về vấn đề nghị luận được thể hiện như thế nào? Chỉ ra những bằng chứng cụ thể (những cụm từ, vế câu hoặc câu).

Soạn rút gọn:

- Thái độ quyết liệt, nhiệt tình; phê phán những thói đọc sách gây hại

- Bằng chứng: “chẳng lợi ích gì cho việc học; đó là một điều không nên bắt chước; đừng bao giờ đọc sách như những cách đã nói ở trên”….

Câu 7: Nêu nhận xét của em về cách lập luận của tác giả ở những câu văn sau:

“Đồ ăn vào bao tử mà tiêu hoá được là nhờ các chất dịch tiêu hoá. Những điều hiểu biết mà mình mới thu thập được nơi sách vở sở dĩ bổ ích tinh thần mình là nhờ mình biết so sánh, đối chiếu với sự hiểu biết của mình đã có từ trước.”

Soạn rút gọn:

1. Sử dụng phép so sánh:

- Ví von giữa việc tiêu hóa thức ăn và việc tiếp thu kiến thức từ sách vở. 

=> Sinh động và dễ hiểu, giúp người đọc dễ dàng hình dung ra quá trình tiếp thu kiến thức.

2. Lập luận chặt chẽ, logic:

- Câu văn đầu tiên nêu ra hiện tượng: "Đồ ăn vào bao tử mà tiêu hoá được là nhờ các chất dịch tiêu hoá". 

- Câu văn thứ hai dựa trên hiện tượng này để đưa ra luận điểm: "Những điều hiểu biết mà mình mới thu thập được nơi sách vở sở dĩ bổ ích tinh thần mình là nhờ mình biết so sánh, đối chiếu với sự hiểu biết của mình đã có từ trước"

=> Mối liên hệ giữa hai câu văn rất chặt chẽ, logic, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của tác giả về quá trình tiếp thu kiến thức.

3. Sử dụng ngôn ngữ súc tích, dễ hiểu:

- Cách diễn đạt rõ ràng, mạch lạc giúp người đọc dễ dàng nắm bắt ý nghĩa của câu văn.

=> Cách lập luận rất chặt chẽ, logic, sử dụng phép so sánh ví von sinh động và ngôn ngữ súc tích, dễ hiểu.

Câu 8: Văn bản thuyết phục người đọc bởi những yếu tố nào? Hãy đưa ra lí lẽ, bằng chứng để làm rõ một trong số các yếu tố đó.

Soạn rút gọn:

- Hệ thống luận điểm mạch lạc, rõ ràng

- Các lí lẽ và dẫn chứng sâu sắc

- Vấn đề mang tính thời sự, cần thiết trong cuộc sống

- Các thao tác lập luận sử dụng phù hợp: bác bỏ, so sánh, phân tích, chứng minh…

- Bằng chứng: trong phần đầu tiên, tác giả đã đưa ra các cách đọc có hại và bác bỏ, phủ định chúng.

Câu 9: Quan điểm về cách đọc sách của hai tác giả Chu Quang Tiềm và Nguyễn Duy Cần thể hiện trong hai văn bản Bàn về đọc sách và Phải đọc sách cách nào? có gì giống nhau?

Soạn rút gọn:

Sự giống nhau: hai tác giả cùng nêu lên sự quan trọng của việc đọc sách, cũng như cách đọc sách như thế nào sao cho hiệu quả.

Câu 10. Từ những vấn đề gợi ra trong văn bản, em có suy nghĩ hoặc kế hoạch gì để cải thiện việc đọc sách của bản thân? Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) để trình bày về những suy nghĩ hoặc kế hoạch đó của em.

Soạn rút gọn:

- Đầu tiên, em sẽ đặt ra những mục tiêu đọc sách thực tế và phù hợp.

- Tiếp theo, em sẽ tạo ra một môi trường đọc sách thoải mái và hạn chế tối đa sự xao nhãng. 

- Em sẽ lựa chọn những cuốn sách mà bản thân thực sự quan tâm. Việc đọc sách sẽ trở nên thú vị hơn khi em chọn những chủ đề mà mình yêu thích. 

- Em sẽ biến việc đọc sách thành một phần trong thói quen sinh hoạt hàng ngày. 

=> Việc đọc sách thường xuyên sẽ giúp em hình thành thói quen tốt và cải thiện khả năng tập trung của bản thân. 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn Văn 9 Cánh diều tập 1 bài Phải đọc sách cách nào?, Soạn bài Phải đọc sách cách nào? Văn 9 Cánh diều tập 1, Siêu nhanh soạn bài Phải đọc sách cách nào? Văn 9 Cánh diều tập 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác