Tắt QC

Trắc nghiệm Toán 7 kết nối bài luyện tập chung trang 58

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 7 bài luyện tập chung trang 58 - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Phần giả thiết: c∩a={A};c∩b={B}, $\widehat{A1}+\widehat{A2}=180^{\circ}$ (tham khảo hình vẽ) là của định lý nào dưới đây?

 

  • A. Nếu hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba tạo thành hai góc ngoài cùng phía bù nhau thì hai đường thẳng đó song song.
  • B. Nếu hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba tạo thành hai góc so le trong bù nhau thì hai đường thẳng đó song song.
  • C. Nếu hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba tạo thành hai góc đồng vị bằng nhau thì hai đường thẳng đó song song.
  • D. Nếu hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba tạo thành hai góc trong cùng phía bù nhau thì hai đường thẳng đó song song.

Câu 2: Cho định lý: Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh đáy và bằng một nửa cạnh đáy. Sắp xếp các bước sau để hoàn thành chứng minh định lý:

Cho tam giác ABC có M là trung điểm của AB, N là trung điểm của AC. Chứng minh MN //BC,MN $=\frac{1}{2}$BC . Ta thực hiện các bước sau:

1) Từ (1) và (2) suy ra MN//BC và .MN=$\frac{1}{2}$BC

2) Xét ΔANM và ΔCNP, ta có:

AN = NC ( N là trung điểm AC )

$\widehat{ANM}=\widehat{CNP}$(hai góc đối đỉnh)

MN = NP ( N là trung điểm của MP)

⇒ΔANM=ΔCNP(c−g−c)

⇒AM=CP ( 2 cạnh tương ứng)

Mà AM = MB ( M là trung điểm của AB) ⇒MB=CP

3) Trên tia đối của NM lấy điểm P sao cho N là trung điểm của MP.

4) Xét  ΔMBP và ΔCPN , ta có:

BP: chung (cmt)

MB = CP (cmt)

⇒ΔMBP=ΔCPN(c−g−c)

⇒$\widehat{MCB}=\widehat{CBP}$ (hai góc tương ứng)

Mà hai góc ở vị trí so le trong ⇒CM//BC hay MN//BC (1)

5) Vì  ΔANM=ΔCNP(c−g−c) (cmt)

 ⇒ (hai góc tương ứng)

Mà hai góc ở vị trí so le trong ⇒AB//CP⇒ (hai góc so le trong)

6) Vì ΔMBP=ΔCPN(c−g−c) ⇒MP=BC ( 2 cạnh tương ứng)

Mà MP = 2MN ( do N là trung điểm của MP)

⇒MN=$\frac{1}{2}$BC (2)

  • A. 3 – 2 – 4 – 5 – 6 – 1 
  • B. 3 – 4 – 2 – 5 – 6 – 1 
  • C. 3 – 2 – 5 – 4 – 6 – 1 
  • D. 3 – 4 – 5 – 2 – 6 – 1 

Câu 3: Cho định lí có giả thiết và kết luận dưới đây. Phát biểu định lí bằng lời

Trắc nghiệm Toán 7 kết nối bài luyện tập chung trang 58

  • A. Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng khác thì chúng song song với nhau;
  • B. Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó vuông góc với đường thẳng còn lại;
  • C. Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng song song song với một đường thẳng khác thì chúng vuông góc với nhau;
  • D. Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng khác thì chúng song song với nhau.

Câu 4: Trong số các câu sau có bao nhiêu câu đúng:

Nếu hai đường thẳng song song bị cắt bởi một đường thẳng thứ ba thì:

(I) Hai góc đồng vị bằng nhau;

(II) Hai góc so le ngoài bằng nhau;

(III) Hai góc trong cùng phía bù nhau;

(IV) Hai góc so le trong bằng nhau.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 5: Cho hình vẽ:

Biết $\widehat{CFE}=55^{\circ},\widehat{E1}=125^{\circ}$, khi đó:

  • A. $\widehat{AEF}=125^{\circ}$
  • B. AB // CD
  • C. Cả A, B đều đúng
  • D. Cả A, B đều sai

Câu 6: Cho hình vẽ dưới đây:

Chọn câu sai:

  • A. a ⊥ b
  • B. $\widehat{A2}=60^{\circ}$
  • C. $\widehat{B2}=120^{\circ}$
  • D. a//b

Câu 7: Cho hình vẽ dưới đây. Tính góc BCD

 

  • A. 70$^{\circ}$
  • B.80$^{\circ}$
  • C. 90$^{\circ}$
  • D. 100$^{\circ}$

Câu 8: Cho hình vẽ dưới đây, biết a//b. Tính x;y 

  • A. $x=80^{\circ};y=80^{\circ}$
  • B. $x=60^{\circ};y=80^{\circ}$
  • C. $x=80^{\circ};y=60^{\circ}$
  • D. $x=60^{\circ};y=60^{\circ}$

Câu 9: Phát biểu định lý sau bằng lời

  • A. Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng phân biệt thì chúng song song với nhau.
  • B. Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng vuông góc với nhau.
  • C. Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
  • D. Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng cắt nhau.

Câu 10: Chứng minh định lí là

  • A. Dùng lập luận để từ giả thiết suy ra kết luận
  • B. Dùng hình vẽ để từ giả thiết suy ra kết luận
  • C. Dùng đo đạc thực tế để từ giả thiết suy ra kết luận
  • D. Cả A, B, C đều sai

Câu 11: Cho hình 21 biết a⊥c và b⊥c, đồng thời $2\widehat{C4}=3\widehat{D5}$ . Tính số đo $\widehat{D5}$

 

  • A. 36$^{\circ}$
  • B. 79$^{\circ}$
  • C. 72$^{\circ}$
  • D. 54$^{\circ}$

Câu 12: Chọn câu đúng:

  • A. Qua điểm A ngoài đường thẳng m, có vô số đường thẳng song song với m
  • B. Qua điểm A ngoài đường thẳng m, có duy nhất một đường thẳng song song với m
  • C. Qua điểm A nằm ngoài đường thẳng d, có hai đường thẳng phân biệt cùng song song với d
  • D. Nếu hai đường thẳng AB và AC cùng song song với đường thẳng d thì hai đường thẳng AB và AC song song với nhau.

Câu 13: Phát biểu định lý sau bằng lời

  • A. Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó vuông góc với đường thẳng kia.
  • B. Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó song song với đường thẳng kia.
  • C. Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó tạo với đường thẳng kia một góc 60$^{\circ}$
  • D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 14: Trong các câu sau, câu nào cho một định lí:

  • A. Đường thẳng nào vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì vuông góc với đường thẳng kia.
  • B. Đường thẳng nào vuông góc với một trong hai đường thẳng cắt nhau thì song song với đường thẳng kia.
  • C. Nếu hai đường thẳng AB và AC cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì hai đường thẳng đó song song.
  • D. Nếu hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì hai đường thẳng đó song song.

Câu 15: Cho hình thang ABCD có cạnh AD vuông góc với hai đáy AB và CD. Số đo góc ở đỉnh B gấp đôi số đo góc ở đỉnh C. Tính số đo các góc của hình thang đó.

  • A. $\widehat{A}=90^{\circ};\widehat{B}=90^{\circ};\widehat{C}=120^{\circ};\widehat{D}=60^{\circ}$
  • B. $\widehat{A}=90^{\circ};\widehat{B}=120^{\circ};\widehat{C}=60^{\circ};\widehat{D}=90^{\circ}$
  • C. $\widehat{A}=90^{\circ};\widehat{B}=120^{\circ};\widehat{C}=90^{\circ};\widehat{D}=60^{\circ}$
  • D. $\widehat{A}=90^{\circ};\widehat{B}=60^{\circ};\widehat{C}=120^{\circ};\widehat{D}=90^{\circ}$

Câu 16: Cho định lí: “Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau”. Chọn câu trả lời đúng:

  • A. GT: Hai đường thẳng phân biệt
  • B. GT: Đường thẳng a và b cùng song song với c
  • C. KL: Đường thẳng a song song với đường thẳng b
  • D. KL: Đường thẳng a và b cùng vuông góc vưới đường thẳng c

Câu 17: Kẻ các tia phân giác Ax, By của một cặp góc so le trong tạo bởi đường thẳng b vuông góc với hai đường thẳng song song c, d. Chọn đáp án đúng:

  • A. $Ax \perp By$
  • B. $Ax \equiv By$
  • C. Ax cắt By 
  • D. Ax // By

Câu 18: Cho hình vẽ dưới đây, biết AB // CD. Tính x, y

  • A. x = 80° ; y = 80°
  • B. x = 60° ; y = 80°
  • C. x = 80° ; y = 60°
  • D. x = 60° ; y = 60°

Câu 19: Cho định lý: “Hai góc  cùng phụ với một góc thứ ba  thì bằng nhau”. Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn tất chứng minh định lý

Ta có: α+φ=...... (do hai góc kề bù)

 ⇒α=....−φ(1)

Ta lại có:β+φ=90° ( do hai góc kề bù)

⇒β=90°−φ (2)

Từ (1) và (2) suy ra: α=β=90°−φ.

  • A. 180°
  • B. 90°
  • C. 50°
  • D. 0°

Câu 20: Cho hai đường thẳng phân biệt a, b cùng vuông góc với đường thẳng c; d là một đường thẳng khác c và d vuông góc với a. Chọn đáp án sai:

  • A. a// d
  • B. a // b
  • C. c // d
  • D. b $\perp $d

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác