Tắt QC

Trắc nghiệm Toán 7 kết nối bài luyện tập chung trang 34

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 7 bài luyện tập chung trang 34 - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cho $f(x)=ax^{3}+4x(x^{2}-1)+8;g(x)=x^{3}-4x(bx+1)+c-5$ với a, b, c là hằng số. Xác định a, b, c để f(x) = g(x)

  • A. a = -3, b = 0; c = 13
  • B. a = -3; b = 0; c = 8
  • C. a = -3; b = 0; c = 13
  • D. a = -3; b = 1; c = 13

Câu 2: Biểu thức nào sau đây là biểu thức đại số:

  • A. a + b
  • B. $\frac{2+3y}{3}$
  • C. $x^{2}+3y^{2}-xy+1$
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3: Cho đa thức $H(x)=x^{4}-3x^{3}-x+1$. Tìm đa thức P(x) và Q(x) sao cho  $H(x)-Q(x)=-2x^{3}$

  • A. $x^{4}+x^{3}-x+1$
  • B. $x^{4}-x^{3}-x-1$
  • C. $x^{4}-x^{3}-x+1$
  • D. $-x^{4}-x^{3}-x+1$

Câu 4: Viết biểu thức đại số biểu thị tổng quãng đường đi được của một người, biết rằng người đó đi bộ trong x giờ với vận tốc 4 km/giờ và sau đó đi bằng xe đáp trong y giờ với vận tốc 18 km/giờ

  • A. 4(x + y)
  • B. 22(x + y)
  • C. 4y + 18x
  • D. 4x + 18y

Câu 5: Cho các đa thức $A(x) =2x^{3}-2x^{2}+x-4;B=3x^{3}-2x+3$ và $C(x)=-x^{3}+1$. Hãy tính: A(x) + B(x) + C(x)

  • A. $4x^{3}-2x^{2}+x$
  • B. $4x^{3}+2x^{2}-x$
  • C. $-4x^{3}-2x^{2}-x$
  • D. $4x^{3}-2x^{2}-x$

Câu 6: Cho $f(x) =1+x^{3}+x^{5}+x^{7}+...+x^{101}$. Tính f(1); f(-1)

  • A. f(1) = 101; f(-1) = -100
  • B. f(1) = 51; f(-1) = -49
  • C. f(1) = 50 ; f(-1) = -49
  • D. f(1) = 50; f(-1) = -50

Câu 7: Cho đa thức $H(x)=x^{4}-3x^{3}-x+1$. Tìm đa thức P(x) và Q(x) sao cho $H(x) + P(x) =x^{5}-2x^{2}+2$

  • A. $x^{5}+x^{4}+3x^{3}-2x^{2}+x+1$
  • B. $x^{5}-x^{4}+3x^{3}-2x^{2}+x+1$
  • C. $x^{5}-x^{4}+3x^{3}+2x^{2}+x+1$
  • D. $x^{5}-x^{4}+3x^{3}-2x^{2}-x+1$

Câu 8: Minh mua 4 cuốn sách Toán mỗi cuốn giá x và 3 cuốn sách Văn mỗi cuốn giá y đồng. Biểu thức biểu thị số tiền Minh phải trả là :

  • A. 4x + y (đồng)
  • B. 3x + 4y (đồng)
  • C. 4x + 3y (đồng)
  • D. 4x - 3y (đồng)

Câu 9: Gọi S(x) là tổng của hai đa thức A(x) và B(x). Chọn đáp án đúng:

  • A. Nếu x = a là một nghiệm của B(x) thì a cũng là một nghiệm của S(x).
  • B. Nếu x = a là một nghiệm của A(x) thì a cũng là một nghiệm của S(x).
  • C. Nếu a không là nghiệm của B(x) thì a cũng không là nghiệm của S(x).
  • D. Nếu x = a là một nghiệm của A(x) và B(x) thì a cũng là một nghiệm của S(x).

Câu 10: Một bể đang chứa 120 lít nước, có một vòi chảy được  x lít. Cùng lúc đó một vòi khác chảy từ bể ra. Một phút lượng nước chảy ra bằng 1/2 lượng nước chảy vào. Hãy biểu thị lượng nước trong bể sau khi đồng thời mở cả hai vòi trên sau a phút

  • A. $120+\frac{1}{2}ax$ (lít)
  • B. $\frac{1}{2}ax$ (lít)
  • C. $120-\frac{1}{2}ax$ (lít)
  • D. 120 + ax (lít)

Câu 11: Lập biểu thức tính chu vi hình chữ nhật có chiều dài là a (cm), chiều rộng là b(cm)

  • A. a + b (cm)
  • B. 2a + b (cm)
  • C. a + 2b (cm)
  • D. 2(a + b) (cm)

Câu 12: Mệnh đề : "Tổng của hai số hữu tỉ nghịch đảo của nhau" được biểu thị bởi

  • A. $a+\frac{2}{a}(a\in Q;a\neq 0)$
  • B. $a+a^{2}(a\in Q;a\neq 0)$
  • C. $a+a(a\in Q;a\neq 0)$
  • D. $a+\frac{1}{a}(a\in Q;a\neq 0)$

Câu 13: Viết biểu thức đại số biểu thị tổng quãng đường đi được của một người, biết người đó đi xe buýt trong x giờ với vận tốc 30 km/giờ và sau đó đi bộ trong y giờ với vận tốc 5 km/giờ

  • A. 30(x + y)
  • B. 30x + y
  • C. 30x +5y
  • D. 5x + 30y

Câu 14: Cho các đa thức $A(x) =2x^{3}-2x^{2}+x-4;B=3x^{3}-2x+3$ và $C(x)=-x^{3}+1$. Hãy tính: A(x) - B (x) - C(x)

  • A. $-2x^{2}+3x-8$
  • B. $-2x^{2}+3x+8$
  • C. $2x^{2}+3x-8$
  • D. $-2x^{2}-3x-8$

Câu 15: Cho $f(x)=1+x^{2}+x^{4}+x^{6}+...+x^{2020}$. Tính f(1);f(-1).

  • A. f(1)=1011; f(-1) = -1011
  • B. f(1) = 1011; f(-1) = 1011
  • C. f(1)= 1011; f(-1) =1009
  • D. f(1) = 2021; f(-1)=2021

Câu 16: Trong các biểu thức sau đây, biểu thức nào là đa thức một biến?

  • A. $\frac{x^{2}}{\sqrt{3}}$
  • B. $\sqrt{2x}$
  • C. $(1-\sqrt{2})xy^{3}+2$
  • D. $x+\frac{1}{x}$

Câu 17: Rút gọn và sắp xếp đa thức sau đây theo lũy thừa giảm của biến $F(x)=-2+4x^{5}-2x^{3}-4x^{5}+3x+3$

  • A. $2x^{3}+3x+1$
  • B. $-2x^{3}-3x+1$
  • C. $-2x^{3}+3x+1$
  • D. $-2x^{3}+3x-1$

Câu 18: Rút gọn và sắp xếp đa thức sau đây theo lũy thừa giảm của biến $G(x)=-5x^{3}+4-3x+4x^{3}+x^{2}+6x-3$

  • A. $x^{3}+x^{2}+3x+1$
  • B. $-x^{3}+x^{2}+3x+1$
  • C. $-x^{3}+x^{2}-3x+1$
  • D. $-x^{3}+x^{2}+3x-1$

Câu 19:  Biết rằng hai đa thức $G(x)=x^{2}-3x+2$ và $H(x)=x^{2}+x-6$ có một nghiệm chung. Hãy tìm nghiệm chung đó.

  • A. x = 2
  • B. x = 4
  • C. x = 6
  • D. x = 8

Câu 20: Mệnh đề: "Tích các lập phương của hai số nguyên chẵn liên tiếp" được biểu thị bởi

  • A. $[2n+(2n+3)]^{3},n\in Z$
  • B. $(2n)^{3}+(2n+2)^{3},n\in Z$
  • C. $(2n)^{3}(2n+2),n\in Z$
  • D. $(2n)^{3}(2n+2)^{3},n\in Z$

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác