Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều tập 1 Ôn tập bài 3: Văn bản thông tin (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều Ôn tập bài 3: Văn bản thông tin (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

 

Câu 1: Theo Luật di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh là gì?

  • A. Là những cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc là địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học.
  • B. Là những địa điểm có giá trị lịch sử gắn liền với một sự kiện trọng đại của dân tộc.
  • C. Là những cảnh quan thiên nhiên đẹp, có giá trị du lịch cao.
  • D. Là những công trình kiến trúc gắn với tên tuổi của một vị anh hùng dân tộc.

Câu 2: Vịnh Hạ Long được Hội đồng Di sản thế giới ghi nhận vào danh mục di sản thế giới vào khoảng thời gian nào?

  • A. 14-12-1994.
  • B. 14-2-1994.
  • C. 14-1-1994.
  • D. 14-12-1984.

Câu 3: Thông tin văn bản Vịnh Hạ Long – một kì quan thiên nhiên độc đáo và tuyệt mĩ được trình bày theo trật tự nào?

  • A. Không gian.
  • B. Thời gian.
  • C. Nguyên nhân – kết quả.
  • D. Phân loại đối tượng.

Câu 4: Vẻ đẹp và cái thú ở Hạ Long được khắc họa theo trình tự nào?

  • A. Không gian.
  • B. Thời gian.
  • C. Nguyên nhân – kết quả.
  • D. Phân loại đối tượng.

Câu 5: Việc trích dẫn bài thơ Vân Đồn của Nguyễn Trãi có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Khẳng định vẻ đẹp của vịnh Hạ Long đã làm say đắm lòng người qua nhiều thế kỉ, cả cố nhân và người đương thời đều phải công nhận vẻ đẹp nơi đây.
  • B. Để bài viết thêm phần thi vị.
  • C. Để bài viết thêm phong phú về mặt diễn đạt, sử dụng thơ như một dẫn chứng để thuyết phục người đọc.
  • D. Khẳng định quá trình hình thành vịnh Hạ Long, là một danh lam thắng cảnh lâu đời.

Câu 6: Vẻ đẹp kì diệu và hiếm có của vịnh Hạ Long được tạo nên từ những yếu tố nào?

  • A. Đá, nước.
  • B. Hang động, đảo đá.
  • C. Cây cối và hệ sinh thái dưới nước.
  • D. Đá, nước và bầu trời.

Câu 7: Trong văn bản Khám phá kì quan thế giới: Thác I-goa-du, nững ngọn thác của I-goa-du được so sánh với điều gì?

  • A. Những làn mây trắng buông tỏa từ đỉnh trời.
  • B. Những dải lụa trắng buông tỏa từ đỉnh trời.
  • C. Những mái tóc buông tỏa từ núi rừng.
  • D. Những mái tóc trắng buông tỏa từ đỉnh trời.

Câu 8: Vì sao thác I-goa-du được miêu tả là một “kì quan tạo ra bởi Đức Chúa Trời”?

  • A. Dựa theo truyền thuyết của người Bra-xin.
  • B. Từ năm 1876, trong một cuốn sách nổi tiếng, tác giả An-đrơ Rê-bu-ca đã mô tả thác là “kì quan tạo ra bởi Đức Chúa Trời”.
  • C. Dựa theo một cuốn sách cổ được tìm thấy ở Ác-hen-ti-na.
  • D. Vì ngọn thác rất đẹp tự như được Đức Chúa Trời tạo ra.

Câu 9: Tác giả chủ yếu sử dụng yếu tố nào trong đoạn văn dưới đây?

Tiếng nước gầm thét ào ào như có muôn vàn con quỷ gào thét. Có lẽ, ngoài việc giống về hình dáng, cái kì quan huyệt địa / huyệt thuỷ “Họng quỷ” ấy đang phát ra âm thanh cuồng nộ đến mức “chết danh” thành tên gọi. Cuối cùng, sau khi lùi, lấy đà, vào cua, trong hoàng hôn vàng lênh láng như rót mật, tất cả chúng tôi bất ngờ lao thẳng vào các con thác. Nước từ trời cao đổ xuống như ai đó hắt chậu nước lớn vào cái lá tre trôi trên sông, mà chúng tôi chỉ là lũ kiến bò trên lá mục.

  • A. Thuyết minh.
  • B. Tự sự.
  • C. Biểu cảm.
  • D. Miêu tả.

Câu 10: Câu văn dưới đây sử dụng biện pháp tu từ nào?

Con quỷ “há mồm” như ngậm nước, như phun nước, với đường kính cổ họng của nó đã được đo đạc và công bố trong hồ sơ kì quan thiên nhiên thế giới: cao 82 mét, rộng 150 mét, dài 700 mét.

  • A. Nhân hóa.
  • B. Hoán dụ.
  • C. Liệt kê.
  • D. Điệp.

Câu 11: Cách đặt tên các đề mục trong văn bản Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du có tác dụng gì?

  • A. Bao quát nội dung của từng phần và tăng tính lôi cuốn, kích thích sự tò mò của độc giả.
  • B. Để bài viết thêm thú vị.
  • C. Tăng sức thuyết phục cho luận điểm trong bài viết.
  • D. Tăng tính khách quan cho bài viết.

Câu 12: Đâu khôngphải đặc điểm của văn bản thông tin được thể hiện trong văn bản Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du?

  • A. Nội dung nêu lên vẻ đẹp và giá trị của thác I-goa-du.
  • B. Trình bày theo các phân loại đối tượng.
  • C. Nhan đề nêu tên địa danh thác I-goa-du.
  • D. Sử dụng nhiều từ ngữ thể hiện cảm xúc trong văn bản.

Câu 13: ICF là tên viết tắt của tổ chức nào?

  • A. Hội bảo vệ động vật Quốc tế.
  • B. Hội Sếu Quốc tế.
  • C. Liên Hiệp quốc.
  • D. Tổ chức Y tế thế giới.

Câu 14: Việc sử dụng tên viết tắt của các tổ chức quốc tế có tác dụng gì?

  • A. Làm cho văn bản khoa học hơn.
  • B. Làm cho văn bản hàn lâm hơn.
  • C. Làm cho văn bản ngắn gọn hơn.
  • D. Làm cho văn bản sáng tạo hơn.

Câu 15: Tên viết tắt WTO là của tổ chức quốc tế nào?

  • A. Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
  • B. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc.
  • C. Liên hợp quốc.
  • D. Tổ chức Thương mại Thế giới.

Câu 16: Tên tiếng Việt đầy đủ của OPEC là gì?

  • A. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ.
  • B. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Khoáng sản.
  • C. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Ngoại tệ.
  • D. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Thép.

Câu 17: Hình ảnh dưới đây là biểu tượng của tổ chức nào?

TRẮC NGHIỆM 

 

  • A. WB.
  • B. WHO.
  • C. WTO.
  • D. IMF.

Câu 18: Đâu là điều cần chú ý khi viết tắt tên các tổ chức trên thế giới?

  • A. Viết bằng chữ in hoa.
  • B. Phải gạch chân dưới cụm từ viết tắt đó.
  • C. Phải viết in nghiêng tên viết tắt.
  • D. Viết tắt dựa theo tên tiếng Việt của tổ chức.

Câu 19: Đâu là khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam?

  • A. Langbiang.
  • B. Tây Côn Lĩnh.
  • C. Tà Kóu
  • D. Căn cứ Chàng Riệc.

Câu 20: Loài sếu ở vườn quốc gia Tràm Chim có đặc điểm gì?

  • A. Cao đến trên 1,6 mét.
  • B. Có bộ lông trắng mượt.
  • C. Cổ cao, đầu đỏ, rất chung thủy với nhau.
  • D. Sống theo bầy, nhưng không gần gũi với loài người.

Câu 21: Vì sao đàn sếu lại chọn vùng đất Tam Nông làm nơi sinh sống?

  • A. Vì vùng đất này dồi dào thức ăn.
  • B. Vì đây là vùng đất đảm bảo được sinh thái tự nhiên cân bằng phù hợp với tập tính của loài sếu.
  • C. Vì đây là vùng đất không có sự xuất hiện của con người.
  • D. Vì vùng đất này không có thiên tai, đặc biệt là không có cháy rừng.

Câu 22: Đối với người Việt Nam, sếu gắn liền với điều gì được nhắc đến trong văn bản Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông?

  • A. Lịch sử dân tộc.
  • B. Nguồn cảm hứng thơ ca.
  • C. Văn hóa, tín ngưỡng bản địa.
  • D. Biểu tượng của điện ảnh.

Câu 23: Tác giả đã vận dụng kiến thức của chuyên ngành nào khi viết về loài sếu đầu đỏ?

  • A. Hóa học. 
  • B. Văn học.
  • C. Sinh học.
  • D. Địa lý.

Câu 24: Đâu là khu bảo tồn các loài chim ở Việt Nam?

  • A. Khu bảo tồn Nam Cát Tiên thuộc vườn quốc gia Cát Tiên.
  • B. Khu bảo tồn Hương Nguyên ở Thừa Thiên Huế.
  • C. Vườn quốc gia Bái Tử Long.
  • D. Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng.

Câu 25: Câu văn nào trong đoạn trích dưới đây sử dụng yếu tố miêu tả?

Ngoài “ngôn ngữ” thông tin bằng tiếng kêu, sếu còn có những hành động vận dụng cơ thể như giậm chân, vỗ cánh, dùng mỏ “trang điểm” ngoại hình. Vào mùa sinh sản, sếu còn biết phân chia lãnh thổ cho từng cặp. Tính sếu nóng nảy bất thường. Thức ăn chính của sếu là củ năng và các loài bò sát nhỏ. Sếu sống khoảng 30 năm, đẻ một hoặc hai trứng, ấp từ 28 đến 32 ngày, trứng nở, thường chỉ nở một con. Ngón chân út của sếu ngắn và nhô cao hẳn lên so với các ngón chân khác. Chúng làm tổ trên mặt đất, đầm lầy, nhảy múa với nhau theo cách điệu “luân vũ” thật tuyệt vời. [...] Khi múa, sếu ngẩng cao đầu, xoè cánh chạy vòng tròn rồi cúi đầu nhảy tung lên cao, xoay tròn thân mình rất đẹp. 

  • A. Ngoài “ngôn ngữ” thông tin bằng tiếng kêu, sếu còn có những hành động vận dụng cơ thể như giậm chân, vỗ cánh, dùng mỏ “trang điểm” ngoại hình.
  • B. Thức ăn chính của sếu là củ năng và các loài bò sát nhỏ. Sếu sống khoảng 30 năm, đẻ một hoặc hai trứng, ấp từ 28 đến 32 ngày, trứng nở, thường chỉ nở một con.
  • C. Vào mùa sinh sản, sếu còn biết phân chia lãnh thổ cho từng cặp.
  • D. Khi múa, sếu ngẩng cao đầu, xoè cánh chạy vòng tròn rồi cúi đầu nhảy tung lên cao, xoay tròn thân mình rất đẹp.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác