Lý thuyết trọng tâm toán 7 kết nối bài 29: Làm quen với biến cố

Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 7 kết nối tri thức bài 29: Làm quen với biến cố. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

Biến cố

HĐ1: Các sự kiện, hiện tượng không thể biết trước được chắc chắn có xảy ra hay không xảy ra:

(3) Có 6 cơn bão đổ bộ vào nước ta trong năm tới.

 (1) Mức nước lũ trên sông Hồng trong tháng Bảy sang năm trên mức báo động 3.

(4) Khi gieo hai con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc đều là 6.

HĐ2: Các sự kiện, hiện tượng có thể biết trước được chắc chắn có xảy ra hay không xảy ra:

(2) Ngày mai, Mặt Trời mọc ở phía Tây.

(5) Khi gieo một con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên con xúc xắc bé hơn 7.

=> Kết luận:

- Các hiện tượng, sự kiện trong tự nhiên, cuộc sống được gọi chung là biến cố.

- Biến cố chắc chắn là biến cố luôn xảy ra.

- Biến cố không thể là biến cố không bao giờ xảy ra.

- Biến cố ngẫu nhiên là biến cố không thể biết trước là nó có xảy ra hay không.

?

- Biến cố chắc chắn: 

+ Khi gieo một con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên con xúc xắc bé hơn 7.

- Biến cố không thể:

+ Ngày mai, Mặt Trời mọc ở phía Tây.

- Biến cố ngẫu nhiên: 

+ Khi gieo hai con xúc xắc thì số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc đều là 6.

+ Mức nước lũ trên sông Hồng trong tháng Bảy sang năm trên mức báo động 3.

+ Có sáu cơn bão đổ bộ vào nước ta trong năm tới.

Ví dụ 1: SGK-tr48

Luyện tập 1:

1. 

- Biến cố “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là một số lớn hơn 1" là biến cố chắc chắn. (Vì mọi trường hợp tổng số chấm trên hai con xúc xắc lớn hơn 1).

- Biến cố “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 7" là biến cố ngẫu nhiên. (Vì không biết trước được số chấm sẽ xuất hiện trên hai con xúc xắc; chẳng hạn biến cố trên xảy ra khi số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là (1;6) và không xảy ra khi số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là (2; 4).

2. 

Biến cố “Lấy được quả cầu có ghi số chia hết cho 3” là biến cố chắc chắn. (Vì tất cả các số ghi trên quả cầu đều chia hết cho 3)

Biến cố “Lấy được quả cầu có ghi số chia hết cho 7” là biến cố không thể. (Vì mọi số ghi trên quả cầu đều không chia hết cho 7).

Ví dụ 2: SGK-tr49

Luyện tập 2:

Lý thuyết trọng tâm toán 7 kết nối bài 29: Làm quen với biến cố

- Biến cố C: "Lan quay vào ô có số điểm là số tròn trăm" là biến cố chắc chắn (vì số điểm ở tất cả các ô đều là số tròn trăm).

- Biến cố A: “Lan quay vào ô có số điểm lớn hơn 500 điểm” là biến cố ngẫu nhiên (vì không biết trước được mũi tên sẽ dừng ở ô nào. Chẳng hạn biến cố A xảy ra khi mũi tên dừng ở oo 1000 điểm và không xảy ra khi mũi tên dừng ở ô 400 điểm).

- Biến cố B: "Lan quay vào ô có số điểm nhỏ hơn 100 điểm" là biến cố không thể (Vì không ô nào có số điểm nhỏ hơn 100)

Thử thách nhỏ:

a) Biến cố “Người chơi thẳng” là biến cố chắc chắn khi người chơi luôn lấy được viên bi đỏ từ túi II. Vậy túi II phải chứa toàn viên bi màu đỏ.

b) Biến cố “Người chơi thắng” là biến cố không thể khi người chơi không thể lấy được viên bi đỏ từ túi II. Vậy túi II phải chứa toàn viên bi màu đen.

c) Biến cố “Người chơi thắng” là biến cố ngẫu nhiên khi người chơi có thể thẳng hoặc có thể không thắng, tức là khi người chơi có thể lấy được viên bi đỏ từ túi II. Vậy túi II phải có một số viên bi màu đỏ và một số viên bi màu đen.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức toán 7 KNTT bài 29: Làm quen với biến cố, kiến thức trọng tâm toán 7 kết nối bài 29: Làm quen với biến cố, Ôn tập toán 7 kết nối tri thức bài 29: Làm quen với biến cố

Bình luận

Giải bài tập những môn khác