Đáp án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 2: Điển cố, điển tích

Đáp án bài 2: Điển cố, điển tích. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 9 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 2. TRUYỆN THƠ NÔM

ĐIỂN CỐ, ĐIỂN TÍCH

Câu 1: Ghép các điển cố, điển tích (in đậm) ở bên A với nguồn gốc và nghĩa nêu ở bên B:

A. Điển cố, điển tích

 

B. Nguồn gốc và nghĩa

 

a) Giường kia treo cũng hững hờ. (Nguyễn Khuyến)

 

1) Điển tích, lấy từ chuyện xưa bên Trung Quốc: “Vua Hán Vũ Đế kén phò mã, cho công chúa ngồi trên lầu ném quả cầu xuống, ai cướp được thì được làm phò mã". Câu thơ mượn chuyện này để ngụ ý: Cha mẹ Thuý Kiều mong muốn gả con vào nơi xứng đáng.

 

b) Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn. 

(Nguyễn Khuyến)

 

2) Điển tích, dẫn theo chuyện xưa: "Trần Phồn thời hậu Hán (Trung Quốc) sắm chiếc giường dành riêng cho người bạn thân là Từ Trĩ. Khi bạn đến chơi thì mang ông xuống, khi bạn về thì lại treo cất đi.

 

c) Một hai nghiêng nước nghiêng thành//Sắc đành đòi một tài đành hoạ hại

(Nguyễn Du)

 

3) Điển tích, lấy từ chuyện xưa: "Tương truyền Bá Nha và Chung Tử Kỳ là hai người bạn tri âm, sống vào thời Xuân Thu, Chiến Quốc (Trung Quốc xưa). Bá Nha chơi đàn giỏi. Tử Kỳ nghe tiếng đàn của Bà Nha mà như hiểu thấu tâm can của bạn. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đập bỏ đàn vì cho rằng trên đời không còn ai hiểu được tiếng đàn của mình nữa".

 

d) Nuôi con những ước về sau/ Trao tơ phải lứa, gieo cầu đáng nơi.

 (Nguyễn Du)

 

4) Điển cố, lấy từ bài ca của Lý Diên Niên (Trung Quốc): "Nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc (Ngoảnh lại một cái làm xiêu thành trì của người, ngoảnh lại cái nữa làm xiêu nước người). Câu thơ mượn từ ngữ của bài thơ xưa để diễn tả về đẹp của Thuý Kiều

 

Đáp án chuẩn:

1-D, 2-A, 3-B, 4-C

Câu 2: Dựa vào chú thích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, giải thích nguồn gốc và ý nghĩa của các điển cố, điển tích (in đậm) trong những câu dưới đây:

a) Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

b) Bấy lâu nghe tiếng má đào,

Mắt xanh chẳng để ai vào có không?

Đáp án chuẩn:

a, "Bể dâu" lấy ý từ câu chữ Hán: Thương hải biến vi tang điền (Bể xanh hóa thành ruộng dâu). Đó chính là hình ảnh của sự thay đổi, sự biến chuyển nhanh chóng ngay trước mắt ta.

b, 

- Nguyễn Tịch, người đời nhà Tấn rất thích rượu và đàn.

- Khi tiếp khách, nếu khách thuộc hạng người ông thích, ông vừa lòng thì nhìn thẳng để lộ tròng mắt xanh; trái lại tiếp người ông không ưa thích thì ông nhìn ngang (lườm) để lộ lòng mắt trắng

Câu 3: Tìm trong sách, báo (hoặc trên Internet) câu chuyện Tái Ông thất mã (Tái Ông mất ngựa). Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) kể lại chuyện đó và nêu ý nghĩa của điển tích “ngựa Tái Ông".

Đáp án chuẩn:

Tái Ông là một ông lão sống gần biên ải. Một ngày nọ, con ngựa quý của ông bỗng dưng biến mất. Những người hàng xóm đến nhà hỏi thăm, Tái Ông bình thản nói: "Mất ngựa biết đâu lại là điềm may".

Quả thật, vài ngày sau, ngựa của Tái Ông quay trở về, mang theo một con ngựa hoang dã khác. Mọi người lại đến nhà Tái Ông chúc mừng, nhưng ông lại nói: "Được ngựa biết đâu lại là điềm họa".

Lời nói của Tái Ông khiến mọi người ngạc nhiên.

Thật không ngờ, con trai Tái Ông vốn tính hiếu động, vì ham chơi mà bỏ bê việc học hành. Khi thấy con ngựa hoang dã hung dữ, cậu bé sợ hãi và bị ngựa đá gãy chân. Mọi người lại đến nhà Tái Ông than vãn, nhưng ông vẫn bình thản nói: "Gãy chân biết đâu lại là điềm may".

Vài tháng sau, triều đình mở cuộc chiến tranh xâm lược. Tất cả thanh niên trai tráng trong vùng đều phải ra trận, chỉ trừ con trai Tái Ông vì bị gãy chân. Nhờ vậy, cậu bé thoát khỏi cảnh tang thương của chiến tranh.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác