Tắt QC

Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 kết nối Bài 27: Tranh làng Hồ (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Bài 27: Tranh làng Hồ (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Sự sáng tạo trong tranh làng Hồ được thể hiện qua yếu tố nào?

  • A. Màu sắc đa dạng và sặc sỡ.
  • B. Sự phức tạp và chi tiết.
  • C. Kỹ thuật trang trí tinh tế và sự độc đáo của chất liệu.
  • D. Sự chính xác và chân thực.

Câu 2: Tại sao việc trồng trọt và chăn nuôi được xem là một phần quan trọng trong việc vẽ tranh làng Hồ?

  • A. Vì nó tạo ra một bối cảnh sinh động cho tranh vẽ.
  • B. Vì nó là công việc của các nghệ sĩ làng Hồ..
  • C. Vì nó là nguồn cảm hứng và nội dung chính của các bức tranh
  • D. Vì nó là đề tài phổ biến trong văn hóa dân gian.

Câu 3: Kể tên những bức tranh làng Hồ được nhắc tới trong bài?

  • A. Tranh vẽ lợn gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ.
  • B. Tranh vẽ lợn gà, chuột, ếch, cây sung, tranh tố nữ.
  • C. Tranh vẽ lợn gà, chuột, chim, cây dừa, tranh tố nữ.
  • D. Tranh vẽ lợn gà, chó, ếch, cây dừa, tranh tố nữ.

Câu 4: Mỗi lẫn Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, nhân vật tôi đã có cảm xúc như thế nào?

  • A. Nhân vật tôi cảm thấy bồi hồi, xao xuyến trước dịp Tết đến, xuân về.
  • B. Nhân vật tôi cảm thấy phấn khích, vui mừng.
  • C. Nhân vật tôi cảm thấy biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
  • D. Nhân vật tôi cảm thấy ngưỡng mộ đối với những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.

Câu 5: Tác giả viết bài với mục đích chính là gì?

  • A. Mô tả về quá trình sáng tạo của các nghệ sĩ làng Hồ..
  • B. Chia sẻ kinh nghiệm trong việc vẽ tranh làng Hồ.
  • C. Chia sẻ cảm nhận và sự kính trọng đối với nghệ thuật tranh làng Hồ.
  • D. Quảng cáo và quảng bá về tranh làng Hồ.

Câu 6:  Cuộc sống khi đưa vào tranh Đông Hồ được tác giả nhận xét như thế nào?

  • A. Vui vẻ, sống động.
  • B. Tươi mát, tinh tế.
  • C. Thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà.
  • D. Nhiều mảng màu sắc tươi vui.

Câu 7: Vì sao nhân vật tôi lại cảm thấy biết ơn đối với những người nghệ sĩ tạo hình?

  • A.  Vì họ đã phản ánh cuộc sống chân thật, giản dị.
  • B.  Vì  họ đã vẽ những cảnh vật thân thuộc của làng quê.
  • C.  Vì kĩ thuật tranh của họ đã đạt đến mức độ sâu sắc, tinh tế.
  • D.  Vì họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.

Câu 8: Trong tranh làng Hồ, màu đen được tạo ra từ chất liệu nào?

  • A. Sử dụng sơn màu đen tự nhiên từ cây.
  • B. Luyện bằng bột than của những chất liệu gợi nhắc thiết tha đến đồng quê đất nước.
  • C. Luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu.
  • D.  Sử dụng màu đen từ con mực.

Câu 9: Trong tranh làng Hồ, màu trắng điệp được tạo ra từ chất liệu nào?

  • A. Bột gạo.
  • B. Bột màu.
  • C. Bột lấy từ vỏ sò, vỏ điệp trộn với nước.
  • D. Sơn trắng tổng hợp.

Câu 10: Thuật ngữ "tranh tố nữ" trong bài viết được hiểu như thế nào?

  • A. Tranh vẽ người con trai.
  • B. Tranh vẽ người con gái đẹp.
  • C. Tranh vẽ cảnh tự nhiên.

Câu 11: Tranh làng Hồ có xuất xứ từ đâu?

  • A. Trung Quốc.
  • B. Nhật Bản.
  • C. Hàn Quốc.
  • D. Việt Nam.

Câu 12: Từ bài đọc trên, tác giả đã thể hiện sự ưa thích của mình đối với loại hình nghệ thuật nào?

  • A. Âm nhạc.
  • B. Văn chương.
  • C. Hội họa dân gian, đặc biệt là tranh làng Hồ.
  • D. Kịch nghệ.

Câu 13: Ai là tác giả của câu thơ dưới đây nói về bức tranh Đông Hồ?

“Đì đoẹt ngoài sân tràng pháo chuột

Loẹt lòe trên vách bức tranh gà”

  • A. Tú Xương.
  • B. Nguyễn Dữ.
  • C. Nguyễn Du.
  • D. Xuân Quỳnh.

Câu 14: Câu văn “Từ những ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ” sử dụng biện pháp tu từ gì?

  • A. Điệp từ.
  • B. Nhân hóa.
  • C. So sánh.
  • D. Liệt kê.

Câu 15: Từ in đậm trong câu văn “Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh  tươi vui” thuộc loại từ nào?

  • A. Động từ.
  • B. Danh từ.
  • C. Tính từ.
  • D. Trợ từ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác