Tắt QC

Trắc nghiệm tiếng Việt 5 kết nối tập 1 Ôn tập tuần 15: Nghệ thuật muôn màu

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 kết nối tri thức Ôn tập tuần 15: Nghệ thuật muôn màu có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 6:

Hạt gạo làng ta

(trích)

Hạt gạo làng ta

Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy...

Trần Đăng Khoa

Câu 1: Hai câu thơ: “Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ” sử dụng biện pháp tu từ nào?

  • A. Điệp từ.
  • B. Điệp ngữ.
  • C. So sánh.
  • D. Nhân hóa.

Câu 2: Đoạn thơ có nội dung chính là gì?

  • A. Sự háo hức, mong chờ lúa chín của người nông dân.
  • B. Thời tiết khắc nghiệt của mùa hè.
  • C. Miêu tả sự vất vả, cực nhọc của người nông dân để làm ra hạt gạo quý giá.
  • D. Tình yêu quê hương, làng xóm.

Câu 3: Điệp ngữ nào được sử dụng trong đoạn thơ trên?

  • A. Có.
  • B. Mẹ.
  • C. Mưa tháng ba.
  • D. Bão tháng bảy.

Câu 4: Sự vất vả của người nông dân được miêu tả như thế nào?

  • A. Khó khăn, thiếu thốn.
  • B. Chiến tranh tàn phá.
  • C. Mùa màng thất thu.
  • D. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Câu 5: Đoạn thơ đã gợi ra cho em tình cảm, cảm xúc gì?

  • A. Tình yêu thiên nhiên, tình yêu những điều bình dị của cuộc sống.
  • B. Sự yêu mến mùa hè tươi đẹp.
  • C. Sự ngưỡng mộ kinh nghiệm trồng lúa của người nông dân.
  • D. Sự biết ơn, trân trọng công sức lao động của người nông dân khi làm ra hạt gạo.

Câu 6: Nhận xét về ngôn ngữ của bài thơ?

  • A. Giản dị, gần gũi.
  • B. Trang trọng.
  • C. Nghiêm túc, lạnh lùng.
  • D. Hài hước, dí dỏm.

Câu 7: Điệp ngữ nào trong bài thơ dưới đây nhằm gợi cảm xúc trong lòng người đọc?

Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai

Khỉ mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo

Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm

Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn

Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng.

Sớm mẹ về, thấy khoai đã chín

Buổi mẹ về, gạo đã trắng tinh

Trưa mẹ về, cơm dẻo và ngon

Chiều mẹ về, cỏ đã quang vườn

Tối mẹ về, cổng nhà sạch sẽ.

Mẹ bảo em : Dạo này ngoan thế!

– Không, mẹ ơi! Con đã ngoan đâu!

Áo mẹ mưa bạc màu

Đầu mẹ nắng cháy tóc

Mẹ ngày đêm khó nhọc

Con chưa ngoan, chưa ngoan!

Trần Đăng Khoa

  • A. Em.
  • B. Chưa ngoan.
  • C. Khi mẹ vắng nhà.
  • D. Mẹ về.

Câu 8:Trong bài đọc “Tranh làng Hồ” mỗi lẫn Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, nhân vật tôi đã có cảm xúc như thế nào?

  • A. Nhân vật tôi cảm thấy bồi hồi, xao xuyến trước dịp Tết đến, xuân về.
  • B. Nhân vật tôi cảm thấy phấn khích, vui mừng.
  • C. Nhân vật tôi cảm thấy biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
  • D. Nhân vật tôi cảm thấy ngưỡng mộ đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.

Câu 9:Trong bài đọc “Tranh làng Hồ”, vì sao nhân vật tôi lại cảm thấy biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình?

  • A.  Vì họ đã phản ánh cuộc sống chân thật, giản dị.
  • B.  Vì  họ đã vẽ những cảnh vật thân thuộc của làng quê.
  • C.  Vì kĩ thuật tranh của họ đã đạt đến mức độ sâu sắc, tinh tế.
  • D.  Vì họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.

Câu 10: Những yếu tố nào dưới đây thuộc về mặt nội dung của một bài thơ?

  • A. Từ ngữ.
  • B. Ý nghĩa, thông điệp từ bài thơ.
  • C. Hình ảnh độc đáo.
  • D. Biện pháp tu từ được sử dụng.

Câu 11: Những yếu tố nào dưới đây thuộc về mặt nghệ thuật của một bài thơ?

  • A. Tình cảm của nhà thơ.
  • B. Ý nghĩa bài thơ.
  • C. Thông điệp từ bài thơ.
  • D. Biện pháp tu từ được sử dụng.

Câu 12: Ai là tác giả của câu thơ dưới đây nói về bức tranh Đông Hồ?

“Đì đoẹt ngoài sân tràng pháo chuột

Loẹt lòe trên vách bức tranh gà”

  • A. Tú Xương.
  • B. Nguyễn Dữ.
  • C. Nguyễn Du.
  • D. Xuân Quỳnh.

Câu 13: Trong bài đọc “Tập hát quan họ”, bà Trưởng dạy các liền chị hát điệu quan họ “Giã bạn” ra sao?

  • A. Dạy các chị cách lấy hơi, nhả chữ với giọng thẹn thùng, e ấp.
  • B. Dạy các chị cách lấy hơi, nhả chữ với giọng nồng cháy, thiết tha.
  • C. Hát điệu này phải hát với giọng trầm bổng, thiết tha.
  • D. Hát điệu này phải hát với giọng lưu luyến, dùng dằng, đau đáu.

Câu 14: Trong bài đọc “Tập hát quan họ”, ai là trưởng bè quan họ nữ nổi tiếng?

  • A. Nhân vật tôi.
  • B. Bà Trưởng.
  • C. Bà Trương.
  • D. Bà Trường.

Câu 15: Từ in đậm trong câu văn “Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh  tươi vui” thuộc loại từ nào?

  • A. Động từ.
  • B. Danh từ.
  • C. Tính từ.
  • D. Trợ từ.

Câu 16: Trong bài đọc “Tập hát quan họ”, đâu là ý ĐÚNG nói về trước nhà bà Trưởng?

  • A. Trước nhà có ao rộng thả sen, có vườn trồng táo.
  • B. Trước nhà có ao rộng thả sen, có vườn trồng đào.
  • C. Trước nhà có hồ rộng thả sen, có vườn trồng vải.
  • D. Trước nhà có hồ rộng thả sen, có vườn trồng táo.

Câu 17: Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?

Chợt một tiếng chim kêu:

 - Chíp chiu chiu! Xuân đến!

Tức thì trăm ngọn suối

Nổi róc rách reo mừng

Tức thì ngàn chim muông

Nổi hát ca vang dậy

  • A. Chiu chiu.
  • B. Chim muông.
  • C. Róc rách.
  • D. Tức thì.

Câu 18: Câu văn “Từ những ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ” sử dụng biện pháp tu từ gì?

  • A. Điệp từ.
  • B. Nhân hóa.
  • C. So sánh.
  • D. Liệt kê.

Câu 19: Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây?

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường.

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo.

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi, rừng núi trông theo bóng Người…

  • A. Ông Cụ.
  • B. Nhớ.
  • C. Sương.
  • D. Nhớ, Người.

Câu 20: Kể tên những bức tranh làng Hồ được nhắc tới trong bài đọc “Tranh làng Hồ”?

  • A. Tranh vẽ lợn gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ.
  • B. Tranh vẽ lợn gà, chuột, ếch, cây sung, tranh tố nữ.
  • C. Tranh vẽ lợn gà, chuột, chim, cây dừa, tranh tố nữ.
  • D. Tranh vẽ lợn gà, chó, ếch, cây dừa, tranh tố nữ.

Câu 21:  Trong bài đọc “Tranh làng Hồ”, cuộc sống khi đưa vào tranh Đông Hồ được tác giả nhận xét như thế nào?

  • A. Vui vẻ, sống động.
  • B. Tươi mát, tinh tế.
  • C. Thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà.
  • D. Nhiều mảng màu sắc tươi vui.

Câu 22: Bài thơ Tiếng hạt nảy mầm em đã học truyền tải nội dung, thông điệp nào ý nghĩa?

  • A. Tình yêu với sắc màu cuộc sống mà cô giáo chuyền tải qua hình ảnh.
  • B. Tình yêu thương mà các bạn học sinh dành cho nhau.
  • C. Thế giới ngập tràn sắc màu mà cô giáo chuyền tải qua hình ảnh.
  • D. Tình yêu thương cô giáo dành cho các bạn học sinh khiếm thính và thế giới âm thanh cô chuyền tải qua hình ảnh.

Câu 23: Bài thơ Trước cổng trời em đã có hình ảnh nào đặc sắc, nổi bật?

  • A. Bức tranh bầu trời nơi vùng cao ngút ngàn.
  • B. Bức tranh cuộc sống của các bạn ở vùng cao.
  • C. Bức tranh thiên nhiên đẹp như mơ ở vùng cao ngút ngàn.
  • D. Khung cảnh đi học bình yên của các bạn nhỏ ở vùng cao.

Câu 24: Đoạn văn dưới đây thuộc phần nào trong câu trúc của đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ?

Tôi đã thực sự xúc động khi đọc bài thơ “Ngưỡng cửa” của nhà thơ Vũ Quần Phương với lời thơ giản dị nhưng thật sâu sắc, thấm thía.

  • A. Phần mở đầu.
  • B. Phần kết thúc.
  • C. Phần triển khai.
  • D. Phần mở đầu hoặc kết thúc.

Câu 25: Để đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ hay và hấp dẫn, em nên làm gì?

  • A. Nêu được tình cảm, cảm xúc qua những từ ngữ và câu văn giàu sức biểu cảm.
  • B. Sử dụng nhiều từ ngữ thể hiện cảm xúc.
  • C. Sử dụng nhiều dẫn chứng minh họa.
  • D. Thể hiện được sự hiểu biết về tác giả và bài thơ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác