Tắt QC

Trắc nghiệm Toán 7 kết nối bài Luyện tập chung trang 38

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 7 bài Luyện tập chung trang 38 - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Viết phân số sau dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn (dùng dấu ngoặc để chỉ rõ chu kì): $\frac{1}{9}$

  • A. 0.(1)
  • B. 0.0(1)
  • C. 0.(1)1
  • D. 0.1

Câu 2: Tính chỉ số cân nặng x của bạn Lan bằng phép chia cân nặng cho chiều cao. Biết bạn Lan nặng 46 kg và cao 1,5 m. Chọn đáp án đúng?

  • A. x=30,(6) chỉ số là một số thập phân vô hạn tuần hoàn
  • B. x=30,(6) chỉ số là một số tự nhiên
  • C. x=30,(7) chỉ số là một số tự nhiên
  • D. x=30,(7) chỉ số là một số thập phân vô hạn tuần hoàn

Câu 3: Cho phân số $\frac{15}{x}$. Tìm các số tự nhiên x < 10 để phân số đã cho là số thập phân vô hạn tuần hoàn với chu kì 3.

  • A. 1 , 5, 9
  • B. 6,7,9
  • C. Không tồn tại x thỏa mãn
  • D. 8,5,9

Câu 4: Sử dụng máy tính cầm tay tính $\sqrt{94}$ và làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai?

  • A. 9,7;
  • B. 9,695;
  • C. 9,69;
  • D. 9,610.

Câu 5: Tính $\sqrt{3^{2}}$

  • A. 3
  • B. 9
  • C. -3
  • D. -9

Câu 6: Tính chỉ số cân nặng x của bạn Lan bằng phép chia cân nặng cho chiều cao. Biết bạn Tuấn nặng 55 kg và cao 1,8 m. Chọn đáp án đúng? Làm tròn x đến hàng chục.

  • A. x = 30,67  chỉ số chưa làm tròn là một số thập phân vô hạn tuần hoàn
  • B. x=30,(6) chỉ số chưa làm tròn là một số tự nhiên
  • C. x = 30,56 chỉ số chưa làm tròn là một số thập phân vô hạn tuần hoàn
  • D.  x=30,(7) chỉ số là một số thập phân vô hạn tuần hoàn

Câu 7: Liệt kê tất các số nguyên dương b nhỏ hơn 13 để kết quả của phép chia b : 9 là số thập phân vô hạn tuần hoàn với chu kì 2.

  • A. b= 1,2,3,5,6,7,8,9,11,12
  • B. b = 2, 11
  • C. b = 1,2,3,4,5,6,7,11,12
  • D.b = 1,2,3,4,5,6,7,8,9,11,12

Câu 8: Số nào sau đây là số thập phân vô hạn tuần hoàn?

  • A. $\frac{11}{5}$
  • B. $\frac{37}{15}$
  • C. $\frac{12}{9}$
  • D. $\frac{14}{21}$

Câu 9: Cho tập hợp A viết tập hợp B là tập con của A chỉ chứa các số hữu tỉ?

$A={4.2;2.(531);\sqrt{10};2\frac{1}{3};-\sqrt{\frac{9}{4}}}$

  • A. $B=(4.2;2.(531);\sqrt{10};-\sqrt{\frac{9}{4}})$
  • B. $B=(2.(531);\sqrt{10};2\frac{1}{3};-\sqrt{\frac{9}{4}})$
  • C. $B=(4.2;2.(531);2\frac{1}{3};-\sqrt{\frac{9}{4}})$
  • D. $B=(4.2;2.(531);\sqrt{10};2\frac{1}{3})$

Câu 10: Nhìn thật nhanh xem đâu là số thập phân hữu hạn?

  • A. $\frac{17}{3}$
  • B. $\frac{15}{11}$
  • C. $\frac{5}{9}$
  • D. $\frac{23}{5}$

Câu 11: Có bao nhiêu phần tử của tập hợp $A={x|x\in Z,81\leq (x^{2})\leq 144}$?

  • A. 6;
  • B. 7;
  • C. 8;
  • D. 9.

Câu 12: Cho tập hợp A viết tập hợp B là tập con của A chỉ chứa các số hữu tỉ?

$A=(3.4;1.(231);3\frac{5}{7};6.74283...;-\sqrt{25})$

  • A. B= $(3.4;1.(231);3\frac{5}{7};6.74283...)$
  • B. B= $(1.(231);3\frac{5}{7};6.74283...;-\sqrt{25})$
  • C. B= $(3.4;1.(231);3\frac{5}{7};-\sqrt{25})$
  • D. B= $(3.4;1.(231);6.74283...;-\sqrt{25})$

Câu 13: Hãy so sánh $(-1\frac{4}{5})$ và $(\frac{9}{5})$

  • A. $(-1\frac{4}{5})$ > $(\frac{9}{5})$
  • B. $(-1\frac{4}{5})$ < $(\frac{9}{5})$
  • C. không so sánh được
  • D. $(-1\frac{4}{5})$ = $(\frac{9}{5})$

Câu 14: Tìm x, biết $(x)=\frac{4}{3}$

  • A. $(\frac{4}{3})$
  • B. {-1.(3)}
  • C. $(-1.(3);\frac{4}{3})$
  • D. $(-\frac{3}{4};\frac{3}{4})$

Câu 15: Viết phân số sau dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn (dùng dấu ngoặc để chỉ rõ chu kì): $\frac{1}{99}$

  • A. 0.(1)
  • B. 0.(01)
  • C. 0.(001)
  • D. 0.1

Câu 16: Cho bốn phân số: $\frac{17}{80}; \frac{611}{125};\frac{133}{91};\frac{9}{8}$

Phân số nào trong những phân số trên không viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn?

  • A. $\frac{17}{80}$
  • B. $\frac{611}{125}$
  • C. $\frac{133}{91}$
  • D. $\frac{9}{8}$

Câu 17: So sánh $\frac{133}{91}$ và $\sqrt{2}$

  • A. $\frac{133}{91}$ < $\sqrt{2}$
  • B. $\frac{133}{91}$ > $\sqrt{2}$
  • C. $\frac{133}{91}$ = $\sqrt{2}$
  • D. không so sánh được

Câu 18: Cho phân số $\frac{3}{x}$. Tìm các số tự nhiên X < 10 để phân số đã cho là số thập phân vô hạn tuần hoàn với chu kì 3.

  • A. 9
  • B. 1, 3 , 6
  • C. 7
  • D. 8

Câu 19: Cho tập hợp A viết tập hợp C là tập con của A chỉ chứa các số vô tỉ?

$A=(3.22143...;1.4(21);3\frac{5}{7};\frac{4}{3};-\sqrt{8})$

  • A. $C=(3\frac{5}{7};\frac{4}{3};-\sqrt{8})$
  • B. $C=(3.22143...;-\sqrt{8})$
  • C. $C=(3.22143...;1.4(21);3\frac{5}{7})$
  • D. $C=(1.4(21);3\frac{5}{7};\frac{4}{3})$

Câu 20: Xác định tất cả giá trị của x để $(2x-7)=\sqrt{16}$

  • A. $(\frac{11}{2};1.5)$
  • B. $(5;\frac{3}{2})$
  • C. $(\frac{11}{2};\frac{2}{3})$
  • D. $(\frac{11}{2};-1.5)$

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác