Đáp án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 4: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

Đáp án bài 4: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 9 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 4. TRUYỆN NGẮN

CHIẾC LƯỢC NGÀ (NGUYỄN QUANG SÁNG)

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Câu 1: Chú ý bối cảnh xảy ra câu chuyện.

Đáp án chuẩn:

Trong những ngày hòa bình vừa lập lại: sau kháng chiến chống Pháp, hiệp định Giơ-ne-vơ tháng 7/1954.

Câu 2: Hình dung cuộc gặp gỡ của hai cha con

Đáp án chuẩn:

Xúc động, ôm lấy nhau.

Câu 3: Chú ý ngôn ngữ đối thoại trong văn bản.

Đáp án chuẩn:

Những câu gọi: “Thu! Con!”, “Ba đây con!” chỉ là lời độc thoại của mình ông Sáu vì không hề có sự đáp lại của bé Thu.

Câu 4: Chú ý các lời “nói trổng” của bé Thu.

Đáp án chuẩn:

- Thì má cứ kêu đi!

- Vô ăn cơm!

- Cơm chín rồi!

- Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái!

- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!

 Câu 5: Lời nói của nhân vật bé Thu được trích dẫn trực tiếp hay gián tiếp?

Đáp án chuẩn:

Trích dẫn trực tiếp.

Câu 6: Dự đoán xem nhân vật bé Thu sẽ làm gì?

Đáp án chuẩn:

Bé Thu sẽ thỏa hiệp gọi ba để nhờ chắt nước cơm.

Câu 7: Thái độ của bé Thu có gì khác với lúc đầu gặp ông Sáu?

Đáp án chuẩn:

Bé Thu không còn bướng bỉnh như trước nữa mà ngược lại “vẻ mặt nó sầm lại, buồn rầu”.

Câu 8: Hình dung tình cảm xúc động trong lòng người cha và con gái.

Đáp án chuẩn:

- Ông Sáu nghẹn ngào, hạnh phúc, bất ngờ khi nghe được tiếng gọi ba đầu tiên của con

- Bé Thu xúc động, tiếng ba dồn nén trong lòng vỡ tung ra thành tiếng hét.

Câu 9: Vì sao bé Thu lúc đầu không nhận ông Sáu là cha mình?

Đáp án chuẩn:

Bé Thu thấy trong ảnh ông Sáu không có vết thẹo dài như ngoài đời.

Câu 10: Chi tiết nào thể hiện sự xúc động của nhân vật “tôi”?

Đáp án chuẩn:

“Tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi”.

Câu 11: Người cha đã làm gì để thực hiện lời hứa với con?

Đáp án chuẩn:

Ông Sáu đã tự tay làm cho con một chiếc lược bằng ngà voi.

Câu 12: Chuyện không may gì đã xảy ra?

Đáp án chuẩn:

Ông Sáu hy sinh.

Câu 13: Đoạn tóm tắt này cho biết điều gì?

Đáp án chuẩn:

Bé Thu đã trở thành một cô giao liên dũng cảm, tiếp bước theo cha mình trở thành một người bảo vệ tổ quốc. Ông Ba cũng có thể thay cha của Thu trao lại kỷ vật cuối cùng trước khi ông hy sinh.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Tóm tắt câu chuyện trong văn bản. Nhan đề Chiếc lược ngà liên quan đến chi tiết nào trong văn bản?

Đáp án chuẩn:

- Tóm tắt:

+ Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu – con ông – không nhận ra cha vì vết thẹo trên mặt làm ông không giống với người cha trong bức ảnh mà em biết. Em đối xử với ba như với người xa lạ. Cho đến lúc em nhận ra cha, tình cha con trỗi dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi.

+ Ở khu căn cứ, người cha ấy đã dồn hết tình cảm yêu thương và nỗi nhớ mong con vào một việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông đã hy sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược ngà nhờ người bạn gửi về cho con gái của mình.

- Nhan đề: khi ông Sáu phải ra chiến trường, đồng thời cũng xuất hiện trong lúc ông Sáu trao cây lược cho ông Ba.

Câu 2: Người kể câu chuyện là ai? Nêu tác dụng của ngôi kể này. Hãy chỉ ra mối quan hệ giữa người kể chuyện và các các nhân nhân vật chính trong văn bản.

Đáp án chuẩn:

- Người kể chuyện chính là ông Ba, được đứng theo ngôi kể thứ 1. 

- Việc sử dụng ngôi kể khiến câu chuyện trở nên khách quan, tăng tính chân thực và thể hiện cảm xúc cho câu chuyện.

Câu 3: Phân tích sự chuyển biến trong suy nghĩ, hành động của bé Thu trước và sau khi nhận ông Sáu là cha mình. Qua đó, hãy nhận xét về tính cách của nhân vật bé Thu.

Đáp án chuẩn:

- Trước khi bé Thu nhận ông Sáu là ba:

+ Tưởng ngày đoàn viên sau 8 năm xa cách phải đầy mừng tủi, hạnh phúc nhưng cô bé lại thể hiện một thái độ khác thường: cô bé ngạc nhiên, hoảng sợ, mặt tái đi, bỏ chạy, cầu cứu má.

+ Những ngày sau đó dù ông dành hết thời gian bên con, yêu thương, chăm sóc nhưng bé Thu vẫn lạnh nhạt, xa lánh thậm chí bướng bỉnh, ngang ngạnh cự tuyệt ông: 

Câu 4: Phân tích nghệ thuật xây dựng cốt truyện (mở đầu, diễn biến, kết thúc) và nghệ thuật miêu tả nhân vật (hành động, tâm lí, lời đối thoại...) của tác giả qua văn bản Chiếc lược ngà.

Đáp án chuẩn:

- Cốt truyện được xây dựng chặt chẽ, gay cấn, tạo nên những tình huống éo le, đẩy nhân vật vào những mâu thuẫn nội tâm sâu sắc.

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật tinh tế, sinh động, khắc họa rõ nét tính cách, tâm trạng của bé Thu và ông Sáu.

Câu 5: Xác định chủ đề của văn bản. Chủ đề ấy còn có ý nghĩa đối với cuộc sống hôm nay như thế nào?

Đáp án chuẩn:

Chủ đề: Tình cha con thắm thiết trong chiến tranh.

Câu 6: Ấn tượng sâu sắc nhất của em về nhân vật ông Sáu là gì? Vì sao

Đáp án chuẩn:

- Ấn tượng: tình yêu thương con vô bờ bến của ông thể hiện qua từng hành động, cử chỉ:

+ Khi gặp lại con gái sau tám năm xa cách, ông không kìm nén được niềm vui sướng, muốn ôm con vào lòng, nhưng lại bị con đẩy ra vì bé Thu không nhận ra ba. Tuy nhiên, ông Sáu không hề trách móc con mà chỉ cố gắng tìm cách để gần gũi con, thể hiện tình yêu thương của mình. 

+ Dù bị con hắt hủi, ông Sáu vẫn luôn nhẫn nhịn, yêu thương con. Ông không hề trách mắng con mà chỉ mong muốn được gần gũi con, được bù đắp cho những năm tháng xa cách. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác