Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều bài 4 Văn bản 3: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều bài 4 Văn bản 3: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Quê hương của nhà văn Nguyễn Quang Sáng ở đâu?

  • A. An Giang.
  • B. Kiên Giang.
  • C. Nghệ An.
  • D. Quảng Trị.

Câu 2: Người kể chuyện trong văn bản Chiếc lược ngà là ai?

  • A. Ông Sáu.
  • B. Bé Thu.
  • C. Bác Ba.
  • D. Nhà văn.

Câu 3: Khi chứng kiến cảnh cha con bé Thu chia tay, người kể chuyện cảm thấy “khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim”. Chi tiết đó nói lên tâm trạng gì ở nhân vật?

  • A. Xúc động, nghẹn ngào.
  • B. Đau đớn đến tột cùng.
  • C. Sung sướng đến khó tả.
  • D. Giận dữ, phẫn uất.

Câu 4: Từ ngữ địa phương (Nam Bộ) được sử dụng trong bài có tác dụng gì?

  • A. Cho biết nhà văn chắc chắn phải là người địa phương Nam Bộ.
  • B. Cho biết nhà văn rất am hiểu vùng đất Nam Bộ và muốn tạo dựng một không khí Nam Bộ trong câu chuyện.
  • C. Cho biết nhà văn đã đi và rất am hiểu vùng đất Nam Bộ.
  • D. Cho biết nhà văn đã đi và sống nhiều ở vùng Nam Bộ.

Câu 5: Văn bản Chiếc lược ngà thuộc thể loại gì?

  • A. Tiểu thuyết.
  • B. Truyện ngắn.
  • C. Hồi kí.
  • D. Bút kí.

Câu 6: Khi gặp lại cha, bé Thu đã lên mấy tuổi?

  • A. Bảy tuổi.
  • B. Chín tuổi.
  • C. Sáu tuổi.
  • D. Tám tuổi.

Câu 7: Ông Sáu được nhìn thấy bé Thu qua đâu trong suốt những năm tháng chiến đấu?

  • A. Được gặp mặt thường xuyên.
  • B. Nhìn qua một bức ảnh nhỏ.
  • C. Qua lời kể của mẹ bé Thu.
  • D. Qua những giấc mơ của ông Sáu.

Câu 8: Phản ứng của bé Thu khi gặp lại ông Sáu là gì?

  • A. Mặt tái đi, vụt chạy và kêu thét lên.
  • B. Mừng rỡ, hớn hở.
  • C. Ngỡ ngàng, hoang mang.
  • D. Sợ hãi, không thốt nên lời.

Câu 9: Khi gặp ông Sáu, bé Thu có đặc điểm như thế nào?

  • A. Tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ, đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà.
  • B. Tóc dài ngang lưng, mặc quần đen, áo bông đỏ, đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà.
  • C. Tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông vàng, đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà.
  • D. Tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ, đang chơi nhà chòi dưới bóng cây ổi trước sân nhà.

Câu 10: Khi xúc động, vết thẹo của ông Sáu thay đổi như nào?

  • A. Giần giật, khiến ông Sáu đau điếng.
  • B. Chảy máu, trông rất dễ sợ.
  • C. Đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ.
  • D. Đột nhiên biến mất một cách lạ kì.

Câu 11: Vì sao bé Thu lại “nói trổng” với ông Sáu?

  • A. Vì bé Thu không thích ông Sáu.
  • B. Vì bé Thu bướng bỉnh, không nghe lời người lớn.
  • C. Vì bé Thu không muốn gọi ông Sáu là ba.
  • D. Vì bé Thu còn nhỏ, không hiểu chuyện.

Câu 12: Vì sao khi nhìn bé Thu không chịu gọi mình là ba, ông Sáu chỉ khẽ lắc đầu cười?

  • A. Vì ông quá khổ tâm đến nỗi không khóc được, đành phải cười vậy thôi.
  • B. Vì ông thấy bé Thu còn quá nhỏ để hiểu chuyện.
  • C. Vì ông thấy vui khi gặp lại con.
  • D. Vì ông bất lực trước những hành động của bé Thu.

Câu 13: Đâu là tình huống thể hiện chủ đề tư tưởng của văn bản Chiếc lược ngà?

  • A. Ông Sáu sau tám năm xa cách trở về gặp con nhưng đứa con không nhận mặt cha.
  • B. Ông Sáu trở lại chiến trường, làm cho con chiếc lược ngà nhưng chưa kịp trao cho con thì ông hy sinh.
  • C. Bé Thu “nói trổng” và thế hiện thái độ không tốt với ông Sáu.
  • D. Ông Sáu sau tám năm xa cách trở về gặp con nhưng đứa con không nhận mặt cha và ông Sáu trở lại chiến trường, làm cho con chiếc lược ngà nhưng chưa kịp trao cho con thì ông hy sinh.

Câu 14: Câu văn “Xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ tám tuổi cắt tóc ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà, đoán biết là con, không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến tôi bị chới với” nói lên tâm trạng gì của ông Sáu?

  • A. Vội vàng, cuống quýt muốn được gặp con.
  • B. Yêu thương, mong nhớ con đến da diết.
  • C. Ân hận vì đã xa nhà quá lâu, không chăm sóc cho vợ con.
  • D. Sợ không đủ thời gian ở bên con vì chỉ được nghỉ phép ba hôm.

Câu 15: Phép so sánh trong câu văn sau có tác dụng gì?

“Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy.

  • A. Nhấn mạnh sự tủi hổ của ông Sáu.
  • B. Nhấn mạnh nỗi cô đơn của ông Sáu.
  • C. Nhấn mạnh nỗi đau đớn của ông Sáu.
  • D. Nhấn mạnh nỗi tức giận của ông Sáu.

Câu 16: Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng viết cùng thể loại với tác phẩm nào?

  • A. Hoàng Lê nhất thống chí.
  • B. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
  • C. Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông.
  • D. Làng.

Câu 17: Tình yêu thương con của ông Sáu còn như một lời khẳng định cho điều gì?

  • A. Khẳng định tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn.
  • B. Bom đạn của kẻ thù chỉ có thể hủy diệt được sự sống của con người, còn tình cảm của con người – tình phụ tử thiêng liêng thì không bom đạn nào có thể giết chết được. 
  • C. Tình cảm gia đình thiêng liêng, sâu nặng không gì có thể chia cách được, xa nhau rồi cũng sẽ quay trở về bên nhau.
  • D. Trẻ em chính là nạn nhân của chiến tranh, chịu nhiều mất mát, đau thương nhất.

Câu 18: Tình cảm nào không được đề cập trong văn bản Chiếc lược ngà?

  • A. Tình cha con thắm thiết, cao đẹp.
  • B. Tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng.
  • C. Tình yêu lứa đôi.
  • D. Tình cha con thắm thiết, cao đẹp và tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng.

Câu 19: Tại sao người đọc biết được truyện Chiếc lược ngà viết về vùng đất Nam Bộ?

  • A. Nhờ tên tác giả.
  • B. Nhờ tên tác phẩm.
  • C. Nhờ tên các địa danh trong truyện.
  • D. Nhờ tên các nhân vật chính trong truyện.

Câu 20: Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi:

“Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa”.

Việc lặp lại bốn lần “cây lược” trong câu văn trên có tác dụng gì?

  • A. Để nhấn mạnh hình dáng đặc biệt của cây lược.
  • B. Để nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt của cây lược.
  • C. Để nhấn mạnh tình cảm đặc biệt mà người cha gửi gắm vào cây lược.
  • D. Để thể hiện chủ đề của văn bản.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác