Tắt QC

Trắc nghiệm Toán 7 kết nối bài Bài tập cuối chương X

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 7 bài Bài tập cuối chương X - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Một chiếc tủ lạnh có hai ngăn (một ngăn mát và một ngăn đá) và thể tích ngăn đá bằng một nửa ngăn mát. Biết chiếc tủ lạnh này có dạng hình lăng trụ đứng cao 1,8 m với đáy là hình chữ nhật và có các kích thước 0,5 m, 0,7 m. Thể tích của ngăn mát là:

  • A. 0,21 m3;
  • B. 0,42 m3;
  • C. 0,63 m3;
  • D. 0,84 m3.

Câu 2: Chọn câu sai. Hình hộp chữ nhật có:

  • A. 4 đường chéo;
  • B. 8 đỉnh;
  • C. 6 mặt;
  • D. 14 cạnh.

Câu 3: Một khối kim loại có dạng hình lăng trụ đứng đáy là tam giác vuông có kích thước thước hai cạnh góc vuông là 3 dm; 4 dm, cạnh huyền (cạnh đối diện với góc vuông) là 0,5 m. Người ta khoét một lỗ lăng trụ đứng đáy tam giác vuông hai cạnh góc vuông có kích thước là 1,5 dm; 2 dm; cạnh huyền 2,5 dm. Biết khối kim loại dài 0,45 m (hình vẽ).Người ta cần sơn toàn bộ các mặt của khối kim loại. Diện tích bề mặt phải sơn là:

 Trắc nghiệm Toán 7 kết nối bài Bài tập cuối chương X

  • A. 0,81 m2;
  • B. 0,765 m2;
  • C. 0,54 m2;
  • D. 0,495 m2.

Câu 4: Trong các đồ vật sau, vật nào có dạng hình hộp chữ nhật.

  • A. Trắc nghiệm Toán 7 kết nối bài Bài tập cuối chương X
  • B. Trắc nghiệm Toán 7 kết nối bài Bài tập cuối chương X
  • C. Trắc nghiệm Toán 7 kết nối bài Bài tập cuối chương X
  • D. Cả A và C

Câu 5: Hình lập phương A có cạnh bằng $\frac{2}{3}$ cạnh hình lập phương B. Hỏi thể tích hình lập phương A bằng bao nhiêu phần thể tích hình lập phương B?

  • A. $\frac{2}{9}$
  • B. $\frac{27}{8}$
  • C. $\frac{8}{27}$
  • D. $\frac{4}{9}$

Câu 6: Tính thể tích của một hình lăng trụ đứng tam giác có chiều cao bằng 4 dm, đáy là tam giác vuông có hai cạnh góc vuông là 8 cm và 10 cm.

  • A. 1 600 cm3;
  • B. 160 cm3;
  • C. 160 dm3;
  • D. 320 cm3.

Câu 7: Thể tích hình lăng trụ đứng tứ giác có các kích thước như hình vẽ dưới đây là

 Trắc nghiệm Toán 7 kết nối bài Bài tập cuối chương X

  • A. V = 80 cm3;
  • B. V = 18 cm3;
  • C. V = 19 cm3;
  • D. V = 90 cm3.

Câu 8: Một hình hộp chữ nhật có diện tích xung quanh bằng 100 cm$^{2}$, chiều cao bằng 5cm. Tìm các kích thước của đáy để hình hộp chữ nhật có thể tích lớn nhất.

  • A. 8 cm 
  • B. 7 cm   
  • C. 6 cm    
  • D. 5 cm

Câu 9: Một người thuê sơn mặt trong và mặt ngoài của một cái thùng sắt không nắp dạng hình lập phương có cạnh bằng 0,6 m. Biết giá tiền sơn mỗi mét vuông là 22 000 đồng. Hỏi người đó phải trả bao nhiêu tiền?

  • A. 79 200 đồng;
  • B. 72 900 đồng;
  • C. 95 040 đồng;
  • D. 39 600 đồng.

Câu 10: Một hình hộp chữ nhật có diện tích xung quang bằng tổng diện tích hai đáy, chiều cao bằng 6 cm. Một kích thước của đáy bằng 10 cm, tính kích thước còn lại.

Trắc nghiệm Toán 7 kết nối bài Bài tập cuối chương X

  • A. 15 cm   
  • B. 20 cm      
  • C. 25 cm  
  • D. 10 cm 

Câu 11: Trong các hình sau, hình nào không phải là hình lăng trụ đứng tứ giác

  • A. Trắc nghiệm Toán 7 kết nối bài Bài tập cuối chương X
  • B. Trắc nghiệm Toán 7 kết nối bài Bài tập cuối chương X
  • C. Trắc nghiệm Toán 7 kết nối bài Bài tập cuối chương X
  • D. Trắc nghiệm Toán 7 kết nối bài Bài tập cuối chương X

Câu 12: Một chiếc hộp hình lập phương được sơn 4 mặt bên cả mặt trong và mặt ngoài. Diện tích phải sơn tổng cộng là 1 152 cm2. Tính thể tích của hình lập phương đó.

  • A. 1 782 cm3;  
  • B. 1 728 cm3;
  • C. 144 cm3;    
  • D. 1 827 cm3.

Câu 13: Một bể cá dạng hình hộp chữ nhật bằng kính có chiều dài 80 cm, chiều rộng 50 cm. Mực nước trong bể cao 35 cm. Người ta cho vào bể một hòn đá thì thể tích tăng 20000 cm3. Hỏi chiều cao mực nước trong bể khi cho hòn đá vào là bao nhiêu?

  • A. 40 cm;    
  • B. 30 cm;         
  • C. 60 cm;         
  • D. 50 cm.

Câu 14: Tính độ dài của một chiếc hộp hình lập phương, biết rằng diện tích sơn 4 mặt bên của hộp đó là 144 cm2.

  • A. 4 cm;       
  • B. 8 cm;           
  • C. 6 cm;          
  • D. 5 cm. 

Câu 15: Một hình hộp chữ nhật có kích thước của đáy là 10 cm và 15 cm. Biết diện tích xug quang bằng tổng diện tích hai đáy. Độ dài chiều cao là:

  • A. 12 cm   
  • B. 6 cm   
  • C. 8 cm  
  • D. 10 cm  

Câu 16: Cho hình lăng trụ đứng có diện tích xung quanh bằng 168 cm2, chiều cao 7 cm. Khi đó, chu vi đáy của hình lăng trụ đứng là:

  • A. 24 cm;
  • B. 12 cm;
  • C. 3 cm;
  • D. 4 cm.

Câu 17: Cho hình hộp chữ nhật ABCD. A'B'C'D'. Gọi M, N, I, K theo thứ tự là trung điểm AA', BB', CC', DD'. Hãy chọn câu sai

  • A. Bốn điểm M, N, I, K cùng thuộc một mặt phẳng   
  • B. mp (MNIK) // mp (ABCD)      
  • C. mp (MNIK) // mp (A'B'C'D')      
  • D. mp (MNIK) // mp (ABB'A')  

Câu 18: Một căn phòng có dạng là một hình hộp chữ nhật có hai kích thước đáy là 8 m và 5 m, chiều cao là 6 m. Biết cứ 1 m2 thì xây hết 250 viên gạch. Hỏi cần bao nhiêu viên gạch để xây xong bốn bức tường (không tính các cửa) của căn phòng này (biết tổng diện tích cửa bằng 30 m2)?

  • A. 31 500 viên;
  • B. 31 600 viên;
  • C. 31 700 viên;
  • D. 31 800 viên.

Câu 19: Chọn phương án sai

  • A. Hình hộp chữ nhật là hình lăng trụ đứng tứ giác;
  • B. Hình lập phương là hình lăng trụ đứng tứ giác;
  • C. Hình tam giác là hình lăng trụ đứng tam giác;
  • D. Đáp án A và B đúng.

Câu 20: Cho hình hộp chữ nhật ABCD. A'B'C'D' có O và O' lần lượt là tâm ABCD; A'B'C'D'. Hai mp (ACC'A') và mp (BDD'B') cắt nhau theo đường nào?

  • A. OO'
  • B. CC'
  • C. AD
  • D. AO 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác