Siêu nhanh soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích Văn 9 Cánh diều tập 1

Soạn siêu nhanh bài Kiều ở lầu Ngưng Bích Văn 9 Cánh diều tập 1. Soạn siêu nhanh Văn 9 Cánh diều tập 1. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài soạn này. Thêm cách soạn mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Văn 9 Cánh diều tập 1 phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 2. THƠ VÀ TRUYỆN THƠ NÔM

KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH (NGUYỄN DU) 

ĐỌC HIỂU

Câu 1: Chú ý việc sử dụng từ ngữ để diễn tả hoàn cảnh của Kiều

Soạn rút gọn:

Các từ ngữ: khóa xuân, xa trông, bẽ bàng, nửa tình nửa cảnh, chia tấm lòng.

Câu 2: Chú ý biện pháp tả cảnh ngụ tình

Soạn rút gọn:

- Tả cảnh ngụ tình: "Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng".

- Tác giả miêu tả cảnh vật bên ngoài lầu Ngưng Bích để làm nổi bật hoàn cảnh cô đơn, tâm trạng lo lắng, khổ sở, cô quạnh của Thúy Kiều

Câu 3: Dự cảm tương lai thể hiện qua hình ảnh nào ?

Soạn rút gọn:

Dự cảm tương lai được thể hiện qua hình ảnh:

- “Gió cuốn mặt duềnh”: ước lệ cho sóng gió cuộc đời đang bủa vây, cuốn lấy Kiều, những tai ương sắp ập đến đời nàng

- “Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”: Trong lòng Kiều là tiếng sóng của buồn đau sợ hãi, dự cảm sóng gió dường như đang tiến đến rất gần Kiều.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1:  Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có thể chia làm mấy phần? Trình bày nội dung chính của mỗi phần.

Soạn rút gọn:

Bố cục 3 phần:

- 6 câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Thúy Kiều

- 8 câu tiếp: Nỗi nhớ thương Kim Trọng và nhớ thương cha mẹ của Kiều

- 8 câu cuối: Tâm trạng đau buồn và dự cảm trước tương lai sóng gió.

Câu 2:  Khung cảnh được miêu tả ở sáu dòng thơ đầu có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tâm trạng của Thuý Kiều?

Soạn rút gọn:

- Sáu câu thơ đầu vẽ nên một bức tranh ngoại cảnh đẹp nhưng buồn, có tác động sâu sắc đến tâm trạng của Thúy Kiều.

- Không gian được miêu tả là vô cùng rộng lớn, mênh mông

=> Tô đậm sự nhỏ bé, cô đơn của Kiều khi bị giam lỏng nơi lầu Ngưng Bích. Nỗi buồn của Kiều cũng được nhân lên bởi khung cảnh tĩnh lặng đến cô đơn.

- Hình ảnh "buồn trông cửa bể chiều hôm" và "thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa" thể hiện nỗi nhớ quê hương, gia đình da diết của Kiều. 

- Nỗi buồn ấy càng trở nên chua xót hơn khi Kiều nhìn thấy "cánh buồm xa xa" tượng trưng cho sự tự do mà nàng khao khát nhưng không thể nào với tới.

Câu 3: Thuý Kiều lần lượt nhớ tới những ai? Theo em, trình tự nỗi nhớ đó có hợp lí không? Vì sao? 

Soạn rút gọn:

- Nàng nhớ tới Kim Trọng, sau đó nhớ về cha mẹ. 

=> Đó là trình tự hợp lí, bởi với cha mẹ, nàng đã gặp trước lúc cách xa, nàng cũng đã bán thân cứu cha nên vơi bớt nỗi lo và làm tròn chữ hiếu. 

Nhưng với người nàng thương, Kim Trọng, chàng chưa biết tin gì về gia biến nhà nàng và nàng đau đớn, day dứt vì đã không giữ được lời thề bên chàng Kim.

Câu 4: Theo em, tám dòng thơ từ dòng 7 đến dòng 14 trong đoạn trích là lời của ai? Vì sao em biết điều đó? Những lời này có tác dụng gì trong việc thể hiện nội tâm nhân vật?

Soạn rút gọn:

- Là lời của Thúy Kiều.

- Dấu hiệu cho thấy điều này:

+ Ngôi kể: ngôi thứ nhất, sử dụng đại từ "tôi" để xưng hô.

+ Nội dung: tâm trạng buồn tủi, cô đơn, tuyệt vọng của nhân vật. Đây là tâm trạng đặc trưng của Thúy Kiều trong hoàn cảnh bị giam lỏng nơi lầu Ngưng Bích.

+ Giọng điệu: buồn bã, thê lương, thể hiện sự tuyệt vọng cùng cực của nhân vật.

- Tác dụng trong việc thể hiện nội tâm nhân vật:

+ Khắc họa thành công tâm trạng buồn tủi, cô đơn, tuyệt vọng của Thúy Kiều. 

+ Thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của tác giả đối với số phận bi kịch của Thúy Kiều => lên án xã hội phong kiến bất công, tàn bạo đã đẩy người phụ nữ tài sắc vẹn toàn như Thúy Kiều vào bước đường cùng.

+ Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, tạo nên hiệu ứng nghệ thuật cao.

Câu 5: "Kiều ở lầu Ngưng Bích" được coi là một trong những đoạn trích thể hiện tài năng của Nguyễn Du trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Hãy phân tích tám dòng thơ cuối để làm sáng rõ điều đó.

Soạn rút gọn:

- Tám câu thơ cuối đoạn trích là bức tranh tâm trạng đầy u buồn, cô đơn của Thúy Kiều trước cảnh vật thiên nhiên rộng lớn. 

- Mở đầu bằng điệp ngữ "buồn trông" nhấn mạnh tâm trạng u sầu, ảm đạm bao trùm lấy Kiều.

+ Nàng hướng mắt về phía "cửa bể chiều hôm", khung cảnh hoang vắng, tịchmịch với "thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa". 

+ Hình ảnh cánh buồm nhỏ bé, chênh vênh giữa biển trời bao la càng tô đậm sự lẻ loi, lạc lõng của Kiều.

- Kiều nhìn về "ngọn nước mới sa" và "hoa trôi man mác biết là về đâu?"

+ Cánh hoa nhỏ bé, mỏng manh trôi theo dòng nước như chính số phận lênh đênh, bấp bênh của Kiều.

+ Hình ảnh "hoa trôi" như một lời than thở, ai oán của Kiều trước cuộc đời nghiệt ngã.

- Bức tranh tâm trạng của Kiều càng thêm u buồn khi nàng hướng mắt về "nội cỏ rầu rầu".

+ Màu xanh ảm đạm của cỏ như hòa quyện với tâm trạng u uất, sầu muộn của Kiều. 

+ Nàng nhìn "chân mây mặt đất một màu xanh xanh", bầu trời và mặt đất hòa quyện vào nhau, không còn ranh giới, tượng trưng cho sự bế tắc, vô vọng trong lòng Kiều.

- Tiếng gió "cuốn mặt duềnh" và "tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi" càng làm tăng thêm sự ảm đạm, hoang tàn của cảnh vật. Nàng cảm thấy lạc lõng, cô đơn giữa thiên nhiên rộng lớn, không một ai thấu hiểu tâm trạng của mình.

=> Tám câu thơ cuối đã thể hiện thành công tâm trạng u buồn, cô đơn, tuyệt vọng của Thúy Kiều trước cảnh vật thiên nhiên

Những hình ảnh thơ được miêu tả một cách tinh tế, kết hợp với biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh đã khắc họa thành công tâm trạng bi thương của người con gái tài sắc vẹn toàn. 

Câu 6: Dựa vào 14 dòng thơ đầu, em hãy chuyển thành một đoạn văn xuôi.

Soạn rút gọn:

Bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều hướng mắt ra xa, nhìn về phía chân trời. Bức tranh trước mắt nàng hiện lên bao la, rộng lớn với bốn bề bát ngát xa trông. Khung cảnh cô đơn ấy khiến nàng nhớ đến Kim Trọng. Không biết chàng ở nơi đó, biết tin nàng lưu lạc ở chốn này chưa ? Chàng hiện giờ ra sao? Nỗi nhớ ấy khiến Kiều chìm đắm trong những suy nghĩ miên man, bồi hồi.Cảnh vật xung quanh như hòa quyện vào tâm trạng của Kiều. Nàng nhớ đến cha mẹ, giờ này còn ai hiếu thảo bên cạnh hay không? Còn ai ủ ấm chăn cho cha mẹ vào đêm đông giá rét; làm cho cha mẹ vui mỗi ngày hay không? Nàng đi xa và lâu như vậy, có lẽ gốc tử nhà nàng cũng cao lớn lắm rồi. Nàng nhớ nhà, nhớ gia đình, nhớ về mảnh tình còn dang dở của mình. Bức tranh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ càng tô đậm sự nhỏ bé, mong manh của Kiều trước số phận nghiệt ngã.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn Văn 9 Cánh diều tập 1 bài Kiều ở lầu Ngưng Bích, Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích Văn 9 Cánh diều tập 1, Siêu nhanh soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích Văn 9 Cánh diều tập 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác