Trắc nghiệm Toán 7 kết nối bài 29 Làm quen với biến cố
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 7 bài 29 Làm quen với biến cố - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Biến cố không thể biết trước được chắc chắn có xảy ra hay không xảy ra là:
- A. Hôm nay, Mặt trời mọc phía đông;
B. Khi gieo một con xúc xắc thì sẽ xuất hiện mặt 3 chấm;
- C. Khi gieo một con xúc xắc thì sẽ xuất hiện mặt có số chấm nhỏ hơn 7;
- D. Ngày mai, mặt trời mọc phía tây.
Câu 2: Biến cố ngẫu nhiên là:
- A. Biến cố chắc chắn;
- B. Biến cố không thể;
- C. Biến cố luôn luôn xảy ra;
D. Biến cố không thể biết trước là nó có xảy ra hay không.
Câu 3: Chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp S = {1; 3; 5; 7; 9}.
Biến cố chắc chắn là:
A. Biến cố A: “ Số được chọn là số lẻ”;
- B. Biến cố B: “ Số được chọn là số 1”;
- C. Biến cố C: “ Số được chọn là số chẵn”;
- D. Biến cố D: “ Số được chọn là số 3”.
Câu 4: Một chiếc hộp đựng 3 quả bóng xanh, 4 quả bóng vàng và 5 quả bóng đỏ. Lấy ngẫu nhiên 2 quả bóng từ trong hộp. Cho biến cố X: “Các quả bóng được lấy ra có đủ 3 màu”. Khi đó X là:
- A. Biến cố ngẫu nhiên;
B. Biến cố không thể;
- C. Biến cố chắc chắn;
- D. Đáp án khác.
Câu 5: Biến cố là:
- A. Biến cố không thể;
- B. Các sự kiện, hiện tượng xảy ra trong một phép thử nghiệm;
- C. Các hiện tượng, sự kiện xảy ra trong tự nhiên;
D. Cả B, C đều đúng.
Câu 6: Rút một chiếc thẻ trong một hộp đựng 10 chiếc thẻ (được đánh số từ 1 đến 10). Tập hợp các kết quả làm cho biến cố A: “Chiếc thẻ được rút ra ghi số chia cho 2 dư 1” xảy ra là:
- A. {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10};
- B. {3; 5; 7; 9};
C. {1; 3; 5; 7; 9};
- D. {2; 4; 6; 8; 10}.
Câu 7: Trong một chiếc hộp có bốn tấm thẻ được ghi số 3, 7, 8, 10. Rút ngẫu nhiên 1 tấm thẻ từ trong hộp. Biến cố chắn chắn là:
- A. Rút ngẫu nhiên được thẻ là số chẵn;
- B. Rút ngẫu nhiên được thẻ là số lẻ;
C. Rút ngẫu nhiên được thẻ là số lớn hơn 2;
- D. Rút ngẫu nhiên được thẻ là số nguyên tố.
Câu 8: Biến cố “Ngày mai em sẽ gặp một bạn học sinh sinh năm 1800” là biến cố gì?
- A. Biến cố ngẫu nhiên;
B. Biến cố không thể;
- C. Biến cố chắc chắn;
- C. Biến cố chắc chắn;
Câu 9: Sự kiện nào sau đây không phải là một biến cố ngẫu nhiên?
- A. Gieo xúc xắc xem xuất hiện mặt mấy chấm;
B. Đếm số quả táo trong một chiếc giỏ đựng táo;
- C. Rút thẻ từ trong hộp và đọc số trên thẻ;
- D. Tung một đồng xu xem xuất hiện mặt sấp hay mặt ngửa.
Câu 10: Biến cố chắc chắn là:
A. Trong điều kiện thường, đun nước đến 100°C sẽ sôi;
- B. Khi gieo một con xúc xắc thì mặt 6 chấm sẽ xuất hiện;
- C. Ngày mai sẽ có mưa;
- D. Đến năm 2100, Trái Đất sẽ được người ngoài hành tinh ghé thăm.
Câu 11: Tung ngẫu nhiên hai đồng xu cân đối. Trong các biến cố sau, biến cố nào không là biến cố ngẫu nhiên?
A. “Số đồng xu xuất hiện mặt sấp không vượt quá 2"
- B. “Số đồng xu xuất hiện mặt sấp gấp 2 lần số đồng xu xuất hiện mặt ngửa”;
- C. “Có ít nhất một đồng xu xuất hiện mặt sấp”;
- D. “Số đồng xu xuất hiện mặt ngửa gấp 2 lần số đồng xu xuất hiện mặt sấp”.
Câu 12: Gieo một con xúc xắc hai lần liên tiếp và quan sát số chấm xuất hiện trong mỗi lần gieo. Biến cố “Tổng số chấm xuất hiện trong hai lần gieo chia hết cho 2” là biến cố gì?
- A. Biến cố ngẫu nhiên;
B. Biến cố không thể;
- C. Biến cố chắc chắn;
- D. Các đáp án trên đều đúng.
Câu 13: Gieo hai con xúc xắc và thấy cả hai con xúc xắc đều xuất hiện mặt có số chấm là số chẵn. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn?
A. A: “Tổng số chấm trên cả hai con xúc xắc là số chẵn”;
- B. B: “Tổng số chấm trên cả hai con xúc xắc là một số chia hết cho 5”;
- C. C: “Tổng số chấm trên cả hai con xúc xắc là một số chia 3 dư 1”;
- D. D: “Tổng số chấm trên cả hai con xúc xắc là một số lẻ”.
Câu 14: Gieo một con xúc xắc và thấy xuất hiện mặt 4 chấm. Trong các biến cố sau, biến cố nào không thể xảy ra?
- A. G: “Gieo được mặt có số chấm nhỏ hơn 5”;
- B. H: “Gieo được mặt có số chấm chia hết cho 2”;
C. I: “Gieo được mặt có số chấm chia hết cho 3”;
- D. J: “Gieo được mặt có số chấm lớn hơn hoặc bằng 4”.
Câu 15: Biến cố chắc chắn là
A. biến cố luôn xảy ra;
- B. biến cố không bao giờ xảy ra;
- C. biến cố không thể biết trước nó có xảy ra hay không;
- D. Các đáp án trên đều sai.
Câu 16: Một đại lý bán nước ngọt thống kê lại số thùng nước ngọt các loại mà đại lý đó bán được trong 6 tháng đầu năm. Kết quả được biểu diễn ở biểu đồ sau:
Chọn ngẫu nhiên 1 tháng trong 6 tháng đầu năm để xem kết quả bán được. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn?
- A. D: “Số lượng thùng nước ngọt bán được trong tháng được chọn không vượt quá 250 thùng”;
- B. E: “Số lượng thùng nước ngọt bán được trong tháng được chọn luôn luôn lớn hơn 100 thùng”;
C. F: “Số lượng thùng nước ngọt bán được trong tháng được chọn luôn nhỏ hơn 300 thùng”;
- D. G: “Số lượng thùng nước ngọt bán được trong tháng được chọn bằng 120 thùng”.
Câu 17: Khi gieo một con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên con xúc xắc bé hơn 7 là biến cố gì?
- A. Biến cố ngẫu nhiên;
- B. Biến cố không thể;
C. Biến cố chắc chắn;
- D. Các đáp án trên đều đúng.
Câu 18: Tung một đồng xu 2 lần liên tiếp và ghi lại kết quả. Biến cố nào sau đây không phải là biến cố ngẫu nhiên?
- A. M: “Cả hai lần tung đều xuất hiện mặt sấp”;
- B. N: “ Có ít nhất một lần tung xuất hiện mặt ngửa”;
- C. P: “Hai lần tung có kết quả khác nhau”
D. Q: “Số lần xuất hiện mặt ngửa luôn lớn hơn 2”.
Câu 19: Chọn phát biểu đúng:
- A. Biến cố chắc chắn là biến cố biết trước luôn xảy ra;
- B. Biến cố không thể là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra;
- C. Biến cố ngẫu nhiên là biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không;
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 20: Biến cố không thể là
- A. biến cố luôn xảy ra;
B. biến cố không bao giờ xảy ra;
- C. biến cố không thể biết trước nó có xảy ra hay không;
- D. Các đáp án trên đều sai.
Xem toàn bộ: Giải bài 29 Làm quen với biến cố
Bình luận