Đáp án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 7: Nhật kí đô thị hoá (Mai Văn Phấn)

Đáp án bài 7: Nhật kí đô thị hoá (Mai Văn Phấn). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 9 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 7. THƠ 8 CHỮ VÀ THƠ TỰ DO

VĂN BẢN. NHẬT KÍ ĐÔ THỊ HÓA

ĐỌC HIỂU

Câu 1: Em hiểu nhan đề của bài thơ như thế nào?

Đáp án chuẩn:

Sự thay đổi về cơ sở hạ tầng, thay đổi trong cơ cấu kinh tế để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Câu 2: Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ?

Đáp án chuẩn:

Nhân vật “tôi”.

Câu 3: Chú ý những hình ảnh thuộc về “ngày thơ ấu"

Đáp án chuẩn:

- Lỗ đáo

- Đôi chân cò lội nước

- Nơi chó đá đầu làng

- Bến sông

Câu 4: Biện pháp tu từ nào được dùng trong khổ thơ này?

Đáp án chuẩn:

So sánh.

Câu 5: Chú ý những hình ảnh thể hiện suy nghĩ của nhà thơ.

Đáp án chuẩn:

- “Làm ngọn nến mùa thu đi rước đuốc"

- “Ngôi nhà là chiếc đèn lồng"

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Chỉ ra bố cục và nội dung chính của mỗi phần trong bài thơ Nhật kí đô thị hóa.

Đáp án chuẩn:

- Phần 1 (12 dòng thơ đầu): ký ức về thời thơ ấu gắn liền với quê hương, với hình bóng mẹ.

- Phần 2 (còn lại): thách thức của đô thị.

Câu 2. Về “ngôi nhà của mẹ”, “chạm phải tay mình ngày thơ ấu”, người con đã hồi tưởng về những kỉ niệm gì và có những cảm xúc nào?

Đáp án chuẩn:

- Người con đã hồi tưởng về những kỉ niệm: hình ảnh ngôi nhà như chiếc bánh không nhân, hình ảnh đồng xu cũ, chó đá đầu làng, tiếng gọi, hình ảnh mẹ ra bến sông.

- Cảm xúc: tiếc nuối, buồn tủi khi miêu tả dấu vết của thời gian đồng thời cho thấy tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.

Câu 3: Trước “những bước chân đô thị”, người con có suy nghĩ gì?

Đáp án chuẩn:

Bất an trước sự thay đổi của cuộc sống đô thị, tiếc nuối cho những giá trị xưa cũ, những nét đẹp của thời thơ ấu.

Câu 4: Phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ. Em thích nhất hình ảnh nào trong tác phẩm? Vì sao?

Đáp án chuẩn:

- Ẩn dụ: “bóng tối dẫn tôi về ngôi nhà của mẹ”.

- So sánh: “ngôi nhà như chiếc bánh không nhân” 

=> Thể hiện được sự thiếu vắng, lạc lõng trước sự thay đổi của thực tại.

- Em thích nhất là hình ảnh: “Và ngôi nhà của mẹ là chiếc đèn lồng lặng lẽ sáng dần lên” vì có lẽ đây là hình ảnh tượng trưng cho ánh sáng, niềm hi vọng về sự gìn giữ và phát huy những nét đẹp truyền thống.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác