Đáp án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 8: Quần thể di tích Cố đô Huế (Theo khamphahue.com.vn)

Đáp án bài 8: Quần thể di tích Cố đô Huế (Theo khamphahue.com.vn). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 9 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 8. VĂN BẢN THÔNG TIN

VĂN BẢN. QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ

ĐỌC HIỂU

Câu 1:Thông tin chính nào được nêu ở phần giới thiệu?

Đáp án chuẩn:

Những dấu tích còn lại trên Cố đô Huế.

Câu 2: Thông tin nào nêu lên giá trị của Cố đô Huế

Đáp án chuẩn:

Quần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO ghi vào danh mục Di sản Văn hóa Thế giới

Câu 3: Chú ý các tiêu đề in đậm cho biết nội dung chính của mỗi phần.

Đáp án chuẩn:

Các tiêu đề đã nêu lên nội dung chính của phần đó

Câu 4: Di sản kiến trúc Cố đô Huế còn những gì?

Đáp án chuẩn:

Kinh Thành, Hoàng Thành, Tử Cấm Thành, hệ thống lăng tẩm của các vua Nguyễn, cung An Định, Trai Cung, bến thuyền cung đình, Trấn bình Đài, Trấn Hải Thành, điện Hòn Chén, nhà bà Từ Cung, Văn Miếu, Võ Miếu, Hải Vân Quan,...

Câu 5: Chú ý cách triển khai thông tin ở phần này

Đáp án chuẩn:

Thông tin được triển khai từ bao quát đến chi tiết

Câu 6: Phân biệt các kí hiệu: chữ in nghiêng và gạch đầu dòng trong phần Kiến trúc.

Đáp án chuẩn:

Chữ in nghiêng chú thích rõ hơn cho địa danh được đề cập trước đó, gạch đầu dòng triển khai những địa điểm thuộc địa danh đó.

Câu 7: Các di sản nêu trong phần Kiến trúc này nói lên điều gì?

Đáp án chuẩn:

Sự đa dạng, phong phú về các lăng tẩm, miếu mạo, thành quách trong Cố đô Huế

Câu 8 : Di tích Cố đô Huế gồm những giá trị gì?

Đáp án chuẩn:

- Là nơi có kiến trúc cung đình lộng lẫy.

- Nơi lưu giữ hàng trăm ngôi chùa thâm nghiêm cổ kính.

- Là hiện tượng văn hóa độc đáo của Việt Nam và thế giới.

- Di tích Quốc gia đặc biệt.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Xác định bố cục của bài viết. Trình bày bố cục ấy bằng một sơ đồ tư Đáp án chuẩn:

- Giới thiệu chung về Cố Đô Huế

- Kiến Trúc Cố Đô Huế

- Nét đặc trưng ở Cố Đô Huế

- Giá trị mà Cố Đô Huế mang lại

Câu 2. Bằng cách nào có thể tóm lược được nhanh nhất các thông tin trong văn bản Quần thể di tích cố đô Huế? Cách triển khai thông tin trong bài viết có tác dụng gì?

Đáp án chuẩn:

- Tóm lược được các thông tin chính, nhận diện được các từ khóa như: di tích, lịch sử, kiến trúc, văn hóa, giá trị.

- Cách triển khai thông tin trong bài viết có tác dụng giúp người đọc có được những hiểu biết về di tích Cố đô Huế.

Câu 3: Vì sao văn bản Quần thể di tích Cố đô Huế được coi là văn bản thông tin? Trong văn bản này có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào? Chỉ ra tác dụng của sự kết hợp ấy.

Soạn chi tiết:

- Vì những thông tin về Cố đô Huế và giá trị của di tích được trình bày theo trật tự nhất định: những nét đặc trưng, kiến trúc, giá trị,....

- Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt: tự sự - miêu tả - thuyết minh.

- Tác dụng: giúp làm rõ vấn đề cần giới thiệu, giúp người đọc có được những thông tin chính về Cố đô Huế.

Câu 4: Phân tích những giá trị của di tích Cố đô Huế được nêu trong văn bản.

Đáp án chuẩn:

- Là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể bởi nó biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.

- Không chỉ có kiến trúc cung đình lộng lẫy, di tích Cố đô Huế còn là nơi lưu giữ những ngôi chùa cổ kính.

Câu 5: Đọc văn bản, em có được những hiểu biết gì về Cố đô Huế và còn muốn biết những thông tin nào về di tích lịch sử nổi tiếng này?

Đáp án chuẩn:

- Em đã có thêm hiểu biết về những nét đặc trưng của di tích Cố đô Huế, các kiến trúc độc đáo cùng với những giá trị to lớn mà Cố đô Huế mang lại.

- Em còn muốn biết thêm được những trải nghiệm khi được đi tham quan di tích độc đáo này đem lại.

Câu 6: Nếu được giới thiệu một số nét về một di tích lịch sử của quê hương, em sẽ nêu những thông tin nào?

Đáp án chuẩn:

1. Tên và vị trí địa lí:

- Giới thiệu tên di tích lịch sử một cách chính xác và đầy đủ.

- Nêu vị trí địa lí của di tích, bao gồm tỉnh, thành phố, quận, huyện, xã,...

2. Thời gian xây dựng:

- Nêu rõ thời gian xây dựng di tích lịch sử.

- Nếu có thể, hãy nêu thêm thông tin về người đã xây dựng hoặc chủ trì xây dựng di tích.

3. Kiến trúc:

- Miêu tả kiến trúc của di tích lịch sử, bao gồm phong cách kiến trúc, cấu trúc, vật liệu xây dựng,...

- Nêu bật những nét độc đáo, đặc trưng của kiến trúc di tích.

4. Ý nghĩa, giá trị:

- Nêu ý nghĩa lịch sử, văn hóa, khoa học của di tích.

- Nêu giá trị của di tích đối với cộng đồng, địa phương, quốc gia.

5. Việc làm để gìn giữ, bảo vệ và phát triển:

- Nêu các biện pháp đã được thực hiện để bảo vệ di tích.

- Đề xuất các biện pháp cần thiết để gìn giữ, bảo vệ và phát triển di tích trong tương lai.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác