Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều bài 7 Văn bản 2: Bếp lửa (Bằng Việt) (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều bài 7 Văn bản 2: Bếp lửa (Bằng Việt) (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu?

  • A. Tự sự.
  • B. Biểu cảm.
  • C. Nghị luận.
  • D. Miêu tả.

Câu 2: Trong dòng hồi tưởng của nhân vật trữ tình, hình ảnh người bà gắn với hình ảnh nào?

  • A. Người cháu.
  • B. Bếp lửa.
  • C. Tiếng chim tu hú.
  • D. Cuộc chiến tranh.

Câu 3: Bài thơ Bếp lửa của ai sáng tác?

  • A. Lưu Quang Vũ.
  • B. Bằng Việt.
  • C. Huy Cận.
  • D. Nguyễn Minh Châu.

Câu 4: Bằng Việt có tên khai sinh là gì?

  • A. Nguyễn Bằng Việt.
  • B. Nguyễn Việt Bằng.
  • C. Trần Việt Bằng.
  • D. Trần Bằng Việt.

Câu 5: Từ “ấp iu” trong câu “Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” gợi đến hình ảnh bàn tay của người bà như thế nào?

  • A. Kiên nhẫn, khéo léo.
  • B. Cần cù, chăm chỉ.
  • C. Vụng về, thô nhám.
  • D. Mảnh mai, yếu đuối.

Câu 6: Từ “nhóm” nào sau đâu được dùng theo nghĩa chuyển?

  • A. Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm.
  • B. Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi.
  • C. Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa.
  • D. Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui.

Câu 7: Bằng Việt khai thác đề tài tình cảm gia đình ở khía cạnh nào là chủ yếu?

  • A. Cảm hứng lãng mạn với những hình ảnh ước lệ đặc sắc
  • B. Vẻ đẹp và chất thơ trong những sự việc và con người giản dị, bình thường
  • C. Cảm hứng từ lòng biết ơn đối với gia đình, quê hương, đất nước.
  • D. Vẻ đẹp của những miền quê đã gắn bó sâu sắc với tác giả

Câu 8: Bằng Việt từng đi du học ở đâu?

  • A. Nhật Bản.
  • B. Trung Quốc.
  • C. Hàn Quốc.
  • D. Liên Xô.

Câu 9: Vào những năm 1970, Bằng Việt đã tham gia công tác ở chiến trường nào?

  • A. Miền Nam.
  • B. Trường Sơn.
  • C. Bình Trị Thiên.
  • D. Miền Bắc.

Câu 10: Bài thơ “Bếp lửa” viết về đề tài gì?

  • A. Tình đồng đội.
  • B. Tình quân dân.
  • C. Tình anh em.
  • D. Tình cảm gia đình.

Câu 11: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

  • A. Thất ngôn bát cú.
  • B. Thất ngôn tứ tuyệt.
  • C. Tự do.
  • D. Ngũ ngôn.

Câu 12: Nhân vật trữ tình trong bài thơ Bếp lửa là ai?

  • A. Người bà.
  • B. Người bố.
  • C. Người cháu.
  • D. Người mẹ.

Câu 13: Nội dung chính của bài thơ là gì?

  • A. Miêu tả vẻ đẹp của hình ảnh bếp lửa mỗi buổi sớm mai
  • B. Nói về tình cảm sâu nặng, thiêng liêng của người cháu đối với người bà
  • C. Nói về tình cảm yêu thương của người bà dành cho con và cháu
  • D. Nói về tình cảm nhớ thương của người con dành cho cha mẹ đang chiến đấu ở xa.

Câu 14: Đâu là giá trị nghệ thuật của bài thơ?

  • A. Sáng tạo hình ảnh biểu tượng độc đáo.
  • B. Sử dụng các thủ pháp ước lệ đặc sắc.
  • C. Giọng điệu khỏe khoắn, hào hùng.
  • D. Ngôn ngữ thơ trau chuốt, tài hoa.

Câu 15: Nhận xét nào sau đây không đúng với bài thơ “Bếp lửa”?

  • A. Mang giá trị lãng mạn.
  • B. Là bài thơ mang đậm giá trị hiện thực.
  • C. Thể hiện tình cảm gia đình cao quý trong chiến tranh.
  • D. Bài thơ thấm nhuần đạo lý uống nước nhớ nguồn.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác