Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều tập 1 Ôn tập bài 1: Thơ và thơ song thất lục bát (P1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều Ôn tập bài 1: Thơ và thơ song thất lục bát (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Thể thơ Đường luật là gì?
- A. Là thể thơ nổi tiếng trong văn học Việt Nam có từ thời nhà Lý.
B. Là thể thơ nổi tiếng trong văn học Trung Quốc có từ thời nhà Đường sau đó du nhập sang Việt Nam.
- C. Là thể thơ nổi tiếng trong văn học Triều Tiên có từ thời nhà Đường sau đó du nhập sang Việt Nam.
- D. Là thể thơ nổi tiếng trong văn học Nhật Bản có từ thời nhà Đường sau đó du nhập sang Việt Nam.
Câu 2: Thơ Đường luật được viết bằng hai thể nào?
- A. Thất ngôn và bát ngôn.
- B. Ngũ ngôn và nhị ngôn.
C. Thất ngôn và ngũ ngôn.
- D. Thất ngôn và cửu ngôn.
Câu 3: Thất ngôn tứ tuyệt có bố cục như thế nào?
A. Khởi – thừa – chuyển – hợp.
- B. Đề - thực – luận – kết.
- C. Đề - thực – kết – luận.
- D. Khởi – chuyển – thừa – hợp.
Câu 4: Sông núi nước Nam được mệnh danh là gì?
- A. Áng thiên cổ kì bút.
- B. Bản tuyên ngôn có một không hai.
C. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.
- D. Áng thiên cổ hùng văn.
Câu 5: Giá trị tư tưởng nào được phản ánh qua câu thơ “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”?
- A. Nước Nam có hoàng đế, có người làm chủ, là một quốc gia độc lập, tự cường.
- B. Nước Nam là một nước lớn, giàu mạnh không đâu sánh bằng.
- C. Nước Nam có tài nguyên phong phú, được ghi nhận trong sách trời không thể phủ nhận.
D. Nước Nam có bờ cõi riêng đó chính là ý trời, là sự hiển nhiên của vũ trụ, như một định luật chân lý và không ai, không điều gì có thể thay đổi được.
Câu 6: Bài thơ Nam quốc sơn hà đã thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?
- A. Tinh thần tự tôn dân tộc.
- B. Ý thức tự hào về sức mạnh của dân tộc.
- C. Truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
D. Truyền thống yêu nước nồng nàn, luôn ý thức rõ ràng về chủ quyền dân tộc và luôn đồng lòng để chiến đấu chống giặc ngoại xâm.
Câu 7: Tác phẩm nào dưới đây được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam?
- A. Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945.
B. Bình Ngô đại cáo.
- C. Hịch tướng sĩ.
- D. Thiên đô chiếu.
Câu 8: Đâu là đặc điểm của thể thơ song thất lục bát?
A. Mỗi khổ gồm bốn dòng thơ: một cặp thất ngôn và một cặp lục bát.
- B. Là thể thơ kết hơp giữa thơ ngũ ngôn và thơ lục bát.
- C. Bị giới hạn số lượng câu thơ nhất định trong một bài thơ.
- D. Ngắt nhịp tự do, không có nguyên tắc.
Câu 9: Thể thơ lục bát thường được dùng trong những trường hợp nào?
- A. Tạo nên những bài thơ vừa và ngắn.
- B. Kể những câu chuyện dài, bao quát một khoảng thời gian và không gian rộng lớn với nhiều sự kiện, nhân vật.
- C. Tạo nên những bài thơ dài, những câu chuyện gói gọn trong một khoảng thời gian nhất định
D. Tạo nên những bài thơ vừa và ngắn và kể những câu chuyện dài, bao quát một khoảng thời gian và không gian rộng lớn với nhiều sự kiện, nhân vật.
Câu 10: Bài thơ nào dưới đây không được viết bằng thể song thất lục bát?
A. Đoạn trường tân thanh.
- B. Chinh phụ ngâm.
- C. Cung oán ngâm.
- D. Tì bà hành.
Câu 11: Chủ đề của bài thơ Khóc Dương Khuê là gì?
- A. Tình yêu lứa đôi.
- B. Tình đồng chí, đồng đội.
- C. Tình yêu nước.
D. Tình bạn.
Câu 12: Hai câu thơ dưới đây miêu tả tâm trạng nào của Nguyễn Khuyến trong bài “Khóc Dương Khuê”?
Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
- A. Tâm trạng nhớ nhung người bạn quá cố.
- B. Tâm trạng mong chờ được gặp lại người bạn cũ sau nhiều năm xa cách.
C. Tâm trạng bàng hoàng, thể hiện sự buồn thương của Nguyễn Khuyến khi hay tin người bằng hữu qua đời vì bệnh
- D. Tâm trạng buồn tủi vì giây phút cuối cùng vẫn không được nói lời tạm biệt người bạn cũ.
Câu 13: Nhận xét về ngôn ngữ của bài thơ Khóc Dương Khuê?
- A. Ngôn ngữ trong sáng, ngọt ngào, giàu tình cảm.
B. Ngôn ngữ bình dị, thân tình, đậm chất suy tưởng, trầm ngâm.
- C. Ngôn ngữ mạnh mẽ, hào sảng, tràn đầy dũng khí.
- D. Ngôn ngữ sang trọng, trau chuốt, nhiều điển tích, điển cố.
Câu 14: Phương thức vay mượn trong cấu tạo chữ Nôm là gì?
- A. Dùng một chữ Hán để ghi một âm tiếng Việt giống với âm Hán Việt của chữ Hán đó.
- B. Dùng một chữ Hán để ghi một âm tiếng Việt gần giống với âm Hán Việt của chữ Hán đó.
C. Dùng một chữ Hán có sẵn để ghi một âm tiếng Việt giống hoặc gần với âm Hán Việt của chữ Hán đó.
- D. Dùng một số chữ Hán có sẵn để ghi một âm tiếng Việt giống hoặc gần với âm Hán Việt của chữ Hán đó.
Câu 15: Chữ Nôm có vai trò như thế nào đối với văn học Việt Nam?
- A. Giúp lưu truyền nhiều tác phẩm văn học dịch từ chữ Hán sang chữ Nôm.
- B. Giúp lưu truyền nhiều tác phẩm văn học ở cả hình thức truyền miệng.
- C. Giúp lưu truyền nhiều tác phẩm văn học ở cả hình thức văn tự.
D. Giúp lưu truyền nhiều tác phẩm văn học ở cả hình thức văn tự và truyền miệng.
Câu 16: Chữ quốc ngữ là gì?
A. Là hệ thống chữ viết ghi âm, dùng các con chữ trong chữ viết Latinh để ghi tiếng Việt.
- B. Là hệ thống chữ viết ghi âm, dùng các con chữ trong chữ Hán để ghi tiếng Việt.
- C. Là hệ thống chữ viết ghi âm, dùng các con chữ trong tiếng Pháp để ghi tiếng Việt.
- D. Là hệ thống chữ viết ghi âm, dùng một số con chữ nhất định trong chữ Nôm kết hợp chữ Latinh để ghi tiếng Việt.
Câu 17: Những nỗ lực cải tiến chữ quốc ngữ trong nhiều thập kỉ qua có mang lại thay đổi nào hay không?
- A. Chưa mang lại kết quả nào.
B. Có thay đổi nhưng không đáng kể.
- C. Thay đổi toàn bộ tiếng Việt.
- D. Có nhiều thay đổi tích cực, thuận tiện hơn cho người học.
Câu 18: Chữ Nôm chưa được thừa nhận là chữ viết chính thức dẫn đến điều gì?
- A. Chữ Nôm dần biến mất.
B. Chữ Nôm khó phát triển và hoàn thiện, chưa được tiêu chuẩn hóa.
- C. Chữ Nôm bị cấm sử dụng ở tầng lớp tinh hoa.
- D. Chữ Nôm không được sử dụng để sáng tác văn học.
Câu 19: Văn học chữ Nôm được phát triển từ cội nguồn nào của dòng chảy văn học?
- A. Văn học chữ Hán.
- B. Văn học Pháp.
C. Văn học dân gian Việt Nam.
- D. Văn học phương Tây.
Câu 20: Bài thơ Phò giá về kinh được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Bài thơ Phò giá về kinh được Trần Quang Khải viết sau khi hộ giá hai vua Trần (Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông) trở lại Thăng Long (ngày 9-7-1285) sau chiến thắng quân Mông Nguyên lần thứ hai.
- B. Bài thơ Phò giá về kinh được Trần Quang Khải viết sau khi hộ giá hai vua Trần (Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông) trở lại Thăng Long sau chiến thắng quân Mông Nguyên lần thứ ba.
- C. Bài thơ Phò giá về kinh được Trần Quang Khải viết sau khi hộ giá hai vua Trần (Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông) trở lại Thăng Long (ngày 9-7-1285) sau chiến thắng quân Mông Nguyên lần thứ nhất.
- D. Bài thơ Phò giá về kinh được Trần Quang Khải viết sau khi hộ giá hai Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông trở lại Thăng Long (ngày 9-7-1285) sau chiến thắng quân Mông Nguyên lần thứ hai.
Câu 21: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ Phò giá về kinh là gì?
- A. Miêu tả.
- B. Tự sự.
- C. Thuyết minh,
D. Biểu cảm.
Câu 22: Bài thơ Phò giá về kinh thể hiện hào khí nào của quân đội nhà Trần?
- A. Hào khí Á Đông.
- B. Hào khí phương Đông.
- C. Hào khí Đông Á.
D. Hào khí Đông A.
Câu 23: Đâu không phải nội dung chính của bài thơ Phò giá về kinh?
- A. Khí thế chiến thắng ngoại xâm của dân tộc ta thời Trần.
- B. Thể hiện khát vọng về đất nước thái bình thịnh trị.
- C. Thể hiện sự sáng suốt của vị cầm quân lo việc lớn.
D. Thể hiện sự căm phẫn trước sự xâm lược của kẻ thù phương Bắc.
Câu 24: Bố cục của bài thơ Phò giá về kinh được chia theo cấu trúc nào?
- A. Đề - thực – luận – kết.
B. Khai – thừa – chuyển – hợp.
- C. Nhị tứ lục phân minh.
- D. Nhất tam ngũ bất luận.
Câu 25: Tác giả đã gửi gắm lời nhắn nhủ nào đến các thế hệ sau qua bài thơ Phò giá về kinh?
- A. Cần phải mạnh mẽ chống lại mọi kẻ thù dù chúng có mạnh đến đâu.
B. Cần bắt tay vào xây dựng cơ đồ, bồi đắp non sông để vững bền mãi ngàn thu.
- C. Cần phải mở rộng lãnh thổ, mở mang bờ cõi nước Nam.
- D. Cần phải đưa đất nước giàu lên thật nhanh.
Câu 26: Bối cảnh sáng tác Chinh phụ ngâm là gì?
A. Thời kì loạn lạc với hai cuộc chiến tranh Lê – Trịnh, Mạc – Nguyễn.
- B. Thời kì quân Nguyên Mông xâm lược Đại Việt.
- C. Thời kì Trịnh – Nguyễn phân tranh.
- D. Thời kì Lê – Trịnh xung đột quyền lực.
Câu 27: Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ được viết theo thể thơ nào?
- A. Thất ngôn bát cú.
- B. Lục bát.
C. Song thất lục bát.
- D. Thất ngôn tứ tuyệt.
Câu 28: Nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ sau?
Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt, trong lòng xiết đâu?
- A. Liệt kê.
B. Nhân hóa.
- C. Hoán dụ.
- D. Trùng điệp liên hoàn.
Câu 29: Cảnh vật qua cái nhìn tâm trạng của người chinh phu được diễn tả như thế nào qua hai câu thơ dưới đây?
Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun
- A. Tâm trạng của con người hoàn toàn phụ thuộc vào dáng vẻ của thiên nhiên, tạo vật.
B. Cảnh vật xung quanh chính là tâm cảnh bởi nó đã được nhìn bởi đôi mắt đẫm lệ, đã nhuốm màu tâm trạng của chủ thể trữ tình.
- C. Con người dường như cũng đồng cảm với thiên nhiên, tạo vật.
- D. Cảnh vật ảnh hưởng rất đến sự biểu lộ tâm trạng của chủ thể trữ tình.
Câu 30: Hình ảnh hoa và nguyệt có ý nghĩa như thế nào trong việc diễn tả tâm trạng của người chinh phu?
A. Khơi sâu thêm nỗi đau về sự lẻ loi, cô độc của người chinh phu nơi khuê phòng.
- B. Khắc họa cảnh vật vào buổi đêm.
- C. Khắc họa nỗi nhớ của người chinh phụ.
- D. Khắc họa tâm trạng chán trường, oán ghét chiến tranh.
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận