Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 9 Cánh diều bài 4: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 cánh diều bài 4: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU: CHIẾC LƯỢC NGÀ
A - MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nêu được nội dung bao quát của văn bản; xác định được lời người kể chuyện, lời nhân vật, đối thoại và độc thoại.
- Bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
- Nhận biết vai trò của người đọc và bối cảnh tiếp nhận đối với việc đọc hiểu văn bản truyện.
B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN
1. Tác giả
- Nguyễn Quang Sáng (1932 – 2014) quê ở Chợ Mới, An Giang.
- Ông chuyên viết về cuộc sống và con người Nam Bộ với lối viết giản dị, mộc mạc nhưng sâu sắc, đậm đà chất Nam Bộ.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: “Đất lửa”, “Câu chuyện bên trận địa pháo”, “Cái áo thằng hình rơm”…
2. Tác phẩm
- Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, thời kì kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt.
- Đoạn trích trong SGK thược phần giữa của truyện.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Nhan đề, cốt truyện, ngôi kể và tình huống truyện trong tác phẩm Chiếc lược ngà.
a. Tóm tắt truyện
Ông Sáu đã rời nhà để tham gia chiến đấu khi con gái còn nhỏ. Suốt thời gian ở chiến trường, ông luôn nhớ về con gái. Khi ông có cơ hội về nhà, ông mong được gặp con, nhưng con gái lại không nhận ra ông vì vết thương của chiến tranh. Ông cố gắng gần gũi với con nhưng không thành công. Trước khi ông phải quay trở lại chiến trường, ông đã tặng con một chiếc lược làm từ vỏ đạn để giữ lời hứa. Nhưng ông đã hy sinh trên chiến trường trước khi kịp đưa chiếc lược đến tay con.
b. Nhan đề
- Nhan đề liên quan đến chi tiết “chiếc lược ngà” trong tác phẩm, tạo nên sự phát triển của các tình tiết trong truyện, là nhịp cầu nối hiện tại với quá khứ và gắn kết các nhân vật trong tác phẩm.
- Từ đồ vật → kỉ vật → biểu tượng của tình đồng chí đồng đội, tình cha con mãnh liệt, thiêng liêng, bất diệt trong cảnh ngộ éo le. => Nhan đề góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm.
c. Ngôi kể
- Ngôi thứ nhất – người kể chuyện là bác Ba, bạn chiến đấu thân thiết của ông Sáu.
- Là người chứng kiến đầy đủ các sự việc, giúp cho sự việc được kể chi tiết, chân thực, dễ dàng bộc lộ cảm xúc.
d. Tình huống truyện
- Trong văn bản Chiếc lược ngà có 2 tình huống:
+ Tình huống 1: Cuộc gặp gỡ của hai cha con ông Sáu sau tám năm xa cách nhưng bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra thì ông Sáu lại phải lên đường ra chiến trường.
+ Tình huống 2: Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và lòng mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái.
=> Nhận xét: Tình huống éo le, chứa đựng nhiều yếu tố gây bất ngờ. Nhà văn muốn khẳng định và ngợi ca tình cha con thiêng liêng, sâu nặng như một giá trị nhân bản sâu sắc. Tình cảm ấy càng cao đẹp trong hoàn cảnh chiến tranh.
2. Nhân vật trong văn bản Chiếc lược ngà
a. Nhân vật bé thu
- Trước khi nhận ông Sáu là cha:
+ Không dễ dàng chấp nhận một người lạ với vết thẹo trên mặt gọi mình là con.
+ Thu cá tính, bướng bỉnh, cứng đầu…
- Sau khi nhận ông Sáu là cha: thương ba gấp bội bởi lần này ra chiến trường không biết khi nào sẽ gặp lại, em càng mong đến ngày được đoàn tụ và gửi gắm mong ước ấy vào chiếc lược ngà.
b. Nhân vật ông Sáu
Ông Sáu được khắc họa chân thực, xúc động với tình yêu con thiêng liêng, cao đẹp. Nhà văn ca ngợi tâm hồn người lính chống Mỹ kiên cường, anh dũng mà sâu nặng nghĩa tình.
IV. TỔNG KẾT
1. Nội dung
- Ca ngợi tình cha con thắm thiết, sâu nặng như một giá trị nhân bản sâu sắc, tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn.
- Tố cáo tội ác chiến tranh khiến gia đình li tán, không được hưởng hạnh phúc trọn vẹn.
2. Nghệ thuật
- Tạo tình huống éo le.
- Có cốt truyện mang yếu tố bất ngờ.
- Lựa chọn người kể chuyện là bạn của ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 9 CD bài 4: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 cánh diều bài 4: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), Ôn tập Ngữ văn 9 cánh diều bài 4: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận