Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Cánh diều bài 1 Văn bản 1: Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 cánh diều bài 1 Văn bản 1: Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hai câu thơ dưới đây thuộc phần nào của bài thơ thất ngôn tứ tuyệt?

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư.

  • A. Khai và thừa.
  • B. Chuyển và hợp.
  • C. Khai và chuyển.
  • D. Thừa và hợp.

Câu 2: Giá trị tư tưởng nào được phản ánh qua câu thơ “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”?

  • A. Nước Nam có hoàng đế, có người làm chủ, là một quốc gia độc lập, tự cường.
  • B. Nước Nam là một nước lớn, giàu mạnh không đâu sánh bằng.
  • C. Nước Nam có tài nguyên phong phú, được ghi nhận trong sách trời không thể phủ nhận.
  • D. Nước Nam có bờ cõi riêng đó chính là ý trời, là sự hiển nhiên của vũ trụ, như một định luật chân lý và không ai, không điều gì có thể thay đổi được.

Câu 3: Câu thơ “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm” đã thể hiện cái nhìn như thế nào về những kẻ thù xâm lược Đại Việt?

  • A. Chúng là một lũ man rợ, không đáng tôn trọng khi sang xâm lược nước khác. 
  • B. Chúng là những kẻ mạnh đáng gờm, phải hết sức cẩn thận, không được khinh suất.
  • C. Chúng là những kẻ yếu đuối, không đáng bận tâm.
  • D. Chúng ta những đối thủ rất khó đối phó, gần như không có khả năng đánh bại được giặc phương Bắc.

Câu 4: Bài thơ Nam quốc sơn hà có luật niêm ở những từ ngữ nào?

  • A. Quốc và đẳng.
  • B. Cư và thư.
  • C. Như và hư.
  • D. Nam và đế.

Câu 5: Tinh thần dân tộc được thể hiện như thế nào qua câu thơ “Nam quốc sơn hà, Nam đế cư”?

  • A. Thể hiện sự độc lập sau nhiều thế kỉ bị giặc phương Bắc đô hộ.
  • B. Thể hiện sự quyết tâm bảo vệ cương vực lãnh thổ của dân tộc đến cùng.
  • C. Đề cao tinh thần tự tôn của một dân tộc độc lập và tư tưởng thoát ly khỏi tư duy nước lớn với tư tưởng bành trướng bá quyền của nhà nước phong kiến Trung Quốc, để khẳng định sự độc lập, tự chủ và bình đẳng về phương diện chính trị.
  • D. Thể hiện sự căm phẫn trước kẻ thù lăm le xâm lược bờ cõi nước Nam.

Câu 6: Bài thơ Nam quốc sơn hà gieo vần bằng ở cuối những câu nào?

  • A. 1, 2 và 4.
  • B. 1, 2 và 3.
  • C. 2, 3 và 4.
  • D. 1, 3 và 4.

Câu 7: Câu thơ “Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư” viết theo nhịp nào?

  • A. 4/3.
  • B. 3/4. 
  • C. 2/2/3.
  • D. 3/2/2.

Câu 8: Sông núi nước Nam được mệnh danh là gì?

  • A. Áng thiên cổ kì bút.
  • B. Bản tuyên ngôn có một không hai.
  • C. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.
  • D. Áng thiên cổ hùng văn.

Câu 9: Bài thơ Sông núi nước Nam ghi lại sự kiện nào trong lịch sử?

  • A. Năm 979, hai cha con Đinh Bộ Lĩnh – Đinh Liễn bị ám sát.
  • B. Lê Đại Hành năm 981 trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược đã được hai vị thần sông Như Nguyệt phù trọ, ngâm bài thơ giữa không trung khiến quân giặc tan vỡ.
  • C. Lê Hoàn lên ngôi, xưng Hoàng đế năm 980, lập ra nhà tiền Lê.
  • D. Mùa thu năm 980, lợi dụng tình hình nước ta có khó khăn, nhà Tống một mặt điều động một đạo quân do tướng Hầu Nhân Bảo cầm đầu kéo vào xâm lược nước ta, mặt khác sai Lư Đa Tốn đưa thư sang đe dọa.

Câu 10: Câu thơ “Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư” viết theo nhịp nào?

  • A. 4/3.
  • B. 3/4. 
  • C. 2/2/3.
  • D. 3/2/2.

Câu 11: Thơ Đường luật phải tuân thủ luật nào về thanh điệu?

  • A. Chỉ dùng vần trắc.
  • B. Câu 1 có âm tiết thứ 2 giống với câu 4.
  • C. Chữ thứ 2 của câu thứ 2 thanh trắc thì bài thơ thuộc luật trắc.
  • D. Nhịp 4/3 hoặc 3/2.

Câu 12: Thể thơ Đường luật là gì?

  • A. Là thể thơ nổi tiếng trong văn học Việt Nam có từ thời nhà Lý.
  • B. Là thể thơ nổi tiếng trong văn học Trung Quốc có từ thời nhà Đường sau đó du nhập sang Việt Nam.
  • C. Là thể thơ nổi tiếng trong văn học Triều Tiên có từ thời nhà Đường sau đó du nhập sang Việt Nam.
  • D. Là thể thơ nổi tiếng trong văn học Nhật Bản có từ thời nhà Đường sau đó du nhập sang Việt Nam.

Câu 13: Thơ Đường luật phải tuân thủ luật nào về thanh điệu?

  • A. Chỉ dùng vần trắc.
  • B. Câu 1 có âm tiết thứ 2 giống với câu 4.
  • C. Chữ thứ 2 của câu thứ 2 thanh trắc thì bài thơ thuộc luật trắc.
  • D. Nhịp 4/3 hoặc 3/2.

Câu 14: Bài thơ Sông núi nước Nam được viết theo thể thơ nào?

  • A. Thất ngôn bát cú.
  • B. Lục bát.
  • C. Song thất lục bát.
  • D. Thất ngôn tứ tuyệt.

Câu 15: Thất ngôn tứ tuyệt có bố cục như thế nào?

  • A. Khởi – thừa – chuyển – hợp. 
  • B. Đề - thực – luận – kết.
  • C. Đề - thực – kết – luận.
  • D. Khởi – chuyển – thừa – hợp.

Câu 16: Bài thơ Nam quốc sơn hà gieo vần bằng ở cuối những câu nào?

  • A. 1, 2 và 4.
  • B. 1, 2 và 3.
  • C. 2, 3 và 4.
  • D. 1, 3 và 4.

Câu 17: Bài thơ Nam quốc sơn hà đã thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam?

  • A. Tinh thần tự tôn dân tộc.
  • B. Ý thức tự hào về sức mạnh của dân tộc.
  • C. Truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
  • D. Truyền thống yêu nước nồng nàn, luôn ý thức rõ ràng về chủ quyền dân tộc và luôn đồng lòng để chiến đấu chống giặc ngoại xâm. 

Câu 18: Chân lý lịch sử nào có thể rút ra từ bài thơ Nam quốc sơn hà?

  • A. Cần phải sống hòa hợp, không có chiến tranh thì mới phát triển hưng thịnh.
  • B. Nước lớn sẽ không bao giờ có thể chiếm đoạt được nước nhỏ bằng võ lực.
  • C. Ai đi ngược lại chính nghĩa, dựa vào võ lực để xâm lược, giày xéo dân tộc khác để chiếm đoạt lãnh thổ sẽ đều chuốc lấy bại vong.
  • D. Cần tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, nước lớn phải bảo trợ cho nước nhỏ.

Câu 19: Tác dụng của việc vận dụng học thuyết của phương Bắc mà chúng vô cùng tôn sùng vào bài thơ Nam quốc sơn hà là gì?

  • A. Bài thơ thêm sâu sắc, rung động lòng người.
  • B. Tác động vào nhận thức của chúng, khiến chúng phải lo sợ mà tự phản tỉnh về hành vi xâm lược của mình. 
  • C. Khiến giặc khiếp sợ mà phải tự động rút lui.
  • D. Cổ vũ tinh thần cho quân dân Đại Việt.

Câu 20: Câu thơ “Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư” thể hiện điều gì?

  • A. Sức mạnh của đội quân Đại Việt là không gì có thể ngăn cản nổi.
  • B. Ý chí mạnh mẽ của quân dân Đại Việt quyết tâm quật ngã, đánh đuổi mọi kẻ thù khỏi giang sơn tổ quốc.
  • C. Quân dân Đại Việt đa mưu túc trí, có thể chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.
  • D. Sự thất bại của kẻ thù trước sức mạnh của quân dân Đại Việt.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác