Tắt QC

Trắc nghiệm Toán 7 kết nối bài bài tập cuối chương VIII

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 7 bài bài tập cuối chương VIII - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

 

Câu 1: Vòng tứ kết cuộc thi bơi lội có sáu trường với 8 học sinh đại diện tham gia:

- THCS Nguyễn Huệ: Kiệt

- THCS Nguyễn Khuyến: Long

- THCS Chu Văn An: Nguyên và Đăng

- THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm: Minh

- THCS Lưu Văn Liệt: Thành

- THCS Nguyễn Du: Kha và Bình

Những kết quả thuận lợi cho biến cố “Người chiến thắng không phải đến từ trường THCS Nguyễn Du” là:

  • A. Kiệt, Nguyên, Đăng, Thành, Long, Minh;
  • B. Kiệt, Nguyên, Đăng, Thành, Long, Minh, Kha;
  • C. Kiệt, Nguyên, Đăng, Thành, Long;
  • D. Kha, Long, Nguyên, Đăng, Bình.

Câu 2: Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Xét biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia hết cho 2”. Xác suất của biến cố này là:

  • A. $\frac{1}{2}$
  • B. $\frac{1}{4}$
  • C. $\frac{1}{3}$
  • D. $\frac{1}{5}$

Câu 3: Một nhóm có 3 bạn nữ là: Ánh, Hạnh, Hoa và 4 bạn nam là An, Bình, Dũng, Hùng. Cô giáo gọi ngẫu nhiên một bạn lên bảng làm bài. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố “Học sinh được gọi là học sinh nam”? 

  • A. An; Hạnh, Hoa;
  • B. Bình, Dũng;
  • C. An, Bình, Dũng, Hùng;
  • D. Ánh, Hạnh, Hoa.

Câu 4: Kết quả kiểm tra môn Toán và Ngữ văn của một số học sinh được lựa chọn ngẫu nhiên cho ở bảng sau:

Ngữ văn, Toán

Giỏi

Khá

Trung bình

Giỏi

40

20

15

Khá

15

30

10

Trung bình

5

15

20

Quan sát bảng trên và cách đọc bảng dữ liệu (ví dụ: số học sinh môn Toán có kết quả kiểm tra Khá và môn Ngữ Văn có kết quả kiểm tra Trung bình là 10 học sinh), hãy tính xác suất của biến cố một học sinh được chọn ra một cách ngẫu nhiên có kết quả loại Khá trở lên ở cả hai môn.

  • A. $\frac{9}{17}$
  • B. $\frac{7}{17}$
  • C. $\frac{21}{34}$
  • D. $\frac{7}{34}$

Câu 5: Nếu tung một đồng xu 30 lần liên tiếp có 12 lần xuất hiện mặt ngửa thì xác suất xuất hiện mặt sấp bằng bao nhiêu?

  • A. $\frac{2}{5}$
  • B. $\frac{1}{5}$
  • C. $\frac{3}{5}$
  • D. $\frac{3}{4}$

Câu 6: Đội múa có 1 bạn nam và 5 bạn nữ. Chọn ngẫu nhiên 1 bạn để phỏng vấn. Biết mỗi bạn đều có khả năng được chọn. Tính xác suất của biến cố “Bạn được chọn là nam”.

  • A. 1
  • B. $\frac{1}{5}$
  • C. $\frac{5}{6}$
  • D. $\frac{1}{6}$

Câu 7: Trong hộp có một số bút xanh, một số bút vàng và một số bút đỏ. Lấy ngẫu nhiên 1 bút từ hộp, xem màu gì rồi trả lại. Lặp lại hoạt động trên 40 lần ta được kết quả như sau:

Màu bút

xanh

vàng

Đỏ

Số lần

14

10

16

Tính xác suất của biến cố không lấy ra được bút màu vàng?

  • A. $\frac{1}{4}$
  • B. $\frac{3}{4}$
  • C. $\frac{1}{10}$
  • D. $\frac{9}{10}$

Câu 8: Gieo một con xúc xắc 6 mặt một số lần ta được kết quả như sau:

Mặt

1 chấm

2 chấm

3 chấm

4 chấm

5 chấm

6 chấm

Số lần

8

7

3

12

10

10

Hãy tính xác suất của biến cố “gieo được mặt có số lẻ chấm” trong 50 lần gieo trên.

  • A. $\frac{21}{100}$
  • B. $\frac{11}{25}$
  • C. $\frac{21}{50}$
  • D. $\frac{29}{50}$

Câu 9: Hai túi I và II chứa các tấm thẻ được ghi số 3; 4; 5; 6; 7. Từ mỗi túi rút ngẫu nhiên một tấm thẻ. Xác suất của biến cố "Tích hai số ngẫu nhiên trên hai tấm thẻ lớn hơn 8" bằng

  • A. 0
  • B. $\frac{1}{2}$
  • C. 1
  • D. 0.25

Câu 10: Một xạ thủ bắn 20 mũi tên vào một tấm bia. Điểm số ở các lần bắn được cho bởi bảng sau:

7

8

9

9

8

10

10

9

8

10

8

8

9

10

10

7

6

6

9

9

Xác suất để xạ thủ bắn được 10 điểm là:

  • A. $\frac{1}{4}$
  • B. $\frac{1}{2}$
  • C. $\frac{10}{20}$
  • D. $\frac{7}{20}$

Câu 11: Một hộp có 52 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi các số 1, 2, …, 52; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp. Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số có tổng các chữ số bằng 4”?

  • A. 3;
  • B. 4;
  • C. 5;
  • D. 6;

Câu 12: Cuối tuần, Trung được bố mẹ cho phép đến nhà Thành chơi nhưng con đường Trung thường đi đang sửa chữa nên Trung phải đi đường khác. Giữa đường có 4 ngã rẽ, nhưng chỉ có một ngã dẫn đến nhà Thành, Trung không nhớ cần rẽ ngã nào. Có mấy kết quả có thể khi Trung chọn ngã rẽ?

  • A. 2 kết quả;
  • B. 3 kết quả;
  • C. 4 kết quả;
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 13: Chọn ngẫu nhiên một số trong bốn số 11, 12, 13, 14. Tính xác suất để chọn được số chia hết cho 6.

  • A. $\frac{1}{4}$
  • B. $\frac{1}{2}$
  • C. $\frac{1}{3}$
  • D. $\frac{1}{5}$

Câu 14: Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên gồm 2 chữ số. Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên được viết ra chia hết cho 9”?

  • A. 4;
  • B. 9;
  • C. 12;
  • D. 16.

Câu 15: Trong một hộp có 1 quả bóng xanh và 9 bóng vàng có kích thước giống nhau. An lấy ra đồng thời 2 bóng từ hộp, hỏi có tất cả bao nhiêu kết quả thuận lợi?

  • A. 1;
  • B. 2;
  • C. 3;
  • D. 4;

Câu 16: Tổng hợp kết quả xét nghiệm bệnh viêm gan ở một phòng khám trong một năm ta được bảng sau:

Quý

Số ca xét nghiệm

Số ca dương tính

I

210

21

II

150

15

III

180

9

IV

240

48

Có bao nhiêu quý có xác suất của biến cố “một ca có kết quả dương tính” dưới  $\frac{1}{10}$

  • A. 1;
  • B. 2;
  • C. 3;
  • D. 0.

Câu 17: Biên cố "Ngày mai có mưa rào và giông ở Hà Nội" là

  • A. Biến cố ngẫu nhiên.
  • B. Biến cố chắc chắn.
  • C. Biến cố đồng khả năng.
  • D. Biến cố không thể.

Câu 18: Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có hai chữ số. Những kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên được viết ra là lập phương của một số” là:

  • A. 8, 27, 64;
  • B. 49, 27, 64;
  • C. 12, 27, 64;
  • D. 27, 64.

Câu 19: Biến cố "Nhiệt độ cao nhất trong tháng Sáu năm sau tại Thành phố Hồ Chí Minh là 10$^{\circ}$C" là

  • A. Biến cố chắc chắn.
  • B. Biến cố ngẫu nhiên.
  • C. Biến cố không thể.
  • D. Biến cố đồng khả năng.

Câu 20: Tung ngẫu nhiên hai đồng xu cân đối. Trong các biến cố sau, biến cố nào không là biến cố ngẫu nhiên?

  • A. “Số đồng xu xuất hiện mặt sấp không vượt quá 2"; 
  • B. “Số đồng xu xuất hiện mặt sấp gấp 2 lần số đồng xu xuất hiện mặt ngửa”;
  • C. “Có ít nhất một đồng xu xuất hiện mặt sấp”;
  • D. “Số đồng xu xuất hiện mặt ngửa gấp 2 lần số đồng xu xuất hiện mặt sấp”. 

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác