Trắc nghiệm tiếng Việt 5 kết nối tập 2 Ôn tập tuần 30: Tiếp bước cha ông
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 kết nối tri thức Ôn tập tuần 30: Tiếp bước cha ông có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trần Đại Nghĩa tên khai sinh là gì?
A. Phạm Quang Lễ.
- B. Trần Quang Lễ.
- C. Phạm Đại Nghĩa.
- D. Trần Quang Nghĩa.
Câu 2: Trần Đại Nghĩa học các ngành nào ở Pháp?
A. Kỹ sư cầu cống, điện, hàng không.
- B. Kỹ sư cơ khí, điện tử, quân sự.
- C. Kỹ sư quân sự, hóa học, vũ khí.
- D. Kỹ sư xây dựng, điện, tin học.
Câu 3: Trần Đại Nghĩa được giao nhiệm vụ gì khi về nước?
A. Nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ kháng chiến.
- B. Xây dựng cơ sở hạ tầng.
- C. Dạy học cho các thế hệ trẻ.
- D. Làm giảng viên tại các trường đại học.
Câu 4: Những loại vũ khí mà Trần Đại Nghĩa và đồng nghiệp chế tạo có sức công phá lớn là gì?
- A. Súng trường, súng ngắn, đạn pháo.
B. Súng ba-dô-ca, súng không giật, bom bay.
- C. Súng máy, đạn pháo, lựu đạn.
- D. Súng tiểu liên, đạn lửa, súng cối.
Câu 5: Trần Đại Nghĩa rời bỏ cuộc sống ở nước ngoài để về nước vì lý do gì?
- A. Để học tập thêm.
B. Để phục vụ Tổ quốc.
- C. Để làm việc tại các tổ chức quốc tế.
- D. Để tham gia hoạt động chính trị.
Câu 6: Thế nào là hai cụm chủ vị bao chứa nhau?
- A. Hai cụm chủ vị đó phải tạo nên một câu ghép.
B. Hai cụm chủ vị mà cụm chủ vị này nằm trong cụm chủ vị kia và cụm chủ vị kia bao hàm cụm chủ vị này.
- C. Hai cụm chủ vị quan hệ song song và bình đẳng với nhau trong câu.
- D. Hai cụm chủ vị độc lập với nhau, không có quan hệ về mặt ngữ pháp.
Câu 7: Hai câu đơn: “Mẹ đi làm. Em đi học” được biến đổi thành một câu ghép. Câu ghép nào dưới đây không hợp lý về mặt ý nghĩa?
- A. Mẹ đi làm và em đi học.
- B. Mẹ đi làm còn em đi học.
C. Mẹ đi làm nhưng em đi học.
- D. Mẹ đi làm, em đi học.
Câu 8: Muốn tìm hiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép không dùng quan hệ từ, ta phải làm gì?
- A. Thêm vào câu ghép đó một quan hệ từ và xét quan hệ giữa các vế câu theo quan hệ từ đó.
- B. Tách các vế của câu ghép đó thành những câu đơn rồi xét ý nghĩa của từng câu.
- C. Đặt câu hỏi về ý nghĩa cho mỗi vế của câu ghép đó.
D. Dựa vào tình huống cụ thể khi câu nói ấy xuất hiện.
Câu 9: Câu văn Chỉ trong vài năm, chiến dịch chống thuốc lá này đã làm giảm hẳn số người hút, và người ta đã thấy triển vọng có thể nêu lên khẩu hiệu cho những năm cuối thế kỉ XX: “Một châu Âu không còn thuốc lá” là câu ghép có mấy cụm chủ - vị?
- A. Một cụm
- B. Hai cụm
C. Ba cụm
- D. Bốn cụm
Câu 10: Câu "Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ" (Thanh Tịnh - Tôi đi học) có kiểu cấu tạo nào?
- A. Câu có thành phần trạng ngữ và một cụm chủ vị.
B. Câu có hai cụm chủ vị không bao chứa nhau.
- C. Câu có hai cụm chủ vị bao chứa nhau.
- D. Câu có một cụm chủ vị nằm trong phần trạng ngữ.
Câu 11: Cho đoạn văn sau:
(1) Đèn Am vừa bật lên, một cảnh đẹp kỳ dị đã phơi ngay trước mắt tôi. (2) Lẩn trong sương mù, mấy trăm chiếc thuyền đều lên đèn một lượt. (3) Ngọn đèn xao động trông hơi mờ và xanh nhạt. (4) Thuyền trôi từ từ nên ánh đèn cứ thay đổi chỗ mãi. (5) Trước cảnh xinh đẹp ấy, tôi hối hận đã dám nghi dân làng quên cuộc họp hàng năm.
Em hãy chỉ ra các câu ghép có trong đoạn văn trên.
- A. (1), (2).
B. (1), (4).
C (1), (3).
- D. (1), (2), (4).
Câu 12: Trong đoạn văn nêu ý kiến tán thành, phần giải thích lý do tán thành cần:
- A. Ngắn gọn, không cần lập luận.
B. Logic, có dẫn chứng cụ thể.
- C. Chỉ nêu quan điểm cá nhân.
- D. Không cần có dẫn chứng.
Câu 13: Yếu tố nào sau đây không cần thiết trong đoạn văn nêu ý kiến tán thành?
- A. Lý lẽ thuyết phục.
- B. Dẫn chứng minh họa.
C. Ý kiến phản bác.
- D. Kết luận rõ ràng.
Câu 14: Dẫn chứng trong đoạn văn tán thành cần đảm bảo:
- A. Nhiều và đa dạng.
B. Phù hợp và tiêu biểu.
- C. Độc đáo và mới lạ.
- D. Dài và chi tiết.
Câu 15: Câu chủ đề trong đoạn văn tán thành cần:
- A. Dài và chi tiết.
B. Ngắn gọn, rõ ràng.
- C. Mang tính chất mở.
- D. Có nhiều ý.
Câu 16: Khi viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng, thái độ người viết cần:
- A. Công kích.
B. Khách quan, tôn trọng.
- C. Chủ quan.
- D. Phê phán.
Câu 17: Bài thơ “Bộ đội về làng” sáng tác theo thể thơ nào?
A. Thơ tự do.
- B. Thơ lục bát.
- C. Thơ ngũ ngôn.
- D. Thơ thất ngôn.
Câu 18: Bài thơ "Bộ đội về làng" thể hiện cảm xúc gì của người dân trong làng?
A. Niềm vui mừng, hạnh phúc khi bộ đội trở về.
- B. Nỗi buồn vì chiến tranh.
- C. Sự lo lắng về tương lai.
- D. Tình yêu thương đối với đất nước.
Câu 19: "Nhà lá đơn sơ, nhưng tấm lòng rộng mở" trong bài thơ nghĩa là gì?
A. Nhà cửa của dân làng tuy mộc mạc, đơn sơ nhưng họ rất hiếu khách, nhiệt tình.
- B. Mọi người trong làng đều giàu có và sẵn sàng giúp đỡ.
- C. Người dân trong làng chỉ chăm lo cho gia đình mình.
- D. Người dân trong làng không quan tâm đến các bộ đội.
Câu 20: Bài thơ gợi ý cho em những phẩm chất nào của người lính?
- A. Dũng cảm, yêu nước.
- B. Khiêm tốn, giản dị, hòa đồng.
C. Dũng cảm, yêu nước và khiêm tốn, giản dị, hòa đồng.
- D. Kiên cường, bất khuất, yêu nước.
Câu 21: Câu thơ nào thể hiện sự mong chờ của người dân đối với sự trở về của bộ đội?
A. Các anh đi/ Bao giờ trở lại.
- B. Các anh về mái ấm nhà vui.
- C. Lớp lớp đàn em hớn hở theo sau.
- D. Mẹ già bịn rịn áo nâu.
Câu 22: Chủ đề chính của bài thơ là gì?
- A. Cuộc sống yên bình của làng quê.
B. Tình cảm sâu sắc của người dân với bộ đội.
- C. Cảnh vật thiên nhiên tươi đẹp.
- D. Sự hy sinh của những người lính.
Câu 23: Khi viết về đoạn văn thể hiện tình cảm, cách nào sau đây là phù hợp nhất?
- A. Chỉ sử dụng từ ngữ khoa học, khách quan.
B. Dùng nhiều từ mang tính chất miêu tả, biểu cảm.
- C. Không cần miêu tả chi tiết.
- D. Chỉ nêu sự việc một cách ngắn gọn.
Câu 24: Mục đích chính của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc là gì?
- A. Miêu tả sự vật, hiện tượng.
- B. Kể lại một câu chuyện.
C. Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của người viết về một sự việc.
- D. Đưa ra luận điểm và chứng minh.
Câu 25: Khi viết đoạn văn thể hiện nỗi nhớ về một người thân đã mất, trong các cách diễn đạt sau, cách nào thể hiện chiều sâu cảm xúc tốt nhất?
- A. "Bố đã mất được một năm. Tôi rất buồn và nhớ bố. Mỗi khi nghĩ về bố, tôi lại khóc."
B. "Đã một năm bố đi xa, những bữa cơm vẫn đầy đủ ba bát như xưa. Bát của bố vẫn đặt ở vị trí cũ, nhưng nay chỉ còn lạnh lẽo hơi sương."
- C. "Tôi rất đau buồn khi bố mất. Bố là người tốt, thương yêu gia đình. Giờ không còn bố, tôi thấy trống vắng."
- D. "Bố mất đã một năm. Tôi rất nhớ những kỷ niệm với bố. Mỗi ngày tôi đều thắp hương cho bố."
Câu 26: Đoạn văn biểu cảm sau: "Mưa rơi từng hạt trong chiều thu, lất phất bay như những mảnh tơ trời vương vấn. Lòng tôi chợt thấy bâng khuâng nhớ về một người..." có đặc điểm nghệ thuật nổi bật là gì?
A. Kết hợp giữa tả cảnh và bày tỏ cảm xúc.
- B. Sử dụng biện pháp nhân hóa đơn thuần.
- C. Chỉ tập trung miêu tả ngoại cảnh.
- D. Dùng nhiều từ láy để tạo âm điệu.
Bình luận